Đồng bảo hiểm, trùng bảo hiểm, tái bảo hiểm là gì? Cách phân biệt

30/11/2023

Bảo hiểm là một cách hữu hiệu để giảm thiểu tổn thất tài chính khi gặp rủi ro. Tuy các bảo hiểm đã có từ lâu nhưng một số khái niệm về đồng bảo hiểm, trùng bảo hiểm, tái bảo hiểm nhiều người vẫn chưa nắm rõ. Bạn hãy cùng Blog Useful phân biệt.

Với rất nhiều các loại bảo hiểm phổ biến hiện nay thì việc tìm hiểu thật kỹ là rất cần thiết vì nó liên quan nhiều đến quyền lợi, trách nhiệm của cá nhân, doanh nghiệp mua.

1. Tìm hiểu về các loại bảo hiểm hiện nay

1.1. Đồng bảo hiểm là gì?

Đối với những hợp đồng về bảo hiểm có giá trị quá lớn như: tàu biển, máy bay… thì một đơn vị bảo hiểm không thể gánh được chi phí rủi ro. Khi đó, nhiều doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm cần tập hợp lại với nhau để cùng bảo hiểm cho đối tượng. Có nghĩa, đây là một hình thức bảo hiểm nhằm phân tán rủi ro theo chiều ngang. Các doanh nghiệp thỏa thuận tỷ lệ và sẽ nhận một số phí bảo hiểm tương ứng với phần bồi thường rủi ro cho đối tượng được bảo hiểm.

Loại hợp đồng này giúp phân chia rủi ro, giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp bán bảo hiểm. Đồng thời, đây cũng là cách để chia sẻ thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Mua 2 bảo hiểm ở 1 hoặc nhiều doanh nghiệp với chung điều kiện là trùng bảo hiểm

Mua 2 bảo hiểm ở 1 hoặc nhiều doanh nghiệp với chung điều kiện là trùng bảo hiểm (Nguồn:pharmacogeneticstesting.com)

1.2. Trùng bảo hiểm

Trùng bảo hiểm là trường hợp một đối tượng mua 2 bảo hiểm ở 1 hay nhiều doanh nghiệp với cùng sự kiện và điều kiện bảo hiểm. Mỗi hợp đồng sẽ có cùng điều khoản về chịu trách nhiệm cho các rủi ro chung.

1.3. Tái bảo hiểm

Tái bảo hiểm là chia sẻ trách nhiệm một phần được ghi trong hợp đồng về bảo hiểm từ doanh nghiệp sở hữu bảo hiểm gốc cho một doanh nghiệp khác. Tái bảo hiểm cần được sự đồng ý của người tham gia bảo hiểm. Giống như đồng bảo hiểm, doanh nghiệp tham gia tái bảo hiểm sẽ nhận được một khoản phí bảo hiểm tương ứng với phần bồi thường rủi ro.

2. So sánh tái bảo hiểm, đồng bảo hiểm và bảo hiểm trùng

2.1. Mục đích sử dụng

Giống nhau: đều mang đến những quyền lợi khi mua bảo hiểm, đây là những hợp đồng về bảo hiểm được ký kết với mục đích đảm bảo an toàn tài chính trong các trường hợp xảy ra rủi ro trong tương lai.

Khác nhau: Đồng bảo hiểm là hình thức bảo hiểm nhằm phân tán theo chiều ngang các rủi ro, có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm trong cùng 1 hợp đồng. Bảo hiểm trùng là một đối tượng mua 2 bảo hiểm ở 1 hoặc nhiều doanh nghiệp với cùng sự kiện và điều kiện bảo hiểm. Tái bảo hiểm là chia sẻ trách nhiệm một phần từ doanh nghiệp bảo hiểm gốc cho một doanh nghiệp bảo hiểm khác.

Mua bảo hiểm là cách bảo vệ tài chính khôn ngoan

Mua bảo hiểm là cách bảo vệ tài chính khôn ngoan (Nguồn: bhhk.com.vn)

2.2. Hợp đồng

Các hợp đồng về bảo hiểm đều được ký dựa trên pháp luật của Việt Nam và được pháp luật bảo hộ nếu xảy ra tranh chấp. Tiền bồi thường sẽ được thanh toán khi rủi ro được nêu trong hợp đồng xảy ra.

2.3. Điều kiện của doanh nghiệp

Giống nhau: Các doanh nghiệp tham gia đồng bảo hiểm và bảo hiểm trùng phải có giấy phép kinh doanh bảo hiểm.

Khác nhau: Doanh nghiệp muốn ký kết hợp đồng tái bảo hiểm cần có giấy phép hợp pháp để tham gia lĩnh vực này.

2.4. Người trực tiếp bảo hiểm

Giống nhau: Chi phí bảo hiểm sẽ được thanh toán cho người tham gia bảo hiểm khi xảy ra rủi ro được nêu trong hợp đồng.

Khác nhau: Các doanh nghiệp tham gia đồng bảo hiểm sẽ chịu các trách nhiệm bồi thường thiệt hại dựa vào tỷ lệ đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Đối với trùng bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường theo tỷ lệ tương ứng với số tiền tính trên tổng các hợp đồng về bảo hiểm và không vượt quá phần giá trị thiệt hại trên thực tế của đối tượng.

Trong trường hợp tái bảo hiểm, đơn vị bảo hiểm gốc sẽ bồi thường 100% số tiền được viết trên hợp đồng, sau đó doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm sẽ hoàn lại số chi phí tương ứng với tỷ lệ được nêu trong hợp đồng.

2.5. Đối tượng

Đồng bảo hiểm được sử dụng cho tất cả các loại đối tượng, thường là những hợp đồng có giá trị quá lớn mà một doanh nghiệp không đủ sức chi trả nếu có rủi ro xảy ra. Trùng bảo hiểm chỉ được sử dụng cho bảo hiểm tài sản. Còn tái bảo hiểm có thể dùng để bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và con người.

2.6. Mối quan hệ pháp lý

Do đồng bảo hiểm là có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp nên khách hàng sẽ có mối quan hệ pháp lý với tất cả các đơn vị được nêu trong hợp đồng. Trong khi đó, trùng bảo hiểm là giữa khách hàng với từng doanh nghiệp nhận bảo hiểm.

Tái bảo hiểm phức tạp hơn so với hai loại ở trên. Trong đó, có 2 mối quan hệ pháp lý tồn tại song song: giữa người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm gốc, giữa doanh nghiệp bảo hiểm gốc với đơn vị nhận tái bảo hiểm.

Đối tượng của các hợp đồng về bảo hiểm rất phong phú

Đối tượng của các hợp đồng về bảo hiểm rất phong phú (Nguồn: advisor.ca)

Như vậy, đây đều là những hợp đồng được pháp luật chấp nhận và bảo hộ. Bạn có thể chọn mua các hợp đồng bảo hiểm linh hoạt, phù hợp từ những công ty uy tín để đề phòng rủi ro cho bản thân, tài sản cũng như những đối tượng xung quanh. Việc này sẽ giúp bạn giảm thiểu đến mức tối đa những tổn thất kinh tế có thể xảy ra.

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Đồng bảo hiểm, trùng bảo hiểm, tái bảo hiểm là gì? Cách phân biệt