Tổng hợp 2 bài văn khấn Tết Hàn Thực đúng phong tục cổ truyền Việt Nam

30/11/2023

Vào ngày 3 tháng 3 âm lịch, nhà nhà đều dâng lên mâm lễ, văn khấn Tết Hàn Thực mang ý nghĩa văn hóa tưởng nhớ đến tổ tiên cội nguồn và cầu mong bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận. Dõi theo cần chuẩn bị như thế nào cho đúng nghi lễ trong bài viết sau.

1. Tết Hàn Thực ở Việt Nam khác gì Trung Quốc

Mọi người vẫn thường được nghe nói về văn khấn Tết Hàn Thực. Vậy Tết Hàn Thực là ngày gì và có nguồn gốc từ đâu? Tết Hàn Thực ở Trung Quốc bắt nguồn từ một tích truyện xa xưa kể về một vị hiền sĩ tên Giới Tử Thôi có công với vua Tấn Văn Công khi vua bị lưu vong suốt 19 năm. Ông đã cắt thịt từ chính đùi của mình dâng lên bát cháo nóng, giúp vua không bị đói. Thế nhưng khi lấy lại được ngai vàng, vua Tấn lại quên không nhớ đến người hiền sĩ năm xưa, khiến cho Giới Tử Thôi có chút chạnh lòng và lui lên núi ở ẩn. Một ngày nọ khi nhớ lại người đã từng giúp mình khi bị lưu đày, vua Tấn cho người tìm lại Giới Tử Thôi nhưng vô tình khiến cho Tử Thôi bị thiêu cháy. Từ đó, ngày Tết này diễn ra hằng năm vào ngày 3 tháng 3 âm lịch để người dân Trung Quốc tưởng nhớ về người hiền sĩ năm xưa.

Tuy nhiên ở Việt Nam, Tết Hàn Thực còn được gọi là Tết bánh trôi bánh chay, để mọi người nhớ về tích bọc trăm trứng đẻ trăm con của mẹ Âu Cơ. Do đó, hằng năm ngày Tết diễn ra để người Việt tưởng nhớ về nguồn gốc dân tộc. Bánh trôi bánh chay có trong ngày Tết này vì cách làm, nấu bánh dân tộc cổ truyền đã có từ thời vua Hùng Vương.

Vào ngày này, nhà nhà sẽ chuẩn bị hương nhang thoảng thơm dịu, sắm hoa quả đẹp bắt mắt, tươi lâu, mua nhiều loại hoa tươi, và làm bánh trôi với nhân là những hạt đỗ xanh thanh mát tốt cho sức khỏe dâng lên bàn thờ, dọn dẹp nhà sạch sẽ đồng thời đọc bài văn khấn Tết Hàn Thực cổ truyền để hoàn thành nghi lễ. Có thể tham khảo mẹo dọn nhà sạch đẹp đón lễ để tiết kiệm thời gian cũng như công sức mà vẫn đảm bảo nhà cửa sạch sẽ như ý muốn.

5 điều tuyệt đối kiêng kị trong ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch

Bánh trôi nước cho ngày Tết Hàn Thực (Nguồn: phunuvietnam.vn)

2. Văn khấn Tết Hàn Thực đúng theo phong tục cổ truyền của Việt Nam

Hằng năm, vào ngày Tết Hàn Thực, các gia đình chuẩn bị mâm lễ cúng Tết gồm: Hương nhang, đĩa với nhiều loại hoa quả trình bày đẹp mắt, trầu cau và 5 (hoặc 3) bát bánh trôi, 5 (hoặc 3) bát bánh chay và đọc bài khấn Tết Hàn Thực.

Tết Hàn Thực 2020 ngày mấy? Cách bày mâm cúng Tết Hàn Thực

Dĩa bánh trôi trên mâm cúng (Nguồn: truyenxuatichcu.com)

Sau đây là bài văn khấn Tết Hàn Thực cổ truyền của Việt Nam để bạn đọc tham khảo:

“Con lạy chín phương trời, mười phương Phật, chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần. Con kính lạy ngài bản cảnh thành hoàng, ngài bản xứ thổ địa, ngài bản gia táo quân cùng chư vị tôn thần.

Con kính lạy cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, thúc bá, đệ huynh, cô di, tỷ muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ chúng con là… Ngụ tại…

Hôm nay là ngày… (đọc ngày theo âm lịch) gặp tiết Hàn Thực, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị tôn thần, nhớ đức cù lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài bản cảnh thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh thổ địa, ngài bản gia táo quân, ngũ phương, long mạch, tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ tổ khảo, tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ… (họ của gia chủ) cúi xin thương xót cho con cháu giáng về chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị tiền chủ, hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai âm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận, trên bảo dưới nghe.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Bài văn khấn cúng Tết Hàn Thực truyền thống khác:

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Kính lạy: – Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ).

Hôm nay là ngày…

Gặp tiết Hàn Thực, tín chủ con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị tôn thần, nhớ đức cù lao tiên tổ, mỗi niệm không quên. Do đó chúng con sắm sanh lễ vật, sửa sang hương đăng, trần thiết trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời:

Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương.

Ngài Bản xứ thần linh Thổ địa.

Ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần.

Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại trong họ, cúi xin thương xót con cháu giáng về linh sàng, chứng giáng tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ở trong nhà này, đất này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Đọc bài khấn Tết Hàn Thực xong, chủ nhà thắp hương và gia đình có thể hạ bàn cúng sau khi hương tàn.

Ngày nay, Tết bánh trôi bánh chay vẫn được các gia đình nhớ đến và dâng lễ cúng lên bàn thờ. Để chuẩn bị bài văn khấn Tết Hàn Thực hoặc mâm cúng ngày Tết thật đầy đủ, các bạn hãy ghé qua Useful để mua đồ thờ cúng đa dạng, ý nghĩa và phù hợp mọi ngày lễ Tết.

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Tổng hợp 2 bài văn khấn Tết Hàn Thực đúng phong tục cổ truyền Việt Nam