Bảo hiểm thai sản cho chồng: Chế độ điều kiện, Thủ tục, Mức hưởng

30/11/2023
Trong trường hợp, nếu người vợ không mua bảo hiểm xã hội thì có áp dụng chế độ bảo hiểm thai sản cho chồng được không? Bài viết dưới đây của Blog Useful sẽ giúp giải đáp rõ ràng và chi tiết hơn về vấn đề trên. Dõi theo nhé.

1. Chế độ bảo hiểm thai sản cho chồng

Hiện nay, có rất nhiều người cứ mãi băn khoăn không biết nam giới có hưởng chế độ bảo hiểm thai sản hay không và nếu có thì điều kiện, mức hưởng… sẽ như thế nào? Thực ra, cũng tương tự như một số lợi ích khi mua gói thai sản cho vợ bầu nếu nam giới đóng BHXH thì sẽ mang lại khá nhiều quyền lợi khi vợ sinh nở.

1.1. Điều kiện để hưởng chế độ bảo hiểm thai sản

Thực ra, ít ai biết rằng, căn cứ dựa vào quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì một trong 6 nhóm đối tượng chính được hưởng chế độ thời kỳ thai sản hoặc hưởng trợ cấp 1 lần chính là lao động nam đang thực hiện đóng BHXH mà có vợ sinh con.

Tuy nhiên, tương tự như lao động nữ, điều kiện để có thể hưởng bảo hiểm thai sản cho nam trong trường hợp người mẹ không mua BHXH mà chỉ có người cha tham gia, cũng là bắt buộc phải đóng đầy đủ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi thực hiện sinh con. Ngoài ra, nếu cả hai vợ chồng đều không tham gia loại bảo hiểm nhà nước như trên thì có thể lựa chọn mua gói bảo hiểm của VBI Caredịch vụ bảo hiểm Bảo Việt trọn gói, PVI… với mức giá khá cạnh tranh mà vô cùng uy tín, chất lượng.

Chế độ bảo hiểm thai sản dành cho nam giới

Chế độ bảo hiểm thai sản dành cho nam giới (Nguồn: kxcdn.com)

1.2. Thời gian nghỉ và lưu ý khi xin nghỉ theo chế độ thai sản

Cũng dựa theo quy định, điều khoản của Luật Bảo hiểm ở nước ta thì thời gian nghỉ theo chế độ bảo hiểm thai sản của chồng khi có vợ sinh con sẽ là 5 ngày nếu vợ đẻ thường, 7 ngày nếu vợ đẻ mổ, bắt buộc bị phẫu thuật hoặc sinh non khi con dưới 32 tuần. Trong trường hợp người vợ đẻ thường 2 em bé thì chồng sẽ được nghỉ 10 ngày, đẻ mổ hoặc phẫu thuật thì nghỉ 14 ngày. Còn nếu đẻ từ 3 em bé trở lên thì cứ mỗi em bé, người cha sẽ được nghỉ thêm 3 ngày. Lưu ý là khoảng thời gian người chồng được nghỉ như vậy sẽ áp dụng tính kể từ khi người vợ đẻ em bé 30 ngày đầu tiên.

1.3. Mức hưởng chế độ thai sản như thế nào

Rõ ràng, ai cũng biết rõ nếu chồng có bảo hiểm vợ được hưởng thai sản nhưng lại không biết mức hưởng là bao nhiêu?

Theo quy định, mức hưởng 1 ngày của bảo hiểm thai sản nam sẽ bằng mức hưởng của chế độ thai sản tháng chia cho 24 ngày, rồi nhân với số ngày làm việc tương ứng được nghỉ phép khi vợ sinh con. Còn mức hưởng 1 tháng, lao động nam sẽ được tính bằng 100% khoản bình quân mức lương đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ. Có những người đóng chưa đủ 6 tháng bảo hiểm thì sẽ được hưởng dựa trên mức trung bình tiền lương của các tháng đã đóng.

1.4. Mức chi phí hưởng trợ cấp 1 lần cho chồng nếu vợ không tham gia bảo hiểm

Nếu vợ không tham gia BHXH thì bên cạnh mức hưởng dành chế độ thai sản thì khi vợ sinh con, người chồng còn được áp dụng trợ cấp 1 lần tương ứng với 2 lần chi phí tiền lương dạng cơ sở dành cho người lao động tính đến tháng vợ sinh con với tổng số tiền là 2.980.000 đồng/ tháng (đã tăng từ ngày 01/07/2019).

Mức hưởng bảo hiểm thai sản

Mức hưởng bảo hiểm thai sản (Nguồn: bhxhvinhphuc.gov.vn)

2. Thủ tục làm bảo hiểm thai sản cho chồng

Vậy để được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản như trên thì người chồng cần phải chuẩn bị giấy tờ hồ sơ, thủ tục ra sao?

2.1. Các giấy tờ hồ sơ cần chuẩn bị

Mẹ bầu cần mang những giấy tờ thiết yếu khi đi khám thai như sổ khám thai, phiếu siêu âm thai định kỳ… thì đối với lao động nam/chồng của người lao động nữ nhờ mang thai hộ mà muốn hưởng bảo hiểm thai sản cho chồng khi vợ sinh con hay hưởng trợ cấp một lần thì cũng bắt buộc phải chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ cần thiết: giấy chứng nhận sinh hoặc giấy khai sinh của con có họ tên cha kèm theo sổ hộ khẩu gia đình. Trong trường hợp em bé được sinh theo phương pháp mổ hay phẫu thuật hoặc sinh non dưới 32 tuần thì cần bổ sung thêm giấy xác nhận của trung tâm, cơ sở y tế, bệnh viện – nơi người mẹ dự sinh. Nếu không may, con mất thì nên có trích sao hồ sơ bệnh án, trích lục khai tử của con hoặc giấy chứng tử hay giấy ra viện của người mẹ (em bé chưa được cấp giấy chứng sinh).

Ngoài ra, doanh nghiệp, công ty hay đơn vị mà người cha đang làm việc cần phải kê khai thêm giấy tờ cũng như nộp hồ sơ theo mẫu C70a-HD mới nhất cho lao động nam nghỉ  thai sản khi vợ sinh con.

2.2. Quy trình nộp hồ sơ bảo hiểm thai sản như thế nào

Hướng dẫn quy trình nộp bảo hiểm thai sản cho chồng sẽ gồm những bước như sau:

  • Bước 1: Người lao động nam khi có vợ sinh con thì cần nộp đầy đủ hồ sơ hoặc những giấy tờ như đã nói ở trên cho doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp hoặc nơi mình làm việc có đóng BHXH cho mình trong khoảng thời gian 45 ngày tính từ ngày bắt đầu quay trở lại làm việc.
  • Bước 2: Sau khi nhận hồ sơ, đầy đủ giấy tờ… của người chồng, người cha như vậy thì công ty, doanh nghiệp…cần có trách nhiệm nộp cho cơ quan xã hội để giải quyết trong thời hạn 10 ngày tính từ khi được người lao động nộp.

Tuy nhiên, nên nhớ là thời gian được nghỉ để hưởng chế độ thời gian thai sản của nam giới là khoảng 30 ngày đầu kể từ khi vợ sinh con. Do đó, nên làm hồ sơ trong khoảng thời gian này để chắc chắn, đảm bảo được đầy đủ quyền lợi và chăm sóc tốt nhất, chu đáo cho mẹ bầu sau sinh nhé!

Hướng dẫn nộp hồ sơ bảo hiểm thai sản

Hướng dẫn nộp hồ sơ bảo hiểm thai sản (Nguồn: tuvan.webketoan.vn)

2.3. Thời chờ giải quyết trong bao lâu

Theo quy định, thông thường thời gian giải quyết của cơ quan bảo hiểm đối với người lao động nộp hồ sơ trực tiếp sẽ là tối đa 3 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ. Còn đối với công ty, doanh nghiệp… tối đa là 6 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ giấy tờ, hồ sơ có liên quan.

Lời khuyên tốt nhất là bất kỳ ai cũng cần phải nắm rõ về bảo hiểm thai sản cho chồng để đảm bảo đầy đủ được quyền lợi cho mình. Hy vọng, thông qua bài viết hữu ích của Blog Useful như trên thì mỗi gia đình sẽ có thêm được nhiều thông tin, kiến thức để tự tin tham gia, đăng ký gói bảo hiểm thai sản phù hợp, chất lượng tốt nhất.

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Bảo hiểm thai sản cho chồng: Chế độ điều kiện, Thủ tục, Mức hưởng