8 biến chứng hậu quả của bệnh tim mạch nguy hiểm và cách phòng ngừa

30/11/2023

Những bệnh lý về tim mạch mỗi năm cướp đi tính mạng của hàng chục triệu người trên thế giới. Hậu quả của bệnh tim mạch thật sự rất nguy hiểm và vô cùng nặng nề cho mỗi gia đình cũng như toàn xã hội. Tìm hiểu về cách phòng ngừa là việc làm cần thiết, tham khảo bài viết sau.

1. Hậu quả của bệnh tim mạch nguy hiểm như thế nào?

Bệnh tim mạch là bệnh lý nguy hiểm có thể xảy ra ở bất cứ ai, bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, những bệnh tim mạch phổ biến thường gặp ở người lớn tuổi do nhiều nguyên nhân khách quan gây ra. Theo nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới, tim mạch là bệnh lý gây tử vong cao hơn 4 lần so với 3 loại bệnh lý nguy hiểm là lao, sốt rét và HIV/AIDS. Hàng năm trên thế giới có đến hơn 1 triệu trẻ em mắc các triệu chứng dị tật tim bẩm sinh, trong đó Việt Nam chiếm tỷ lệ không nhỏ.

Bệnh lý này gây xơ cứng, hẹp hoặc tắc nghẽn mạch máu sẽ làm gián đoạn quá trình cung cấp oxy đi nuôi cơ thể khiến các cơ quan đình trệ và dần phá hỏng các bộ phận dẫn tới tỷ lệ tử vong cao. Bệnh lý này thường không thể chữa khỏi hoàn toàn mà cần sự theo dõi, điều trị rất tốn thời gian và chi phí kèm theo.

Bệnh tim mạch có nguy hiểm không?

Bệnh tim mạch có nguy hiểm không? (Nguồn: vinmec.com)

2. Các biến chứng của bệnh tim mạch

2.1. Tai biến mạch máu não (đột quỵ)

Đây là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi khiến bệnh nhân nhanh chóng rơi vào hôn mê sâu và tử vong ngay sau đó nếu không được cấp cứu kịp thời. Nhân tố gây bệnh không chỉ là bệnh tim mạch mà còn có thể do bệnh nhân mắc chứng tiểu đường hay tuổi tác cao.

2.2. Huyết áp cao

Chứng cao huyết áp có thể gây tổn thương cho các mạch máu và nhiều cơ quan liên quan như tim, não và thận. Do triệu chứng bệnh thường không rõ ràng nên bệnh nhân cần chuẩn bị sẵn dụng cụ, thiết bị y tế đo huyết áp tại nhà để thường xuyên theo dõi sự lên xuống của huyết áp.

2.3. Bệnh mạch vành

Một trong những bệnh tim mạch phổ biến, nguy hiểm nhất hiện nay phải kể đến bệnh mạch vành. Đây là chứng bệnh gây cứng động mạch vành khiến quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho tim bị đình trệ.

2.4. Bệnh động mạch ngoại biên (PAD)

Bệnh động mạch ngoại biên là tình trạng ách tắc động mạch do các mảng xơ vữa gây ra. Chứng bệnh này làm suy giảm lượng máu đến các chi rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Bệnh lý tim mạch dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh lý tim mạch dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm (Nguồn: ihph.org.vn)

2.5. Xơ vữa động mạch

Hậu quả của bệnh tim mạch nguy hiểm phải kể đến là xơ vữa động mạch. Đây là một trong 13 bệnh lý tim mạch phổ biến ở người cao tuổi hiện nay gây các biến chứng nguy hiểm như tắc mạch chi, nhồi máu não hay nhồi máu cơ tim.

2.6. Suy tim

Suy tim là biến chứng nguy hiểm xảy ra khi tim đã bị tổn thương quá nặng không thể thực hiện chức năng thông thường. Bệnh lý này thường gặp ở người cao tuổi và dẫn đến tỷ lệ tử vong cao.

2.7. Phình mạch

Phình động mạch chủ là một trong những hậu quả của bệnh tim mạch rất nguy hiểm. Bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau nhức dữ dội do tình trạng xơ vữa của động mạch tạo thành cục máu đông tắc nghẽn gây tử vong cao.

2.8. Ngừng tim đột ngột

Ngừng tim đột ngột là một dạng của đột quỵ khi tim ngừng hoạt động khiến quá trình tuần hoàn máu não và cơ quan của cơ thể cũng bị dừng lại. Nếu không cấp cứu kịp thời bệnh nhân sẽ tử vong trong khoảng 5 – 8 phút.

Người cao tuổi thường dễ mắc các chứng bệnh tim mạch

Người cao tuổi thường dễ mắc các chứng bệnh tim mạch (Nguồn: cpcs.vn)

3. Cần làm gì để phòng ngừa hậu quả của bệnh tim mạch

3.1. Thay đổi lối sống lành mạnh

Hạn chế sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá và thiết lập một chế độ ăn ngủ nghỉ điều độ sẽ giúp cải thiện và phòng ngừa những biến chứng về tim mạch hiệu quả.

3.2. Chế độ ăn uống tốt cho tim

Ăn uống chính là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt hệ tim mạch. Để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh bạn nên bổ sung 25 thực phẩm tốt cho tim mạch quen thuộc vào thực đơn hàng ngày.

3.3. Vận động thể dục

Không thể bỏ qua vai trò của việc tập thể dục, thể thao đúng cách trong phòng bệnh lý về tim mạch. Các bài tập vận động như chạy bộ, tập yoga hay tập thể dục nhịp điệu nhẹ nhàng đều rất tốt cho việc tuần hoàn máu và cải thiện chức năng tim hoàn hảo.

3.4. Tầm soát tim mạch định kỳ

Tham khảo và mua ngay các gói khám tim mạch định kỳ là cách tốt nhất giúp bạn phòng tránh những bệnh lý nguy ngại. Ngoài ra, phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn đầu và tìm ra phương hướng điều trị hợp lý còn giúp tiết kiệm chi phí điều trị và đảm bảo cho sức khỏe bản thân.

Tầm soát tim mạch định kỳ phòng bệnh hiệu quả

Tầm soát tim mạch định kỳ phòng bệnh hiệu quả (Nguồn: vinmec.com)

Trên đây là những hậu quả của bệnh tim mạch, các biến chứng và cách phòng tránh tốt nhất. Nhìn chung, căn bệnh này thường biểu hiện không rõ ràng trong giai đoạn đầu nên bạn cần đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ thường xuyên để phát hiện và điều trị bệnh ngay từ giai đoạn đầu tránh những biến chứng đáng tiếc.

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :8 biến chứng hậu quả của bệnh tim mạch nguy hiểm và cách phòng ngừa