16 món dưa ngày Tết muối chua ngọt chuẩn vị giải ngấy đồ chiên rán

30/11/2023

Dưa ngâm chua là món ăn kèm không thể thiếu trên mâm cơm của người Việt. Vào ngày tết, chúng ta thường chế biến các món ăn chứa nhiều đạm, chất béo và ăn dễ ngán, hơn nữa có thể làm bụng đầy hơi và khó tiêu. Vì thế, sự xuất hiện của món dưa ngày tết là cứu cánh hiệu quả cho các vấn đề nêu trên.

1. Món dưa ngày tết cải bẹ muối chua giòn

Là một trong số các món dưa ngày tết quen thuộc có cách làm khá đơn giản và không tốn nhiều công sức. Nguyên liệu cho 1kg cải ngâm chua sẽ bao gồm: muối, đường, nước ấm. Bên cạnh đó, chuẩn bị thêm một hũ nhựa hoặc thủy tinh để ngâm dưa. Đầu tiên, cải tách từng bẹ và cắt thành từng khúc nhỏ khoảng 3-4cm và rửa thật sạch, xếp ra rổ ngay ngắn và mang ra phơi nắng cho cải ỉu mềm. Cải sau khi phơi nắng sẽ cho vào hũ ngâm cùng với nước ấm hòa tan cùng muối và đường. Lưu ý, cải trong quá trình ngâm chua phải ngập dưới nước hoàn toàn để không xảy ra tình trạng nổi váng, hỏng móc, đậy nắp kín trong 3-4 ngày là có thể dùng được.

Món dưa chua được nhiều người nội trợ làm ngay tại nhà

Món dưa chua được nhiều người nội trợ làm ngay tại nhà (Nguồn: amthucit.com)

2. Cách muối dưa góp chua ngọt

Dưa góp chua ngọt sẽ là sự kết hợp lan tỏa hương vị cùng món ăn ngày tết, có cách làm không quá khó và được nhiều chị em lưu lại cho vào thực đơn. Sử dụng nguyên liệu rau củ quả tươi sạch: cà rốt, củ cải trắng, nước, đường, giấm, nước mắm,… Các thành phần cà rốt, củ cải sẽ được gọt vỏ, rửa sạch, cắt sợi dài và để vào rổ cho ráo hết nước. Chuẩn bị một bát lớn hòa tan nước, đường, muối, nước mắm và khuấy đều, sau đó ngâm củ cải và cà rốt ngập với hỗn hợp nước đã làm ở trên, đậy kín nắp và cho vào ngăn mát tủ lạnh trong 3 ngày là bạn có ngay một đĩa dưa góp chua ngọt với cách làm dưa món ăn tết đơn giản tại gia rồi.

Bữa cơm ngày tết thêm đa dạng, nhiều màu sắc với dưa góp chua ngọt

Bữa cơm ngày tết thêm đa dạng, nhiều màu sắc với dưa góp chua ngọt (Nguồn: 24h.com)

3. Dưa leo bao tử muối chua

Thêm một nguyên liệu cho món dưa ngày tết mà bạn có thể trổ tài muối chua chính là dưa bao tử hay còn gọi là dưa leo, dưa chuột. Trước hết, dưa bao tử rửa sạch, không gọt vỏ, bạn nên chọn dưa nhỏ và non ăn sẽ ngon hơn, tương tự ớt cũng rửa sạch, bỏ cuống. Tiếp theo, hòa tan 100ml nước sôi với 200ml giấm vị chua thanh, 30gr đường, 10gr muối khuấy đều và để nguội. Sau cùng, xếp dưa và ớt vào lọ thủy tinh, ngâm ngập mặt dưa với hỗn hợp nước đã pha và đậy nắp lọ thật kín. Sau khoảng 2-3 ngày, khi dưa ngâm chuyển sang màu vàng là có thể cho ra dĩa ăn kèm với các món ăn chính.

Tự tay làm món dưa “vạn người mê” với các gia vị và cách làm đơn giản

Tự tay làm món dưa “vạn người mê” với các gia vị và cách làm đơn giản (Nguồn: chiecthiavang.com)

4. Củ kiệu muối chua ngọt

Củ kiệu từ lâu được xem là món truyền thống phải có trong mâm cỗ ngày tết, vì thế bạn có thể chuẩn bị món củ kiệu muối chua ngọt theo công thức sau đây. Theo đó, củ kiệu ngâm với nước tro qua đêm và vớt ra rổ để ráo nước, sau đó tiếp tục ngâm với phèn chua hòa với nước ấm theo tỉ lệ 1:1 để ngoài nắng 4 tiếng. Tiếp đó, kiệu cắt bỏ rễ và lột vỏ bên ngoài rồi cho vào nước vôi trong theo tỉ lệ 1 thìa vôi pha với 1 lít nước trong 2 tiếng. Hoàn thành ngâm kiệu và cho ra nắng phơi cho đến khi bề mặt héo lại. Cuối cùng, xếp củ kiệu vào hũ với công thức một lớp kiệu một lớp đường và đậy kín, để ngoài nắng cho kiệu lên men trong 1 tuần.

Sum vầy gia đình trọn vẹn với đĩa củ kiệu muối chua ngọt

Sum vầy gia đình trọn vẹn với đĩa củ kiệu muối chua ngọt (Nguồn: baomoi.com)

5. Dưa món mặn ngọt

Món dưa ngày tết có hương vị mặn ngọt, giòn giòn ăn kèm với bánh chưng, bánh tét là một đặc trưng bao lâu nay của người Việt. Bước đầu tiên, làm sạch các loại nguyên liệu như: củ kiệu, hành tím, ớt trái, đu đủ, cà rốt, củ cải trắng. Chuẩn bị hỗn hợp nước lạnh và muối để ngâm các thành phần rau củ trong 20 phút rồi vớt ra xả sạch nhiều lần và để thật ráo. Sau đó, đem phơi ngoài nắng khoảng 20 tiếng cho rau củ khô và teo nhỏ lại rồi ngâm với 1 lít nước mắm hòa tan cùng với các loại gia vị tăng hương vị món ăn như: đường cát, muối,… trong hũ thủy tinh sao cho rau củ không nổi lên mặt nước, đậy nắp kín và chờ trong 2-3 ngày là hoàn toàn có thể ăn được.

Món dưa “đưa đũa” mâm cơm tết của người Việt

Món dưa “đưa đũa” mâm cơm tết của người Việt (Nguồn: blog.btaskee.com)

6. Bắp cải muối

Thay vì nấu canh hay các món xào, bạn có thể muối bắp cải với vị cay nhẹ, chua ngọt dùng trong dịp Tết Cổ Truyền. Nguyên liệu chính là bắp cải cắt thành sợi khoảng 5cm và rửa sạch rồi để ráo nước, ớt sừng thì cắt nhỏ và bỏ hạt. Sau khi hoàn tất xử lý nguyên liệu, bạn pha công thức 2 muỗng canh giấm, 2 muỗng canh nước mắm và 1 muỗng canh đường tinh luyện vị ngọt thanh rồi khuấy đều để hòa tan hết, cho hết bắp cải và ớt vào trộn thật đều, có thể dùng ngay sau khi bảo quản qua đêm ở ngăn mát tủ lạnh.

Đa dạng chế biến, ngon miệng ngon mắt với bắp cải muối chua

Đa dạng chế biến, ngon miệng ngon mắt với bắp cải muối chua (Nguồn: baomoi.com)

7. Dưa giá đỗ

Một trong những cách làm dưa món ăn tết phổ biến chống ngấy với các món dầu mỡ, nhiều đạm khá hiệu quả. Xử lý, làm sạch các nguyên liệu cà rốt, giá, hẹ, tỏi, ớt thành nhiều hình dạng khác nhau cho bắt mắt. Sau đó, pha các gia vị theo tỷ lệ 3 muỗng canh đường, 4 muỗng canh nước lọc, 2 muỗng nhỏ muối, 1 muỗng nhỏ giấm rồi nếm thử để vừa vị chua ngọt. Trộn hết nguyên liệu lại với nhau và ngâm cùng hỗn hợp nước đã pha trong 1 ngày. Lưu ý, đậy kín nắp và để nơi thoáng mát.

Chống ngấy các món nhiều đạm, chất béo hiệu quả với dưa giá

Chống ngấy các món nhiều đạm, chất béo hiệu quả với dưa giá (Nguồn: holidaysense.vn)

8. Măng muối chua

Dịp lễ tết, muối chua măng cùng các nguyên liệu rau củ sạch để ăn kèm cùng các món ăn chính thì còn gì tuyệt vời hơn. Cắt mỏng măng và ngâm với nước muối pha loãng, tiếp tục rửa qua 2-3 lần nước cho sạch, tỏi bóc vỏ, ớt cắt vừa ăn tùy theo sở thích. Chuẩn bị hũ thủy tinh sẵn, cho măng, tỏi, ớt ngâm chua cùng 1 muỗng cà phê muối, 50ml nước sôi trong vòng 5 ngày. Bạn có thể chế biến măng chua với nhiều cách: xào, nấu canh hoặc sử dụng như món dưa ngày tết trong mâm cơm gia đình.

9. Muối dưa hành tím

Có nhiều cách làm món dưa hành ngày tết, nhưng với công thức cơ bản sau sẽ giúp bữa ăn gia đình bạn đa dạng hơn. Sau khi mua hành tím về, ngâm liền trong nước vo gạo rồi mới bóc vỏ, rửa thật sạch và để ráo. Chuẩn bị 1 lít nước lọc pha với đường, giấm, muối đun cho sôi và để nguội. Tiếp đến, lọ thủy tinh muối dưa hành nên được tráng qua nước sôi, ngâm hành tím và hỗn hợp đã nấu vào lọ sao cho ngập hết mặt hành. Sau khoảng 7 ngày ngâm là bạn có thể dọn mâm lên cho gia đình thưởng thức.

Dưa hành tím chua chua ngọt ngọt dễ ăn cho cả gia đình

Dưa hành tím chua chua ngọt ngọt dễ ăn cho cả gia đình (Nguồn: youtube.com)

10. Hành tây muối chua ngọt

Tham khảo cách làm món dưa hành ngày tết chỉ với 3 bước thực hiện dễ dàng, cùng nguyên liệu dễ mua trong bí quyết ngay sau đây. Hành tây bóc sạch vỏ, tùy theo sở thích mà cắt miếng vừa ăn, sau đó rửa sạch với nước và vớt để ráo. Công thức cho hỗn hợp hòa tan để muối chua hành tây gồm: 2 muỗng canh đường, 120gr tương ớt, 150ml giấm. Với cách thực hiện như vậy thì chỉ sau 2 giờ cho vào ngăn mát tủ lạnh là có thể thưởng thức ngay.

Hành tây muối chua ngọt dễ ăn, dễ làm và không tốn nhiều thời gian

Hành tây muối chua ngọt dễ ăn, dễ làm và không tốn nhiều thời gian (Nguồn: media.cooky)

11. Cà pháo muối xổi

Cà muối xổi chính là món dưa ngày tết được nhiều người yêu thích, ngon miệng ăn kèm cùng các món chính rất thích hợp trong những ngày se lạnh đầu năm. Làm sạch, cắt bỏ cuống và ngâm cà trong nước sôi để nguội hòa tan 1 muỗng cà phê muối trong 15 phút. Để cà dễ ngấm gia vị và héo nhanh thì nên trụng qua nước sôi. Sau đó, trộn đều cà cùng 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước mắm. Các nguyên liệu riềng, tỏi, ớt sau khi cắt vừa ăn thì cho vào trộn cùng và dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại trong 30 phút thì có thể ăn được rồi đấy.

Cà pháo muối xổi vị chua ngọt hơi cay cay vừa miệng cho ngày đầu năm mới

Cà pháo muối xổi vị chua ngọt hơi cay cay vừa miệng cho ngày đầu năm mới (Nguồn: cooky.vn)

12. Dưa cải thảo muối nhanh

Với cách làm nhanh và tiện lợi trong các món dưa ngày tết, bạn đã có ngay dưa cải thảo muối cực ngon miệng, không tốn nhiều công đoạn phức tạp. Cải thảo sau khi qua xử lý, làm sạch thì đảo đều với muối để trong khoảng 30 phút, cùng đó hành lá cắt nhỏ, tỏi và gừng gọt vỏ rồi bào nhỏ. Tiếp đó, cải sau 30 phút ngâm muối dùng tay vắt nước cho thật ráo rồi cho vào bát lớn trộn đều với gừng, tỏi, đường trắng, tương ớt, giấm, hành lá. Sau cùng cho tất cả vào hũ thủy tinh, đậy nắp kín và để chỗ thoáng mát 1 ngày là có thể thưởng thức.

Giải ngấy ngày tết với cải thảo muối nhanh

Giải ngấy ngày tết với cải thảo muối nhanh (Nguồn: buanhocduong.com)

13. Su hào muối ghém

Là một món dưa chua dễ làm, có thể dọn ăn liền ngay sau khi chế biến. Chuẩn bị 2 củ su hào non và 2 quả ớt ngọt làm sạch rồi cắt sợi, các nguyên liệu khác cần có như: tỏi băm, nước mắm, tiêu, đường nâu, chanh, rau răm cắt nhỏ. Bước tiếp theo cho su hào, ớt ngọt cùng các gia vị trên vào bát rồi trộn thật đều tay, để nghỉ trong 10 phút cho thấm gia vị và dọn lên mâm cơm ăn kèm trong bữa ăn.

Su hào muối ghém lạ miệng, đỡ ngán khi ăn kèm món dầu mỡ

Su hào muối ghém lạ miệng, đỡ ngán khi ăn kèm món dầu mỡ (Nguồn: youtube.com)

14. Cà rốt muối

Các thực phẩm ngon, chất lượng cần thiết để chế biến cho món cà rốt muối gồm: 1 củ cà rốt gọt sạch vỏ và cắt tạo hình tròn bông hoa, 2 muỗng cà phê mật ong, 2 muỗng canh muối, 2 muỗng cà phê ớt bột, 6 quả ớt chuông cắt nhỏ bỏ hạt, 1 lá quế, 1 củ hành tây bóc vỏ cắt hình vòng tròn, 6 củ tỏi. Sau khi xử lý xong nguyên liệu thì đun sôi trong lửa vừa cho đến khi chuyển màu, để nguội và giữ trong lọ thủy tinh bảo quản ngăn mát tủ lạnh ăn dần.

Cà rốt muối ăn kèm với món chính như món rau ghém

Cà rốt muối ăn kèm với món chính như món rau ghém (Nguồn: afamilycdn)

15. Rau cần bắp cải muối

Món dưa ngày tết không thể thiếu rau cần bắp cải muối, nên chọn rau cần thân có màu xanh đậm thì sau khi muối sẽ giòn hơn, cùng đó là loại rau củ: bắp cải trắng, rau răm, ớt trái, hành lá, hành tím làm sạch và cắt nhỏ, cho tất cả vào lọ thủy tinh có nước muối chua sao cho ngập hết nguyên liệu, đậy kín lọ và bảo quản nơi thoáng mát.

Thơm ngon, lạ miệng với món dưa rau cần bắp cải muối

Thơm ngon, lạ miệng với món dưa rau cần bắp cải muối (Nguồn: dienbien.tintuc.vn)

16. Dưa rau muống

Cuối cùng trong danh sách chính là dưa rau muống mà ai cũng có thể làm được dễ dàng với công thức đơn giản. Rau muống chọn loại cọng to, bỏ lá rửa sạch và trụng sơ qua nước sôi rồi thả ngay vào bát nước lọc, vớt vào rổ để ráo. Pha nước sôi để nguội với đường, giấm, muối sao cho có vị chua mặn ngọt. Sau đó cho rau muống, tỏi và ớt vào hũ chứa đổ đầy nước vừa pha ngập hết nguyên liệu và đóng nắp chặt kín lại. Sau từ 1-2 ngày dưa chuyển màu vàng, nếm có vị chua nhẹ, ngọt và cay thì có thể ăn được.

Món dưa phổ biến của người Việt

Món dưa phổ biến của người Việt (Nguồn: baomoi.com)

Với 16 món dưa ngày tết chuẩn vị cổ truyền trong bài viết, hy vọng bạn sẽ chế biến được món ăn kèm cho gia đình ngon miệng, vừa vị. Đừng quên mua những giỏ quà tết đẹp và ý nghĩa để tặng bạn bè và người thân với nhiều chương trình hấp dẫn. Chúc bạn có một cái tết vui vẻ và hạnh phúc.

 

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :16 món dưa ngày Tết muối chua ngọt chuẩn vị giải ngấy đồ chiên rán