Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Triệu chứng, Nguyên nhân, Cách chăm sóc

30/11/2023

Hội chứng ruột kích thích xảy ra phổ biến đối mọi đối tượng và đặc biệt là trẻ nhỏ. Việc trẻ bị rối loạn tiêu hóa sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển sau này của con. Tuy nhiên, bệnh sẽ được chữa trị dứt điểm nếu như phát hiện sớm, từ đó giúp con thông minh và khỏe mạnh hơn.

1. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nguy hiểm như thế nào

Rối loạn tiêu hóa khi xảy ra ở trẻ em sẽ ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng mà cơ thể bé cần dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, phát triển chậm về trí não và thể chất, hệ miễn dịch suy giảm. Hơn nữa, trẻ cũng có thể mắc lại căn bệnh này trong tương lai khi có một tác nhân từ môi trường tác động vào hệ thống tiêu hóa. Hơn hết, rối loạn tiêu hóa là một trong những biểu hiện của bệnh ung thư đại tràng đầy nguy hiểm mà cha mẹ cần phải lưu ý.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Triệu chứng, Nguyên nhân, Cách chăm sóc

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em (Nguồn: hellobacsi.com)

2. Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa

2.1. Sức đề kháng trẻ em chưa hoàn thiện

Vào giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi, sức đề kháng lúc này của bé còn yếu và chưa hoàn thiện nên dễ bị các yếu tố gây hại xâm nhập như: vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng,… Bên cạnh đó, đối với trẻ không bú sữa mẹ sẽ mất sự đề kháng mạnh mẽ. Vì thế, khi có sự bất ổn trong chế độ dinh dưỡng thì trẻ có nguy cơ cao mắc các chứng bệnh về tiêu hóa. Nếu trẻ đã có thể ăn được, cha mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm nhiều lợi khuẩn tốt chi hệ tiêu hóa cho bé để tăng cường sức khỏe dạ dày.

2.2. Tác dụng phụ khi dùng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh chính là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ mắc chứng rối loạn tiêu hóa. Khi loại thuốc này vào cơ thể thì không những triệt tiêu các loại vi khuẩn gây hại mà loại bỏ luôn các lợi khuẩn, dẫn đến tình trạng mất cân bằng sinh thái ở đường ruột và gây nên hội chứng ruột kích thích.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Triệu chứng, Nguyên nhân, Cách chăm sóc

Không nên lạm dụng thuốc quá nhiều (Nguồn: thuocdantoc.org)

2.3. Ngộ độc thực phẩm hay vệ sinh kém

Thêm vào đó, bé có thể bị rối loạn đường ruột bởi môi trường không được vệ sinh sạch sẽ và có nguồn nước bị ô nhiễm đến nguồn thực phẩm sử dụng hàng ngày. Hơn nữa, cơ thể bé có thành ruột chưa phát triển và còn yếu, vậy nên khi bị nhiễm khuẩn sẽ mắc các triệu chứng như: tiêu chảy, táo bón, đau bụng, đầy hơi,…

2.4. Từ bệnh lý

Thực tế, những biến chứng từ các căn bệnh: viêm phế quản, viêm phổi, viêm đường hô hấp,… Cũng là nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Khi đó, bé sẽ bị tiết ra lượng đờm có vi khuẩn, chưa ý thức được việc phải nhổ ra nên phản xạ trẻ sẽ nuốt nên đường ruột bị nhiễm khuẩn.

2.5. Ăn uống không hợp lý

Ngoài ra, chế độ ăn uống không hợp lý và dung nạp nhiều bánh kẹo, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức uống có ga,… Đều là những thực phẩm không có lợi cho hệ tiêu hóa yếu của trẻ. Tham khảo các thông tin về hội chứng ruột kích thích nên ăn gì, kiêng cử như thế nào để lập thực đơn dinh dưỡng hàng ngày phù hợp cho bé nhé.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Triệu chứng, Nguyên nhân, Cách chăm sóc

Chế độ ăn không hợp lý (Nguồn: khoe.online)

3. Triệu chứng trẻ bị rối loạn tiêu hóa

3.1. Trẻ bị nôn trớ

Nôn trớ hay còn là trào ngược dạ dày là tình trạng thức ăn sau khi đến dạ dày nhưng lại bị đẩy ngược lên trên. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn nhiều thường gặp trong các tháng đầu từ khi mới sinh bởi đường tiêu hóa của bé lúc này chưa được hoàn thiện.

3.2. Táo bón

Chính vì hệ tiêu hóa rất yếu nên khi ăn những thức ăn quá cứng, món nhiều dầu mỡ hay các món đạm gây khó tiêu khiến trẻ dễ bị táo bón, chán ăn. Từ đó, cơ thể bé sẽ không thể hấp thụ tốt chất dinh dưỡng, các khoáng chất thiết yếu dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng và chậm phát triển. Khi đó việc bổ sung các loại rau củ quả giàu chất xơ trị táo bón tốt là cực kỳ cần thiết.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Triệu chứng, Nguyên nhân, Cách chăm sóc

Chứng táo bón nguy hiểm đến đường ruột của bé (Nguồn: bekhoebevui.vn)

3.3. Tiêu chảy

Tiêu chảy là một tình trạng thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Khi bị tiêu chảy liên tục, kéo dài tần suất nhiều lần trong một ngày khiến trẻ dễ mất nước trầm trọng, mất chất điện giải và nguy hiểm nhất có thể dẫn đến tử vong do không được xử lý kịp thời. Khi đó việc lập kế hoạch chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà khoa học là điều mà nhiều phụ huynh nên lưu ý ngay khi trẻ bị bệnh.

3.4. Khó tiêu đầy bụng

Bên cạnh đó, trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên thành ruột lúc này rất yếu, khi bị nhiễm khuẩn thì lập tức các triệu chứng thay đổi đại tiện xảy ra với cơ thể bé như khó tiêu, nặng bụng, đầy hơi,…

3.5. Chán ăn, bỏ bú

Không những thế, hệ tiêu hóa gặp tình trạng bất ổn nên khiến cho bé luôn cảm thấy đầy hơi, chướng bụng nên trẻ có thể chán ăn hay bỏ bú sữa mẹ.

3.6. Đau bụng

Đau bụng là triệu chứng trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường gặp và gây bất tiện trong sinh hoạt thường ngày do các thay đổi trong việc đại tiện. Hơn nữa, bé đôi khi gặp chứng đau quặn bụng, đi vệ sinh phải rặn, đau rát hay thậm chí có thể nứt kẽ ở hậu mâu gây chảy máu.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Triệu chứng, Nguyên nhân, Cách chăm sóc

Bé chán ăn khi hệ tiêu hóa gặp vấn đề (Nguồn: vinmec.com)

4. Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa

4.1. Thay đổi chế độ ăn phù hợp cho trẻ

Những loại thực phẩm giàu vitamin dành cho hệ tiêu hóa và thức ăn đầy đủ chất lượng dinh dưỡng cho trẻ phải được cân bằng giữa các chất như: đạm, bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Nên chế biến các món ăn phù hợp với lứa tuổi của bé, bổ sung thêm chất dinh dưỡng từ sữa cho các tế bào có trong ruột sản sinh và phát triển tốt.

4.2. Cho trẻ uống thuốc hỗ trợ tiêu hóa

Hiện nay, việc cha mẹ cho trẻ sử dụng thuốc hỗ trợ đường tiêu hóa bảo vệ tối đa sức khỏe cũng là một trong những cách tiện dụng, an toàn và hữu hiệu. Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá nhiều và nên dùng trong vài trường cần thiết.

4.3. Dùng sữa chua, hoặc lợi khuẩn đường ruột

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, phụ huynh có thể cho con em mình sử dụng các sản phẩm sữa chua lên men tự nhiên hay một số loại men vi sinh cho trẻ là các phương pháp chăm sóc được áp dụng phổ biến khi trẻ gặp chứng rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, nhiều người thắc mắc trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa hay không thì câu trả lời là có thể, tuy nhiên không nên dung nạp các loại sữa chứa nhiều đường lactose khiến ruột non của bé bị tổn thương.

4.4. Cho trẻ uống đủ nước

Trong lúc chăm sóc trẻ, bố mẹ nên khuyến khích bé uống thật nhiều nước khoáng tinh khiết sạch an toàn. Bởi việc bổ sung lượng nước đầy đủ cho cơ thể hàng ngày sẽ giúp thức ăn khi tiêu thụ được loãng ra và dễ dàng di chuyển bên trong đường ruột hơn.

4.5. Cho trẻ nghỉ ngơi

Ngoài các cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa ở trên, việc cho trẻ nghỉ ngơi phục hồi thể trạng là điều cấp thiết mà bạn nên làm. Ngoài ra, khi chế biến thức ăn thì nên sơ chế thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ mềm nhừ để không tạo áp lực lên hệ tiêu hóa giúp bé khỏe mạnh nhanh hơn.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Triệu chứng, Nguyên nhân, Cách chăm sóc

Tập thói quen cho trẻ uống nước (Nguồn: lamchame.com)

5. Cách đề phòng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

5.1. Rèn luyện thói quen ăn uống khoa học

Mỗi bữa ăn bạn nên nhắc nhở bé nhai thật kỹ thức ăn, việc này giúp nghiền các món ăn thành các mảnh nhỏ và hòa lẫn với các enzyme có ở nước bọt, từ đó trẻ sẽ cảm thấy ngon miệng và tiêu hóa dễ hơn.

5.2. Cho trẻ hoạt động thể dục đều đặn

Để phòng ngừa trẻ bị rối loạn tiêu hóa, phụ huynh thiết lập thói quen vận động thể dục hàng ngày cho bé. Khi đó, trẻ có thể ăn ngon miệng, tiêu hóa hoạt động trơn tru. Tuy nhiên, tuyệt đối không cho bé vận động ngay sau bữa ăn no nhé.

5.3. Chỉ nên chọn thực phẩm sạch và tươi sống

Thực phẩm sạch an toàn và tươi sống chính là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống tiêu hóa yếu của trẻ thời gian đầu đời. Theo đó, bạn có thể chọn mua rau củ quả thành phần nhiều vitamin tự nhiên tốt cơ thể. Các axit amin thường có trong thịt tươi sống sạch được giết mổ nhân đạo hợp vệ sinh. Những loại thực phẩm trên hiện đang được phân phối trên Adayroi với nguồn gốc rõ ràng, quy trình rà soát gắt gao và lưu trữ công nghệ hiện đại.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Triệu chứng, Nguyên nhân, Cách chăm sóc

Chọn lọc các thực phẩm sạch sẽ rõ nguồn gốc (Nguồn: dieucanbiet.vn)

5.4. Các biện pháp khác

Không chỉ dừng lại ở đó, một giải pháp hữu hiệu nhất chính là xây dựng cho trẻ hệ tiêu hóa tốt ngay khi còn nhỏ. Không nên khiến bé căng thẳng và áp lực làm trẻ ăn mất ngon, cần tạo không khí thoải mái và thích thú khi bé dùng bữa. Thức ăn nên được nấu ở nhà để đảm bảo vệ sinh, cần chỉ dạy cho bé rửa tay kỹ càng bằng dung dịch rửa tay diệt vi khuẩn trước và sau ăn. Nếu nhận thấy trẻ có dấu hiệu bất thường nên đưa trẻ đến khám chuyên khoa nhi ở các cơ sở y tế uy tín để phát hiện và chữa trị kịp thời.

Trên đây là các giải đáp những thông tin cho câu hỏi vì sao trẻ bị rối loạn tiêu hóa mà bố mẹ nên biết, từ đó tìm cách đề phòng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em được tốt nhất nhé.

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Triệu chứng, Nguyên nhân, Cách chăm sóc