10 cách phòng chống dị tật ở thai nhi bảo vệ sức khỏe tương lai của bé

Useful
19/12/23
Lượt xem : 52 view
Phòng chống dị tật ở thai nhi
Rate this post
Từ tháng thứ 3 của thai kỳ, thai phụ nên chú ý trong việc phòng chống và phát hiện dị tật thai nhi để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm như thai lưu, thai dị dạng. Cùng tìm hiểu 8 dị tật thai nhi thường gặp và cách phòng chống dị tật ở thai nhi mà mẹ không nên bỏ qua.

1. Nguyên nhân gây dị tật thai nhi

Nguyên nhân gây dị tật ở thai nhi, liệu có thể phòng ngừa?

1.1. Thiếu axit folic

Axit folic còn được gọi là folacin hay folate là vitamin B9 hòa tan trong nước, cần thiết trong việc hỗ trợ con người tái tạo tế bào mới như hồng cầu, các khu vực bị tổn thương. Acid folic cần được bổ sung hằng ngày với một người bình thường và bổ sung lượng lớn hơn với người mang thai. Bởi trong thời kỳ mang thai, Axit Folic có tác dụng tổng hợp AND hỗ trợ phát triển toàn diện của thai nhi đặc biệt là hệ thần kinh.

Tình trạng thiếu hụt, không cung cấp đủ acid folic, hệ thần kinh trung ương của bào thai dễ bị rối loạn, biến dạng não gây thoát vị não, màng não, khiến trẻ gặp các vấn đề về cột sống như hở đốt sống, gai đôi cột sống. Thiếu hụt acid folic còn là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến thai nhi dị tật ở tim, sứt môi, hở hàm ếch, đường tiểu khó khăn. Những dấu hiệu này có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào của thai kỳ, đặc biệt là giai đoạn đầu, chính vì thế các bác sĩ đưa ra lời khuyên cho mẹ bầu có dự định mang thai nên bổ sung acid folic trước thời gian dự định 3 tháng qua chế độ dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, sữa cung cấp dinh dưỡng dành cho bà bầu.

1.2. Yếu tố môi trường và lối sống

Các yếu tố môi trường sống độc hại cũng là một trong những nguyên nhân gây dị tật thai nhi ở trẻ. Đó là việc mẹ tiếp xúc với các hóa chất độc hại từ thuốc lá, thuốc trừ sâu, chất phóng xạ, chất thải, hầm mỏ… Mẹ nghiện rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích cũng là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

1.3. Di truyền

Nếu trong gia đình của bố hoặc mẹ có tiền sử mắc các bệnh dị tật bẩm sinh, người mẹ đã từng bị sinh non, sảy thai, thai lưu, thai dị dạng trước đó… thì rất có thể sẽ tiếp tục di truyền những bất thường này sang cho thai nhi. Một số dị tật bẩm sinh ở thai nhi do các yếu tố di truyền thường gặp như bệnh về tim, về máu như rối loạn đông máu, tan máu bẩm sinh. Thực hiện khám sức khỏe sinh sản trước hôn nhân là điều cần thiết để hạn chế và kiểm soát, can thiệp kịp thời các dị tật do di truyền lên trẻ trong quá trình mang thai.

1.4. Chăm sóc chưa đúng trong quá trình mang thai

Trong quá trình mang thai, chế độ dinh dưỡng mẹ bầu không đảm bảo hoặc ăn các loại thực phẩm có nguy cơ sảy thai, thai dị dạng. Mẹ nên tránh xa các thực phẩm gây thai dị dạng như đồ chiên rán, đồ chứa nhiều caffein, trà, đồ xông khói, nướng, đồ ngọt. Tham khảo chế độ dinh dưỡng thiếu hụt I ốt cần đặc biệt cảnh giác khi mang thai.

1.5. Dùng các loại thuốc điều trị không dành cho thai nhi

Khi mang thai, mẹ bầu mắc bệnh không nên tự ý uống thuốc không theo chỉ định của bác sĩ dễ ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt tránh các loại thuốc nguy hiểm đến sự phát triển của trẻ như thuốc chống ung thư, thuốc chống động kinh, thuốc điều trị tim…

2. 8 dị tật thai nhi thường gặp mẹ bầu không thể xem thường

2.1. Dị tật ống thần kinh

Dị tật ống thần kinh là hiện tượng não và cột sống của thai nhi gặp vấn đề, phát triển không bình thường. Ống thần kinh chứa não, tủy sống, hộp sọ, xương sống. Dị tật ống thần kinh thực sự nguy hiểm và gây ra các biểu hiện như dị tật tim, hở hàm ếch, sứt môi, não úng thủy, nứt đốt sống hoặc gây tử vong, nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ.

Dị tật ống thần kinh thường do nguyên nhân thiếu hụt acid folic để cung cấp cho bào thai, khiến ống thần kinh không đủ dưỡng chất để phát triển toàn diện. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như di truyền, môi trường sống, thói quen xấu.

2.2. Hội chứng Down

Hội chứng Down thể hiện chứng rối loạn nhiễm sắc thể. Nguyên nhân chính gây ra hội chứng này là do tuổi tác của người mẹ quá lớn. Tỉ lệ mắc hội chứng này càng cao khi mẹ mang thai ngoài độ tuổi 35. Trung bình 1/350 trẻ mắc phải với phụ nữ ngoài 35 tuổi. 1/300 trẻ với phụ nữ ngoài 40 và tỉ lệ này ngày càng tăng khi tuổi mẹ cao. Hội chứng này khiến mẹ bị thai lưu, thai chết, trẻ sinh ra có những biểu hiện như đầu thẳng, phẳng, tai bất thường, mắt lệch, trong, lè lưỡi và có mặt già.

2.3. Biến dạng chân

Dị tật biến dạng chân có biểu hiện là chân không bình thường như lòng bàn chân quay vào hoặc quay ra. Dị tật này thường gặp do nhiều nguyên nhân như tuổi tác mẹ, môi trường và chăm sóc khi mang thai sai cách. Nếu không bị quá nặng, dị tật này có thể được chữa bằng cách chỉnh hình chân sau sinh.

2.4. Dị tật miệng (sứt môi, hàm ếch)

Tỷ lệ trẻ mắc các bệnh dị tật miệng như hở hàm ếch, sứt môi ở Việt Nam khoảng 1/1000. Nguyên nhân được các bác sĩ nhận định do di truyền, do thói quen xấu của thai phụ như hút thuốc, uống rượu bia. Biểu hiện của dị tật này là môi và vòm miệng phát triển không đồng đều.

2.5. Chứng thông thiên nhất – dị tật tim bẩm sinh

Dị tật tim bẩm sinh thường có biểu hiện như da xanh, thở yếu. Nguyên nhân của hiện tượng này thường do thiếu vách ngăn ngăn cách giữa tâm thất trái và tâm thất phải. Dị tật tim bẩm sinh ở bé có thể phát hiện được qua siêu âm vì thế mẹ bầu nên chú ý siêu âm thai định kỳ ở những cơ sở uy tín để có biện pháp can thiệp kịp thời.

2.6. Dị tật khuyết hậu môn

Tỷ lệ trẻ mắc dị tật khuyết hậu môn khoảng 1/5000. Biểu hiện là hậu môn tịt, cần được can thiệp ngay để tránh ảnh hưởng đến tính mạng của bé. Nguyên nhân của dị tật này không được xác định rõ trong đó các yếu tố môi trường sống của mẹ ảnh hưởng lớn.

2.7. Lỗ niệu đạo lệch

Lỗ niệu đạo lệch trên hay lệch dưới đều thường gặp ở bé trai. Đó là khi lỗ dẫn tiểu nằm trên/ dưới dương vật khiến dương vật bị cong lên/ xuống tuy không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bé nhưng lại tác động đến chức năng sinh dục, cuộc sống sau này của bé. Cần được can thiệp kịp thời để đảm bảo không gặp vấn đề với cơ quan sinh dục sau này.

2.8. Nứt đốt sống

Nứt đốt sống có tỉ lệ trẻ mắc cao, thông thường tỉ lệ là 1/500. Dị tật này khiến đốt xương trên xương sống không thể khép kín khiến để lộ tủy sống, dịch não tủy và màng. Nguyên nhân được xác định phần lớn do thiếu hụt axit folic, người mẹ bị sốt cao. Cần được phát hiện sớm và phẫu thuật ngay trong 48 giờ sau sinh để đảm bảo kết quả tiến triển tốt với bé.

3. Cách phòng chống dị tật ở thai nhi

3.1. Khám sức khỏe trước khi mang thai (tiền sản)

Khám sức khỏe trước khi mang thai (tiền sản) là cách phòng tránh dị tật thai nhi nên thực hiện đối với các cặp vợ chồng sắp cưới, hoặc trong độ tuổi sinh sản, đang có dự định sinh em bé để đảm bảo tình trạng sức khỏe của cả hai đều tốt cho việc thụ thai và mang thai. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về dị tật thai nhi làm sao để ngăn ngừa, phương pháp thụ thai thích hợp nhất. Đảm bảo cha mẹ không mắc các bệnh truyền nhiễm, di truyền trước khi thụ thai như hội chứng máu tan bẩm sinh, viêm gan B.

3.2. Bổ sung vitamin mỗi ngày, nhất là axit folic

Axit folic rất cần thiết cho phụ nữ tuổi sinh nở. Trước khi xác định mang thai, người phụ nữ nên bổ sung axit folic trước ít nhất 3 tháng để tránh các dị tật thai nhi do thiếu hụt folate. Không nên bổ sung muộn sẽ rất khó để cứu chữa tình hình khi thai nhi đã hình thành.

3.3. Khám siêu âm, xét nghiệm dị tật thai nhi

Khám siêu âm, xét nghiệm dị tật thai nhi là cần thiết khi sức khỏe mẹ không đảm bảo, tiền sử gia đình mắc các bệnh di truyền, tiếp xúc với môi trường chất độc, khói bụi. Khám dị tật thai nhi các bác sĩ sẽ thực hiện ngay từ lần đầu khám thai, đo độ mờ da gáy, làm xét nghiệm sàng lọc, xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm 4D… để biết được tình trạng thai nhi, dị tật thai nhi làm sao để ngăn ngừa. Mẹ nên khám siêu âm, xét nghiệm dị tật ngay từ những tuần đầu tiên để bác sĩ có lời khuyên về các phương pháp kịp thời. Them gia các dịch vụ theo dõi thai sản và sinh con trọn gói cũng là một trong những lựa chọn sáng suốt cho mẹ bầu khi được hưởng dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp và quy trình thăm khám thai kỳ khoa học, theo đúng quy chuẩn và thực hiện đầy đủ tất cả các xét nghiệm cần thiết, đúng lúc.

3.4. Sống lành mạnh, tránh xa rượu bia thuốc lá, chất kích thích

Rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích là những nguyên nhân khiến tỷ lệ sảy thai, dị tật, thai chết lưu, sinh non, tử vong sơ sinh tăng lên. Mẹ tiếp xúc dù chủ động hay thụ động cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Chính vì thế cách phòng chống dị tật ở thai nhi là nên hạn chế tối đa các chất kích thích để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và bé.

3.5. Không tiếp xúc với người bệnh, nơi đông người

Không tiếp xúc với người mắc các bệnh lây nhiễm về đường hô hấp sẽ khiến mẹ dễ bị ảnh hưởng sức khỏe, gây ảnh hưởng không tốt thai nhi. Tránh những nơi đông người, nhiều tiếng ồn không tốt cho hô hấp và ảnh hưởng đến thính giác thai nhi.

3.6. Sử dụng thuốc điều trị thận trọng

Trước khi sử dụng thuốc điều trị, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo không ảnh hưởng đến thai nhi ngay cả với các loại thuốc chữa bệnh thông thường là cách phòng chống dị tật ở thai nhi. Không nên tự ý sử dụng những loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không tốt trong quá trình mang thai.

3.7. Giảm stress, sống vui vẻ, thư giãn

Giữ tâm trạng luôn vui vẻ, thư giãn và thoải mái là cách giúp thai nhi được khỏe mạnh và phát triển tốt. Tránh tình trạng stress, căng thẳng gây sinh non, sảy thai, vô sinh. Mẹ bầu có thể giảm stress bằng cách voucher massage chất lượng cao dành cho bà bầu, tập yoga, thể dục thư giãn, đọc truyện và vui cười mỗi ngày.

3.8. Tầm soát HPV

Virus HPV thường làm mẹ bầu tăng khả năng sinh non khiến trẻ bị suy phổi, suy não. Tỉ lệ mắc HPV tương đối cao vì thế  bạn nên tầm soát trước khi có thai đặc biệt với những ai quan hệ tình dục sớm để có phương pháp điều trị hiệu quả.

3.9. Giám định bệnh sử của bản thân, phả hệ gia đình

Nếu bản thân, phả hệ gia đình mắc các bệnh dị tật bẩm sinh thì nguy cơ khi mang thai dễ bị mắc các bệnh này. Vì thế việc xác định chẩn đoán di truyền là cách phòng chống dị tật ở thai nhi giúp phân tích nguy cơ dị tật khá hữu ích dành cho bạn trước khi quyết định mang thai.

3.10. Tiêm ngừa đầy đủ khi thời gian mang thai

Việc tiêm ngừa đầy đủ khi thời gian thai kỳ như vaccine uốn ván theo chỉ định của bác sĩ giúp mẹ an tâm hơn trong quá trình mang thai bé

Tiêm vắc xin trước khi mang bầu và thời gian tiêm phòng thích hợp nhất

Hy vọng với những chia sẻ về cách phòng chống dị tật ở thai nhi trên, mẹ có thêm những thông tin thai kỳ hữu ích để chuẩn bị cho quá trình mang thai khỏe mạnh nhất. Mẹ cũng có thể tìm hiểu và thăm khám sức khỏe thai nhi tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec, với trang thiết bị hiện đại, phòng bệnh tiêu chuẩn khách sạn giúp mẹ có những trải nghiệm tuyệt vời nhất trong quá trình mang thai.