Kinh nghiệm nên sinh thường hay sinh mổ tốt cho sức khỏe mẹ và bé hơn

19/12/2023

“Sinh thường hay sinh mổ” là băn khoăn của nhiều bà mẹ sắp sinh. Hầu hết các mẹ bầu sẽ nhận được lời khuyên là nên sinh thường bởi nó tốt hơn cho cả mẹ và bé. Vậy sinh thường có thực sự tốt hơn sinh mổ hay không.

1. Mẹ bầu lần đầu tiên nên sinh thường hay sinh mổ?

Để biết được nên chọn phương pháp sinh thường hay là sinh mổ hãy cùng điểm qua những ảnh hưởng và lợi ích của sinh thường và sinh mổ đối với cả thai phụ và thai nhi nhé.

1.1. Ưu và nhược điểm của sinh mổ

1.1.1. Sinh mổ có ưu điểm gì?

Mẹ bầu có thể lên kế hoạch cho chuyến đi sinh của mình: Phương pháp sinh mổ giúp mẹ bầu chủ động hơn cho chuyến đi sinh của mình bằng việc có thể lên trước thời gian chào đời của bé. Bên cạnh đó, việc lên kế hoạch cho chuyến đi sinh còn giúp mẹ bầu và gia đình có thể chuẩn bị đầy đủ tinh thần để khi đến bệnh viện không còn bỡ ngỡ.

Mẹ bầu có thể lên kế hoạch cho chuyến đi sinh của mình.

Mẹ bầu có thể lên kế hoạch cho chuyến đi sinh của mình. (Nguồn: poh.vn)

<<Chăm sóc cá nhân>>

Mẹ bầu không đau đớn nhiều như sinh thường: Có khá nhiều mẹ bầu thường vẫn thắc mắc rằng “Sinh thường và sinh mổ cái nào đau hơn?”. Sinh mổ là phương pháp sinh không khiến mẹ bầu đau đớn nhiều như sinh thường, hơn thế nó còn ít phức tạp đồng thời lại thuận tiện hơn so với nhiều ca khó.

Thời gian sinh con cũng nhanh hơn: Chỉ mất chừng 30 phút lên bàn đẻ là mẹ bầu có thể hoàn thành công cuộc “vượt cạn” và có thể nhìn thấy được đứa con bé bỏng của mình.

Bé sinh ra an toàn hơn, không lo bị thương vì các dụng cụ trợ sinh: Sinh mổ sẽ không có sự can thiệp của các công cụ trợ sinh, do vậy bé sinh ra thường sẽ an toàn, không bị tím đỏ, xước da như khi sử dụng công cụ hỗ trợ sinh.

Dễ khắc phục các sự cố không may xảy ra khi sinh: Mổ đẻ có thời gian sinh rất ngắn, do vậy phương pháp sinh này rất dễ khắc phục nếu không may có các sự cố xảy ra khi sinh, đặc biệt trong các trường hợp thai nhi đang gặp nguy hiểm.

Một vấn đề mà được nhiều bà bầu thường quan tâm đó là “sinh mổ có bị sa tử cung không?” Với phương pháp sinh mổ, thai nhi sẽ không được trực tiếp đi qua cổ tử cung do vậy phần phần vùng kín sẽ ít bị tác động, dây chằng, khung xương chậu cũng sẽ không bị co dãn quá nhiều cho nên khả năng sinh mổ bị sa tử cung là rất thấp.

Khả năng sinh mổ bị sa tử cung là rất thấp.

Khả năng sinh mổ bị sa tử cung là rất thấp. (Nguồn: baomoi.com)

<<<Chăm sóc bé>>>

1.1.2. Sinh mổ có nhược điểm gì?

Thời gian phục hồi sau sinh lâu hơn: Mẹ bầu khi sinh mổ có thời gian để lành lại các vết mổ thường lâu hơn, khả năng phục hồi chậm hơn, vì vậy thời gian nằm viện sẽ lâu hơn (khoảng 2 – 4 ngày tùy từng trường hợp) so với sinh thông thường.

Chăm sóc mẹ sau sinh có phần phức tạp hơn: Việc chăm sóc và vệ sinh vết mổ yêu cầu các phụ nữ sinh mổ cần được chăm sóc phức tạp và cẩn thận hơn.

Mẹ dễ mất máu và nhiễm trùng hơn: Tuy ít đau đớn nhưng các mẹ bầu sinh mổ sẽ bị mất nhiều máu đồng thời khả năng bị nhiễm trùng cao nếu không được chăm sóc cẩn thận. Cùng với đó, phần đường ruột cũng có thể bị ảnh hưởng trong quá trình sinh.

Hạn chế số lần sinh, tần suất sinh hơn so với sinh thường: “Sinh mổ có thể sinh được mấy lần?”. Theo kết quả của một số nghiên cứu tại Pháp, trường hợp của phụ nữ sinh mổ lần thứ 3 có khả năng tử vong cao hơn khi sinh thường bởi dễ bị nhiễm trùng và các sự cố xảy ra trong quá trình tiến hành phẫu thuật của lần sau sẽ cao hơn các lần trước đó.

Thêm vào đó, nếu muốn mang thai thì khoảng thời gian tốt nhất theo lời khuyên của chuyên gia là 5 năm. Đối với những trường hợp đã sinh mổ, nếu lần sau mang thai mà lại phá thai thì khả năng bị thủng tử cung là rất cao.

Trẻ sinh ra có nguy cơ gặp phải các vấn đề về hô hấp: Nguyên nhân trẻ sinh mổ ra đời thường có nguy cơ gặp nhiều vấn đề ở hô hấp hơn trẻ được sinh thường là do khi đẻ thường nang phổi sẽ được mở rộng, tạo điều kiện để trẻ sau khi sinh ra có thể tự hô hấp.

Trường hợp trẻ sinh mổ thường gặp các vấn đề liên quan tới đường hô hấp hay hệ miễn dịch yếu là do trẻ không có cơ hội được tiếp xúc với các vi khuẩn có lợi so với khi sinh thường.

Trẻ phải chịu ảnh hưởng từ một số loại thuốc sử dụng trong quá trình sinh

Trẻ không được tiếp xúc với mẹ sớm, cũng không được bú mẹ sớm: Khi sinh mổ các mẹ bầu thường phải tiếp nạp một lượng thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng kháng sinh, do vậy sẽ ảnh hưởng tới thời gian và lượng sữa về. Nên trẻ sinh mổ sẽ lâu được bú sữa mẹ hơn, một vài trường hợp sữa không về thì trẻ phải hoàn toàn bú sữa pha sẵn.

Ngoài ra, việc sinh mổ cũng tốn nhiều chi phí hơn. Vì vậy, mẹ bầu nên cân nhắc việc đăng ký mua bảo hiểm thai sản giúp hỗ trợ tài chính khi sinh nở đáng kể nhé!

Bên cạnh đó, so sánh gói thai sản tại các bệnh viện quốc tế sẽ giúp các cặp vợ chồng có được sự yên tâm nhất đồng thời tiết kiệm chi phí dành cho nhiều việc khác sau khi trở thành những ông bố bà mẹ.

Chăm sóc mẹ sau sinh mổ phức tạp hơn sinh thường.

Chăm sóc mẹ sau sinh mổ phức tạp hơn sinh thường. (Nguồn: afamilycdn.com)

1.2. Ưu và nhược điểm của sinh thường

1.2.1. Ưu điểm của sinh thường

Thời gian hồi phục sức khỏe và vóc dáng nhanh hơn: Sản phụ sinh thường sẽ hồi phục sức khỏe nhanh hơn và lấy lại vóc dáng nhanh hơn so với các sản phụ sinh mổ khác.

Đủ sức chăm con sớm hơn: Do không mất quá nhiều thời gian để hồi sức nên các sản phụ sẽ nhanh chóng có thể tự chăm sóc con và bản thân.

Có thể chăm con bằng phương pháp da tiếp da sớm hơn: Ngay sau khi “vượt cạn” thành công, mẹ sẽ được bác sĩ áp bé lên ngực theo phương pháp da tiếp da, giúp mẹ và bé gắn kết và giúp bé khỏe mạnh hơn sau này.

Nguồn sữa về nhanh hơn, trẻ được bú mẹ sớm hơn: Do không phải sử dụng thuốc kháng sinh nên nguồn sữa thường về sẽ nhanh hơn, nhờ đó mà trẻ có thể nhanh chóng được bú nguồn sữa nóng ấm của người mẹ.

Trẻ sinh thường có khả năng miễn dịch sớm hơn: Dưới tác động của áp lực làm nước ối và chất nhầy trong phổi, khoang mũi khoang miệng của trẻ tiết ra, do vậy trẻ sẽ có khả năng miễn dịch sớm hơn, giảm thiểu khả năng bị bệnh sau khi chào đời.

Giảm tỷ lệ bị hen suyễn

Sinh thường giúp kích thích nang phổi mở rộng, tăng sức mạnh hô hấp cho trẻ: Khi đẻ thường, tử cung sẽ được co vào, mở ra có quy luật từ đó làm tăng tính đàn hồi của phôi thai. Nhờ đó, phổi của trẻ cũng được luyện tập và đón nhận nhiều oxy, giúp giảm tỷ lệ bị hen suyễn.

1.2.2. Sinh thường có những nguy cơ gì?

Mẹ phải chịu đau đớn và căng thẳng hơn khi sinh mổ: Không giống như sinh mổ, người mẹ sinh thường sẽ phải chịu nhiều đau đớn và căng thẳng hơn. Quá trình chuyển dạ kéo dài sẽ khiến người mẹ phải đối mặt với tình trạng mất sức cùng băng huyết sau sinh là rất cao.

Mất sức lúc sinh nhiều hơn: Đau đớn và không còn sức là cảm giác người mẹ sinh thường nào cũng đều phải đối mặt.

Có khả năng băng huyết sau sinh: Đối với những phụ nữ trên 35, khả năng băng huyết sau sinh thường còn lại. Nguyên nhân là băng huyết sau sinh đó là do cổ tử cung không có khả năng tự co nhỏ lại.

Nếu phát sinh sự cố trong quá trình sinh sẽ rất khó xử lý: Bởi lẽ lúc này thai nhi đã nằm ở phần cổ tử cung, không thể dùng các biện pháp khác can thiệp hoặc thay thế. Trong trường hợp này, thai nhi sẽ phải đối mặt với nhất nhiều nguy hiểm mà không thể nói trước được.

Đôi khi phải dùng các dụng cụ hỗ trợ kẹp hút bé giúp mẹ khi mất sức, sẽ không tốt cho bé: Trong quá trình sinh, nếu sản phụ bị mất sức giữa chừng thì các bác sĩ sẽ cần phải dùng các dụng cụ hỗ trợ kẹp hút bé ra. Việc này cực kỳ không tốt cho em bé, em bé có thể bị ngạt hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong trong quá trình sinh.

Nhiều khả năng người mẹ sinh thường sẽ phải đối mặt với các tình trạng như bị rách âm đạo, rách tầng sinh môn, nhiễm trùng vùng kín trong quá trình sinh.

Phương pháp da tiếp da ở sinh thường

Phương pháp da tiếp da ở sinh thường. (Nguồn: conlatatca.vn)

2. Mẹ nên chọn phương pháp sinh thường hay sinh mổ.

Như đã nêu ở trên, sinh thường hay sinh mổ đều có những ưu điểm và bất lợi cho cả sản phụ và thai nhi. Do vậy, cần có sự lựa chọn phương pháp sinh phù hợp dựa vào sức khỏe của sản phụ và thai nhi. Sinh thường hay là sinh mổ đều thiêng liêng như nhau. Do vậy, bạn không cần phải quá cứng nhắc khi lựa chọn sinh thường hay sinh mổ.

Ngoài những yếu tố như người mẹ khó đẻ do mắc các bệnh như bệnh tim, bệnh phổi,…; người mẹ có khung chậu hẹp, khung chậu bị biến dạng; hay những vấn đề xuất phát từ thai nhi như thai nhi yếu, quá to, mất cân xứng với khung chậu của người mẹ,… thì phương pháp mổ là phương pháp lựa chọn an toàn nhất tốt cả cho mẹ và bé.

Các chuyên khoa sản khoa khuyến cáo người mẹ nên sinh thường nếu có đủ điều kiện về sức khỏe và thai nhi phát triển bình thường khỏe mạnh, bởi đây là phương pháp sinh tự nhiên, mang lại nhiều lợi ích cho mẹ và bé nhất.

Thêm vào đó, theo kết quả thống kê về những biến chứng để lại sau sinh mổ so với sinh thường thì thấy biến chứng của sinh mổ cao hơn gấp 2 lần.

3. Tại sao mẹ nên chọn cách sinh thường?

3.1. Là phương pháp sinh tự nhiên

Sinh thường là phương pháp sinh tự nhiên tốt nhất và có lợi cho cả mẹ và bé. Sinh theo tự nhiên được xem như là thiên chức của phụ nữ, giúp mẹ và bé có thể gắn kết với nhau hơn.

3.2. Tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé

Khi so sánh sinh thường hay sinh mổ tốt hơn thì việc sinh thường người mẹ sẽ có thể nhanh chóng hồi được sức, do vậy sẽ có sức để chăm sóc con và tự chăm sóc chính bản thân của mình. Sinh thường còn đem lại nhiều lợi ích cho bé hơn khi trong quá trình sinh sẽ kích thích nang phổi mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho hô hấp của trẻ khi chào đời. Một vài lợi ích từ việc sinh đẻ mà sinh mổ không bằng như: trẻ ít bị hen suyễn hơn, khả năng miễn dịch cao hơn, đường ruột khỏe hơn,…

3.3. Rất tốt nếu mẹ muốn sinh thêm con

Với phương pháp sinh mổ, người mẹ cần phải chờ nếu mẹ muốn mang thai tiếp để các vết thương có thể lành và chắc chắn hơn khi mang thai lần tiếp theo. Nếu thời gian chờ không đủ, có sẽ sẽ là các vết mổ bị nứt, rách do còn quá mỏng. Thêm vào đó, theo kết quả của một số nghiên cứu tại Pháp, trường hợp của phụ nữ sinh mổ lần thứ 3 có khả năng dễ tử vong hơn sinh thường bởi khả năng nhiễm trùng và các sự cố xảy ra trong quá trình tiến hành phẫu thuật của lần sau sẽ cao hơn các lần trước đó.

3.4. Mẹ cảm nhận được cảm giác khi sinh con của mình

Sinh thường hay sinh mổ là tốt nhất? Mỗi phương pháp có ưu- nhược điểm riêng. Tuy nhiên, khi sinh thường, người mẹ sẽ không cần dùng các biện pháp can thiệp như gây mê hoặc gây tê, do vậy người mẹ có thể cảm nhận được cảm giác khi một thành viên mới chào đời.

Bạn sẽ có thể cảm nhận được niềm hạnh phúc vỡ òa khi đã “vượt cạn” thành công. Đây được xem là điểm đặc biệt của sinh thường mà sinh mổ không cách nào có được.

3.5. Cũng là phương pháp có lợi cho bé

Do bé sinh thường không bị ảnh hưởng và tiếp xúc với các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc gây mê, thuốc gây tê,… nên đây được xem là phương pháp có lợi nhất cho bé.

Mẹ bầu lần đầu tiên nên sinh thường hay chọn sinh mổ.

Mẹ bầu lần đầu tiên nên sinh thường hay chọn sinh mổ. (Nguồn: dalatfoodie.com)

Việc sinh thường hay sinh mổ sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: sức khỏe thai phụ, tiền sử sảy thai hay sinh mổ,… để bác sĩ có những chỉ định phù hợp nhất, đảm bảo an toàn cho quá trình vượt cạn thành công nhất. Vì thế, lựa chọn gói thai sản và sinh con ở bệnh viện uy tín có đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm khám thai cho đến đỡ sinh là điều quan trọng hàng đầu cần được ưu tiên.

Hiện nay, các cặp vợ chồng có thể tham khảo gói thai sản tại bệnh viện Vinmec có dịch vụ chất lượng chuẩn quốc tế hay Hồng Ngọc,… đều là những đơn vị y tế hàng đầu được các khách hàng đánh giá cao và tin tưởng chọn lựa. Chúc các bạn “lâm bồn” suôn sẻ dù sinh thường hay sinh mổ đều “mẹ tròn con vuông” nhé!

Tham khảo: https://www.watsons.vn

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Kinh nghiệm nên sinh thường hay sinh mổ tốt cho sức khỏe mẹ và bé hơn