Cách tính lãi suất vay ngân hàng hỗ trợ mua nhà trả góp 2022 chi tiết

30/11/2023
Có nhiều người có mong muốn mua nhà trả góp khi ngân hàng hỗ trợ, tuy nhiên thủ tục và cách tính lãi suất làm cho họ bị rối. Để giúp các bạn có được thông tin bổ ích về thủ tục và lãi suất khi ngân hàng hỗ trợ mua nhà trả góp Blog Useful sẽ chia sẻ đến các bạn thông qua bài viết sau.

Lãi suất ngân hàng

Vay ngân hàng trả góp là một dịch vụ được sử dụng phổ biến để hỗ trợ người dân mua bán, kinh doanh đối với những mặt hàng có giá trị. Lãi suất vay vốn luôn là vấn đề nhiều người quan tâm, các ngân hàng áp dụng mức lãi suất khác nhau. Vì thế nên người dân nên tìm hiểu kỹ về từng ngân hàng và cách tính lãi suất để thực hiện cho đúng.

Cho vay trả góp là phương thức ngân hàng cho vay tiền mà số tiền trả nợ mỗi kỳ tương đương nhau, được phân chia đều. Tiền lãi sẽ được trả dựa theo mức lãi suất quy định, khách hàng có thể trả theo số nợ gốc hoặc số dư nợ giảm dần. Tùy vào từng gói vay và phương thức khách hàng lựa chọn để tính toán.

Nhu cầu vay tiền của người dân ngày càng tăng do đời sống cao, nhiều mặt hàng đẹp, giá trị mà các chủ đầu tư, nhà sản xuất lại đưa ra chính sách cho phép trả góp. Chúng ta có thể dễ dàng thấy các loại hình được trả góp như bất động sản, mua xe máy, ô tôlaptop – máy tính xách taythiết bị điện máy công nghệ…Tại các ngân hàng hình thức cho vay cũng đa dạng như cho vay thế chấp, cho vay tín chấp.

Dịch vụ này tạo thuận lợi cho người dân được sử dụng các tiện nghi cuộc sống, đồ dùng thiết yếu với mức chi phí ban đầu phải chăng. Đồng thời tạo ra nguồn lợi nhuận đều đặn cho ngân hàng qua việc thu lãi suất định kỳ. Các ngân hàng hỗ trợ mua nhà trả góp gồm BIDV, Vietinbank, Sacombank, Techcombank, Agribank,…

Cơ chế vay tiền và trả lãi nên không ít khách hàng cảm thấy trăn trở về việc ngân hàng cho vay mua nhà trả góp có mức lãi suất hợp lý không và có phát sinh không? Cách tính cụ thể như thế nào để người dân tự tính để đảm bảo không bị thu nhiều lên?

1.1 Thứ nhất

Lãi suất tại các ngân hàng khi cho vay vốn trả góp được áp dụng theo khung thời gian thấp nhất 3 tháng tới 36 tháng. Sau đó nếu khách hàng có nhu cầu vay tiếp thì tiến hành đảo vốn. Phổ biến nhất hiện nay là cho vay theo khung thời gian 12 tháng.

Tùy vào từng ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất cụ thể với các đối tượng khách hàng khác nhau. Ví dụ ngân hàng BIDV cho vay cá nhân thời hạn 3 tháng sẽ có mức lãi suất 4,8%, 6 tháng là 5,3%, 9 tháng là 5,5% và 12 tháng là 6.9%.

1.2 Thứ hai

Tiền lãi vay ngân hàng sẽ được tính theo mức lãi suất trên tiền gốc và theo dư nợ giảm dần. Tiền lãi theo dư nợ gốc tức là phần tiền được tính trên số tiền vay ban đầu của khách hàng nhân với mức lãi suất đưa ra từ ngân hàng trong thời gian vay. Tiền lãi tính theo dư nợ giảm dần tức là phần tiền trả hàng tháng tính trên số tiền gốc còn nợ đến thời điểm hiện tại.

1.3 Thứ ba

Phương thức ngân hàng hỗ trợ mua nhà trả góp hiện tại được áp dụng theo 3 cách chính. Đó là lãi thả nổi, trả góp đều, lãi được tính trên dư nợ ban đầu. Cụ thể như sau:

Lãi thả nổi – dư nợ giảm dần là số tiền gốc ban đầu sẽ chia đều hàng tháng trong thời gian vay. Số tiền lãi được tính theo lãi suất được tính theo định kỳ, tăng giảm theo thời gian vay. Điều chỉnh mức lãi suất sẽ được 2 bên thỏa thuận đi tới thống nhất. Kỳ hạn điều chỉnh thường là 3, 6, 12 tháng.

Lãi tính trên dư nợ ban đầu là số tiền lãi gốc và tiền lãi sẽ được chia đều ra để khách hàng trả từng tháng. Phương thức này được áp dụng khi khách hàng mong muốn. Theo đó trong suốt quá trình vay, ngân hàng sẽ tính lãi suất tương ứng với số tiền vay ban đầu.

Trả góp đều – dư nợ giảm dần là cách chia đều khoản tiền gốc vay và số tiền lãi phải trả để khách hàng thực hiện. Khách hàng trả nợ được đến đâu sẽ trừ trực tiếp vào số tiền vay gốc, theo đó số lãi tiếp theo phải trả sẽ tương ứng số tiền gốc còn lại ở thời điểm hiện tại.

1.4 Công thức cách tính lãi suất

Phương thức tính lãi trên dư nợ gốc

Cách tính lãi suất vay ngân hàng trả góp áp dụng trên số tiền vay gốc ban đầu trong suốt quá trình vay được ký kết trên hợp đồng. Thời gian áp dụng thường trong vòng 12 tháng, với cách tính này thì khoản tiền lãi trong các thời kỳ bằng nhau và không thay đổi. Cách thức này được sử dụng khá phổ biến vì dễ hiểu và dễ thực hiện.

Khi đi vay vốn trả góp mua nhà thì đa phần cán bộ ngân hàng sẽ tư vấn khách hàng về lãi suất trên dư nợ gốc. Từ đó khách hàng có thể tính ngay được số tiền lãi phải trả hàng tháng. Phương thức này áp dụng ở các khoản vay không quá lớn.

Ví dụ: Nợ gốc của khách hàng A là 60.000.000đ, lãi suất vay 9%/năm trong thời gian 12 tháng. Như vậy, số tiền lãi sẽ phải trả cho ngân hàng mỗi tháng là 60.000.000 x 9%/12= 450.000đ.

Phương thức tính tiền lãi trên dư nợ giảm dần

Ngân hàng cho vay sẽ tính số tiền lãi của người vay trên số tiền thực tế họ nợ, khi số tiền gốc giảm dần theo thời gian thì số dư nợ cũng giảm theo. Mức lãi suất 2 bên ký kết trong hợp đồng vay sẽ có sự thay đổi trong quá trình vay. Tuy nhiên, nếu ngân hàng điều chỉnh lại lãi suất vay mới như tăng lên thì khách hàng sẽ phải chịu chi phí phát sinh đó.

Phương thức này được áp dụng khi khách hàng mong muốn nhận được mức lãi suất đúng theo số tiền dư nợ còn lại chứ không phải là số tiền gốc ban đầu. Họ chấp nhận bất kỳ thay đổi nào trong quá trình vay. Thực tế các ngân hàng cho vay trả góp cho người dân, đặc biệt là khi liên kết với các chủ đầu tư bất động sản.

Ví dụ: Khách hàng B vay từ ngân hàng để mua nhà trả góp 50.000.000đ trong thời gian 12 tháng, mức lãi suất ngân hàng cho vay mua nhà 12%/năm. Tháng đầu tiên, tiền lãi sẽ là 50.000.000đ  x 12%/12 = 500.000 đ. Tháng thứ hai, khách hàng trả được 5.000.000đ tiền vay gốc thì số tiền lãi sẽ là (50.000.000 – 5000.000) x 12%/12 = 450.000 đ

Thực tế hiện nay các tổ chức cho vay áp dụng chính sách cho vay khác nhau, vì thế khi có nhu cầu vay số tiền lớn, bạn nên tìm hiểu thật kỹ để tránh tình trạng trả lãi nhiều. Cụ thể bạn cần phải biết được chính xác mức lãi suất, thời gian áp dụng, lãi suất có thay đổi không, phương thức tính lãi.

2. Thủ tục vay tiền ngân hàng mua nhà trả góp

2.1. Hồ sơ pháp lý vay mua nhà trả góp

Khi chuẩn bị cho việc vay tiền mua nhà thì bạn sẽ phải có hồ sơ pháp lý để kiểm định đủ điều kiện được vay. Ngân hàng cho vay mua nhà sau khi đầy đủ các giấy tờ quan trọng để xác thực thông tin, tình trạng cá nhân.

Bao gồm Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước hoặc hộ chiếu của người đi vay là người độc thân hoặc của 2 vợ chồng khi cùng đứng tên vay. Sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn (nếu đã lập gia đình), giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu chưa kết hôn).

2.2. Thủ tục vay mua nhà trả góp cần có giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn

Thủ tục vay mua nhà trả góp được thực hiện khi người vay cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh việc sử dụng số vốn hợp lý. Bao gồm giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu được cung cấp bởi ngân hàng); Hợp đồng chuyển nhượng nhà đất; Chứng từ các lần giao tiền cho bên bán bất động sản; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hồ sơ pháp lý đi cùng của bất động sản có ý định mua.

2.3. Hồ sơ nguồn thu nhập trả nợ là căn cứ quan trọng trong phê duyệt cho vay mua nhà trả góp

Về thủ tục vay tiền ngân hàng mua nhà, khách hàng gửi các giấy tờ xác minh về lương, thưởng, các hoạt động kinh doanh, hỗ trợ từ gia đình,… Đó là sẽ căn cứ để ngân hàng đánh giá khả năng chi trả của bạn và gia đình để phê duyệt thông qua hồ sơ cho vay.

Thu nhập từ lương: Đối với nguồn thu nhập chính của bản thân thì bạn có thể lấy bản hợp đồng lao động ký kết với cơ quan, công ty bản photo công chứng. Hoặc quyết định tiếp nhận cán bộ công tác, bảng kê lương nếu bạn nhận lương qua thẻ tín dụng.

Nếu nhận lương hàng tháng bằng tiền mặt thì bạn phải điền thông tin vào biểu mẫu kê số liệu do ngân hàng cung cấp. Cung cấp bảng thống kê chi tiết lương bản photo có xác nhận của người đứng đầu cơ quan.

Cho thuê tài sản cá nhân: Bạn có thêm nguồn thu từ cho thuê nhà đất, xe cộ, vật dụng…. Bạn cần cung cấp cho ngân hàng hỗ trợ mua nhà trả góp giấy tờ xác minh.

Cụ thể là hợp đồng cho thuê giữa bạn và đối tượng thuê, sổ sách ghi chép thu nhập hàng tháng. Hoặc bản photo kê chi tiết tài khoản khi nhận tiền qua thẻ, giấy tờ xác thực đứng tên sở hữu tài sản.

Nguồn thu từ việc kinh doanh, buôn bán: Nếu bạn hoặc gia đình kinh doanh các mặt hàng thì vay vốn cần gửi hợp đồng thuê nơi kinh doanh (nếu có). Hoặc sổ đỏ chứng nhận sở hữu bất động sản đặt địa điểm kinh doanh. Các hóa đơn xuất nhập hàng hóa, biên lai thu tiền hàng tháng, số ghi chép bán hàng hàng ngày.

Nguồn thu từ việc đầu tư góp vốn vào các công ty: Bạn photo công chứng bản đăng ký kinh doanh của công ty. Bản điều lệ hoạt động, biên bản họp ban lãnh đạo, báo cáo thu chi từng quý, lợi nhuận thu được.

Có thu nhập từ các nguồn khác nhau thì bạn cần chuẩn bị nhiều loại giấy tờ khác nhau. Ngân hàng hỗ trợ cho vay trả góp sẽ căn cứ vào giấy tờ đó để quyết định có nên cho vay hay không và mức cho vay là bao nhiêu. Nếu nguồn một người không đủ trả thì bạn nên chuẩn bị thêm nguồn thu khác từ gia đình như của cha mẹ, anh em, vợ/chồng.

2.4. Hồ sơ chứng minh tài sản đảm bảo

Nếu khách hàng cầm cố chính căn nhà, căn hộ, mảnh đất đã mua để vay ngân hàng trả góp thì không phải chuẩn bị thêm nhiều giấy tờ pháp lý khác. Khách hàng chỉ việc cung cấp giấy tờ cá nhân và thông tin để ngân hàng nhập dữ liệu quản lý. Hoặc tài sản khác có giá trị lớn thì bạn cũng có thể thế chấp để chứng minh khả năng chi trả.

Chính sách của ngân hàng hỗ trợ mua nhà trả góp càng ngày càng linh hoạt và đảm bảo nhiều lợi ích cho khách hàng. Qua những chia sẻ của Blog Useful trong bài viết trên đây hy vọng các bạn đã phần nào có thêm kiến thức về các phương án tài chính khi mua nhà đặc biệt là mua nhà trả góp.

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Cách tính lãi suất vay ngân hàng hỗ trợ mua nhà trả góp 2022 chi tiết