Sử dụng que thử thai hoặc siêu âm là một trong những biện pháp nhanh chóng và đơn giản nhất, để giúp các chị em nhận biết việc mình có thai hay không. Ngoài những giải pháp trên, các bạn còn có thể dựa theo một số dấu hiệu mang thai tuần đầu, được tổng hợp và chia sẻ lại ngay trong bài viết sau đây.
Sau quan hệ bao lâu xuất hiện dấu hiệu mang thai?
Khoảng thời gian từ 6 đến 10 ngày sẽ là thời điểm lý tưởng để thụ tinh thành công. Suy ra, sau khi quan hệ nếu “may mắn” thì trong khoảng 6 – 10 thì các chị em sẽ mang thai. Lúc này cơ thể người phụ nữ sẽ có nhiều sự thay đổi và xuất hiện một số dấu hiệu mang thai.
Tuy nhiên, khi mới mang thai tuần đầu tiên thì mỗi người phụ nữ đều sẽ sở hữu một cơ địa riêng. Do đó, để có thể nhận biết những thay đổi của cơ thể khi mang thai là điều rất khó đặc biệt là mang thai ở tuần đầu.
Vào tuần đầu tiên, cơ thể các mẹ bầu sẽ có sự thay đổi nhưng các dấu hiệu đó hầu như rất giống như khi bạn đến ngày “rụng dâu”. Do đó, có rất nhiều chị em khi không chú ý thì rất dễ hay bị nhầm lẫn.
Những dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên phổ biến nhất
Nếu bạn đang thắc mắc mang thai tuần đầu có dấu hiệu gì? Dưới đây là một số biểu hiện khi có thai sớm nhất thường gặp ở một số chị em để mọi người tham khảo thêm:
Chậm kinh
Chậm kinh luôn là một biểu hiện rõ rệt nhất để các mẹ bầu có thể nhận biết sớm thai kỳ. Khi quá trình thụ thai hoàn tất, cơ thể sẽ sản sinh ra nội tiết tố hCG nên làm ngưng kỳ kinh nguyệt tiếp theo.
Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu thường thấy ở mọi phụ nữ đến ngày nên rất dễ bị nhầm với việc mang thai.
Ra máu báo thai
Sau khoảng 10 ngày khi mang thai, các mẹ bầu thường có dấu hiệu ra máu âm đạo và bị đau ở vùng bụng. Nguyên nhân là do nội mạc tử cung bị bong tróc rồi bị đào thải ra ngoài.
Dấu hiệu này cũng rất dễ bị nhầm lẫn với chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng nếu để ý kỹ, mọi người sẽ thấy dấu hiệu này diễn ra ngắn và ít hơn, thì bạn nên nghĩ ngay tới việc có thai.
Đi tiểu nhiều hơn
Khi mang thai, tử cung đang ngày càng một phát triển để nuôi dưỡng phôi thai, dẫn đến bàng quang sẽ bị chèn ép dẫn đến hiện tượng tiểu đêm sẽ diễn ra thường xuyên hơn. Càng về sau, bàng quang sẽ càng bị chèn ép nhiều hơn nên việc đi tiểu sẽ diễn ra nhiều hơn trước.
Sự thay đổi vùng ngực
Một sự thay đổi khác trên cơ thể của người phụ nữ mang bầu đó chính là tại vùng ngực. Lúc này, người của bạn sẽ dần sưng lên, đau, núm vú dần sẫm màu hơn, dần nhô ra, quầng vú lớn hơn… đây là dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên điển hình của việc bầu sữa đang dần được hình thành ở tất cả các mẹ bầu.
Cơ thể mệt mỏi
Cảm giác mệt mỏi là một dấu hiệu diễn ra không ngừng ở tất cả các mẹ bầu khi mang thai. Lý do là vì khi thai nhi đang dần được hình thành, nguồn dinh dưỡng trong cơ thể mẹ sẽ luôn trong quá trình chuyển hóa để cung cấp năng lượng cho thai nhi có thể phát triển.
Sau khoảng tuần thứ 12, khi thai nhi đã hình thành gần như đầy đủ thì các mẹ mới giảm bớt tình trạng mệt mỏi trên cơ thể.
Xuất hiện dấu hiệu ốm nghén, buồn nôn
Khoảng 80% phụ nữ mang thai đều mắc phải tình trạng buồn nôn, ốm nghén vào đầu thai kỳ. Đây là cách nhận biết dễ dàng nhất của một phụ nữ khi mang thai.
Dấu hiệu này sẽ giảm dần đi sau 3 tháng đầu. Duy chỉ có số ít mẹ bầu sẽ bị ốm nghén cho đến gần ngày sinh.
Có sự nhạy cảm với mùi vị
Sự nhạy cảm với mùi vị là một dấu hiệu mang thai tuần đầu dễ nhận biết. Có một số mùi vị nhất định thường làm cho các mẹ cảm thấy khó chịu gây buồn nôn. Tuy nhiên, sự nhạy cảm này sẽ dần giảm đi cho đến hết 3 tháng đầu thai kỳ.
Mẹ bầu bị đầy hơi, khó tiêu
Khi mang thai, bạn sẽ bị táo bón và đầy hơi diễn ra thường xuyên. Để hạn chế mất phải tình trạng này, mẹ bầu nên cung cấp cho cơ thể chất xơ và uống đầy đủ 2 lít nước mỗi ngày
Nhiệt độ cơ thể thay đổi khác thường
Nếu như các bạn chú kỹ về nhiệt độ cơ thể, thì rất dễ để phát hiện thấy cơ thể luôn tăng lên khoảng một độ kéo dài liên tục trong 1-2 tuần đầu khi mang thai.
Tâm trạng có sự thay đổi thất thường
Hầu hết các mẹ bà mẹ mang thai đều có sự thay đổi lớn về mặt tâm trạng. Họ rất dễ bị xúc động và luôn trong tình trạng thất thường. Đó là kết quả của sự chuyển hóa hormone khiến tâm trạng của mẹ bầu trở nên không ổn định.
Âm đạo luôn ẩm ướt, khó chịu
Dịch tiết hay chất nhầy ở cổ tử cung sẽ dày hơn trong thời điểm rụng trứng. Nếu như quá trình thụ tinh không thành công, chất nhầy sẽ dần khô đi sau khoảng 24 giờ.
Nhưng khi thụ tinh thành công, chất nhầy sẽ tiếp tục được tiết ra trong nhiều ngày sau đó. Nên đây cũng là dấu hiệu nhận biết đầu tiên dễ dàng nhất của việc có thai.
Cần làm gì khi phát hiện ra các dấu hiệu mang thai?
Sau khi cảm nhận được những dấu hiệu mang thai tuần đầu, chị em cần:
Dùng que thử để biết mình có đang mang thai hay không?
Cách đơn giản và nhanh chóng nhất để giúp bản thân xác định việc có thai hay không là dùng que thử thai. Nếu như có thai thì lượng hCG trong nước tiểu sẽ tăng lên khi đó que thử thai sẽ hiện lên 2 vạch.
Nếu que thử thai chỉ báo 1 vạch đậm 1 vạch mờ, thì tốt nhất là bạn nên kiểm tra lại sau đó ít ngày. Hoặc là bạn đã dùng que thử thai sai cách.
Vậy nên, tốt nhất là bạn nên đọc kỹ hướng dẫn và nên dùng que thử thai vào buổi sáng để cho ra kết quả chính xác nhất.
Khám thai để được tư vấn chi tiết
Khi bạn đã biết chắc chắn là bản thân đang mang thai thì nên đi khám thai để được các bác sĩ kiểm tra và tư vấn chăm sóc.
Việc khám thai ở giai đoạn đầu, là để các bác sĩ có thể kiểm tra rõ về sức khỏe hay có bất kỳ biểu hiện bất thường nào của thai nhi hay không, nhằm đưa ra biện pháp phòng ngừa kịp thời.
Xét nghiệm sàng lọc cho bà bầu
Ngoài việc siêu âm, các mẹ bầu nên tiến hành xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh. Bằng cách này, các bác sĩ mới có thể biết rõ em bé trong bụng trong từng giai đoạn có gặp phải vấn đề nào bất thường hay không. Từ đó sẽ đưa ra những lời khuyên chính xác để giúp cho cả mẹ và bé luôn trong tình trạng khỏe mạnh nhất cho tới lúc chuẩn bị sinh.
Tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý cho bà bầu
Sau khi đã biết mình đang có thai ở những tuần đầu, các mẹ bầu nên chú ý nhiều hơn tới chế độ dinh dưỡng để đảm bảo thai kỳ luôn được cung cấp đầy đủ các chất cần thiết. –> Xem thêm: Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì? Những lưu ý về dinh dưỡng đầu thai kỳ
Vì trong thời điểm này, cả cơ thể của mẹ và bé đều cần rất nhiều chất dinh dưỡng. Khi bạn đảm bảo được một chế độ dinh dưỡng có khoa học, thì cơ thể mẹ sẽ luôn được khỏe mạnh, còn thai nhi trong bụng sẽ luôn phát triển một cách toàn diện nhất trong cả thai kỳ.
Tuân thủ chế độ nghỉ ngơi
Khi chúng ta mang thai, việc thức khuya là một thói quen bắt buộc phải điều chỉnh lại để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Các mẹ bầu nên đảm bảo chất lượng giấc ngủ ít nhất từ 7-8 tiếng/ngày và ngủ sâu giấc.
Đặc biệt là nên tránh nơi đông đúc ồn ào, tạo không gian yên tĩnh, tránh tiếp xúc quá nhiều với các chất kích thích và hãy đảm bảo ít nhất 30 phút ngủ trưa để cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể của mẹ.
Trên đây là một số gợi ý về những dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên để chị em có thể tham khảo. Tuy nhiên, không phải người nào khi mang bầu cũng có dấu hiệu giống nhau. Nên tốt nhất khi nhận thấy sự thay đổi cơ thể, nghi ngờ có thai thì nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra chính xác nhé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Bài viết tương tự:
- Hướng dẫn cách dùng que thử thai với 5 bước đơn giản
- Gợi ý 10+ cách quan hệ để có thai hiệu quả các cặp vợ chồng nên tham khảo!
- Tổng hợp 10+ cách nhận biết có thai phổ biến nhất ở các mẹ bầu
—————————————-
Nguồn pharmacity.vn:Source
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2025
- Có nên sử dụng khăn ướt tẩy trang không? Top 5 khăn ướt tẩy trang tốt nhất
- Các tiệm làm nail quận 4 có nhận đào tạo học viên làm nail cơ bản với giá rẻ
- Nữ diễn viên kể hậu trường nhận 10 cái tát từ Thanh Hương
- Bí quyết thiết kế phòng ngủ 4m2 rộng, đẹp theo cách độc đáo
- TOP 90 mẫu nail chân đẹp thịnh hành nhất định làm bạn mê mẩn