Tí tách, tí tách… mưa rơi ngoài hiên, mình cùng đọc sách. Tháng 5/2017 có sách gì hay?

30/11/2023

Mùa mưa đến rồi, nhâm nhi cafe rồi chui vào góc nhà ngày cuối tuần, cuộn trong chăn rồi thơ thẩn bên trang sách, còn gì thú vị hơn! Những đầu sách mới cập nhật với nội dung nhẹ nhàng, mang đến cho bạn phút giây thư giãn và thả hồn vào trang sách sau giờ làm việc mệt mỏi.

Mùi Của Ký Ức

Mùi Của Ký Ức là tập tản văn của Nguyễn Quang Thiều, một tác giả đã in 10 tập thơ, 20 tập văn xuôi. Trong Lời ngỏ có tựa Xin cúi đầu lạy tạ, tác giả viết: “…Lớn lên ở một làng quê nghèo bên bờ sông Đáy. Thuở đầu tiên gọi là Tía Hạ, sau đó gọi là làng Chùa và người làng Chùa được gọi là kẻ Chùa. Sau này mới đặt tên là làng Hoàng Dương…”.

Ông viết: “Cuộc sống thật kỳ diệu, nó luôn mang đền cho con người những món quà bất ngờ, chúng ta chỉ cần xuống mặt đất dưới chân mình là nhận ra.

Người làng Chùa làm nhiều món gỏi khác nhau nhưng gỏi cua là món gỏi “Lý Trưởng” theo cách gọi của người làng Chùa. Nghĩa là món gỏi đứng đầu. Món gỏi quyền uy nhất trong các món gỏi và trong mọi mâm cỗ. Ngoài ra, còn gỏi cá mè, gỏi tép đỏ, gỏi cá diếp. Gỏi cá mè hay gỏi tép đỏ cách làm tương đối giống nhau. Nhưng gỏi cá diếc thì hoàn toàn khác. Gỏi cá diếc thường ăn vào đầu mùa hạ khi cá diếc mới lớn thường chỉ nhỉnh hơn ngón tay cái một chút. Lúc ấy đầu cá, xương cá còn mềm có thể nhai và ăn hết. Khi ăn gỏi cá diếc, chậu đựng cá diếc sống được đặt ở giữa mâm, xung quanh là các loại gia vị dùng kèm như lá đinh lăng, lá bọng cách, lá sung, hành sống, hẹ tươi, lá nốt, là xương xông, búp ổi, gừng và giềng thái mỏng… Riêng món gỏi cá diếc thì không phải chọn lựa loại gia vị nào riêng mà có thể ăn với tất cả các loại gia vị. Cứ bắt một con cá bỏ vào miệng nhai là người ta lại nhặt rau và gia vị ăn cùng, rồi uống một ngụm rượu nếp…” – Trích “Món gỏi độc nhất vô nhị”

(Nguồn Internet)

Ăn Và Yêu Và Ăn Và Yêu…

Tác phẩm Ăn Và Yêu Và Ăn Và Yêu… của tác giả Ann Lee hiện là Giám đốc Công ty truyền thông Đại Việt Hoàn Cầu. Như chị chia sẻ: Một phụ nữ sẽ có lúc đứng trong bếp, mắt cay không biết vì nước mắt kết thúc một cuộc tình hay mồ hôi thấm xuống, nghiệm ra rằng, cái bếp, các món ăn, chính là nơi người ta có thể nấu sôi, hòa tan, làm lắng lại những cảm xúc của mình, để ngày mai lại bình tĩnh, mỉm cười mà sống.

Căn bếp là nơi phụ nữ mang lại sự âu yếm, giữ cho mình sự tự chủ, cân bằng, tỏa thơm mùi thức ăn ấm áp. Bếp luôn đầy ắp những gia vị để níu giữ hay dứt bỏ, dành nấu những món làm lành hay những món từ biệt để ra đi.

(Nguồn Internet)

Nỗi Đau Nào Rồi Cũng Sẽ Qua

Nỗi Đau Nào Rồi Cũng Sẽ Qua là cuốn tiểu thuyết của nhà văn best seller người Mỹ Douglas Kennedy.

Câu chuyện về những vật lộn cá nhân giữa những bi kịch đời thường, về mất mát và hàn gắn, về tuyệt vọng và tái sinh. Là cha đẻ của các tiểu thuyết ăn khách trên toàn thế giới, Douglas Kennedy dĩ nhiên chẳng thể quên vài tình tiết gay cấn về cuối truyện để chiều lòng những ai kiếm tìm trải nghiệm đọc nhiều kịch tính, nhưng rốt cuộc, Nỗi Đau Nào Rồi Cũng Sẽ Qua vẫn là cuốn sách phù hợp hơn vào những buổi chiều lặng lẽ riêng tư, như là một người bạn tâm tình hơn là một màn giải trí li kỳ hay rộn rã.

(Nguồn Internet)

Cuộc Chơi Nhan Sắc – Những Câu Chuyện Về Tình Yêu

Cuộc Chơi Nhan Sắc – Những Câu Chuyện Về Tình Yêu tuyển chọn truyện ngắn của những tác giả hiện đại Nga viết về ngày lễ yêu thích của đất nước Nga, ngày quốc tế phụ nữ mùng 8 tháng 3. Các câu chuyện được viết bởi các tác giả viết ở những thể loại khác nhau, vì ngày lễ này kết nối tất cả độc giả của nhiều khuynh hướng đọc. Trong số đó có cây bút trinh thám gạo cội Darya Dontsova, có tác giả những áng văn nghiêm túc Maria Voronova, đồng thời cả những cây bút viết chuyện tình cảm hài hước như Yulia Klimova hay viết về đề tài đương đại và thế sự xã hội như Irina Kritskaya, có cả những tác giả mới bắt đầu nghiệp viết nhưng không kém tài hoa như Anna Khrustalyova, Elena Nesterina… Tuyển tập này sẽ là một sự kế thừa liên kết, như người ta thường nói “Mọi thể loại văn học đều thú vị trừ những gì buồn chán”.

Mỗi câu chuyện trong tuyển tập Cuộc Chơi Nhan Sắc – Những Câu Chuyện Về Tình Yêu là một mảnh ghép đời sống hiện đại Nga, bên cạnh các tác phẩm văn chương “nghiêm túc” thì những tếu táo hài hước, những câu chuyện đời thường cũng tìm được chỗ đứng trong lòng người đọc.

(Nguồn Internet)

Lá nằm trong lá

Nguyễn Nhật Ánh là tên và cũng là bút danh của một nhà văn Việt Nam chuyên viết cho tuổi mới lớn. Mở cuốn sách mới của tác giả Nguyễn Nhật Ánh, bạn sẽ gặp những cái tên quen thuộc của những người nổi tiếng ngay trang 5 trang trọng đề tặng “Các bạn văn hữu”: Nhà thơ Bùi Chí Vinh, Phạm Sỹ Sáu, Lê Minh Quốc, nhà văn Nguyễn Đông Thức, nhà phê bình Huỳnh Như Phương, nhà báo Nguyễn Công Khế, Kim Hạnh…

(Nguồn Internet)

Tuổi niên thiếu của “Những thằng quỷ nhỏ” trong truyện có gắn gì với họ không, có phải là họ không, chỉ họ và tác giả mới biết, nhưng bạn đọc thì có thể tưởng tượng ra một nhóm “thằng” thân thiết, bắt đầu lớn, mới biết thích con gái và ngập mộng văn chương. Chuyện của bút nhóm học trò, truyện nằm trong truyện, những cơn giận dỗi ghen tuông bạn gái bạn trai với nhau, nhiều nhất vẫn là chuyện nhà trường có các cô giáo hơn trò vài tuổi coi trò như bạn, có thầy hiệu trưởng tâm lý và yêu thương học trò coi trò như con. Trở lại với đề tài học trò, hóm hỉnh và gần gũi như chính các em, Nguyễn Nhật Ánh chắc chắn sẽ được các bạn trẻ vui mừng đón nhận.

Cứ lật đằng cuối sách, đọc bài thơ tình trong veo là có thể thấy điều đó “Khi mùa xuân đến/ Tình anh lại đầy/ Lá nằm trong lá / Tay nằm trong tay”.

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Tí tách, tí tách… mưa rơi ngoài hiên, mình cùng đọc sách. Tháng 5/2017 có sách gì hay?