Cách tập luyện cho người bị tai biến như thế nào để hiệu quả và nhanh chóng phục hồi chức năng, sức khỏe? Đó chắc hẳn là mối bận tâm của khá nhiều người. Hãy để bài viết dưới đây của Blog Adayroi giúp mọi người giải đáp thắc mắc đó.
1. Tập tư thế nằm
Bài tập tư thế nằm cho người bị đột quỵ hay tai biến mạch máu não sẽ có 2 dạng:
Nằm ngửa: Bệnh nhân sẽ bám vào hai cánh tay của người thân ngồi bên cạnh, còn người nhà choàng tay ra, đỡ lấy vai của người bệnh rồi đỡ ngồi dậy một cách từ từ, nhẹ nhàng.
Nằm nghiêng: Trong trường hợp bệnh nhân nằm nghiêng về phía bên bị liệt thì nên để chân trên gập rồi người thân ngồi phía sau, một tay đỡ vai dưới, tay còn lại đỡ vai trên. Từ đó, người nhà nâng dậy chậm rãi và người bệnh có lực, chống tay khỏe một phát để ngồi lên.
2. Bài tập sinh hoạt cho người bệnh
Luyện tập những hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường ngày được đánh giá là bài tập cho người bị tai biến cực kỳ phổ biến và quen thuộc. Bao gồm:
Thay và mặc quần áo: Nếu cần cởi quần/áo thì bệnh nhân nên tháo ống quần hoặc kéo tay áo bên lành ra trước rồi tới bên bị liệt. Còn nếu mặc áo/ quần thì thực hiện theo thứ tự ngược lại, xỏ tay áo, ống quần bên liệt trước rồi kéo lên và xỏ bên lành sau.
Buộc dây giày: Xỏ giày vào chân bên lành trước, buộc dây cẩn thận rồi làm tương tự với bên chân bị liệt một cách khéo léo, nhẹ nhàng.
Di chuyển xe lăn: Kéo người bệnh ngồi sát ra phía mép giường, đẩy chiếc xe lăn về cạnh phía bên bị liệt rồi giúp bệnh nhân từ từ nâng mông lên khỏi mặt giường, xoay về phía bên bị liệt rồi đỡ ngồi xuống xe lăn. Lưu ý là nên sắm chiếc xe lăn cao bằng mặt giường để thuận tiện hỗ trợ.
Hỗ trợ người bệnh luyện tập (Nguồn: caodangyduochochiminh.vn)
3. Bài tập sử dụng một tay
Thông thường, sau khi bị tai biến hay đột quỵ trong khoảng thời gian tuần thứ 2-6, người bệnh có khả năng chỉ bị tổn thương nhẹ hoặc ở mức độ trung bình. Vì thế, người nhà cần động viên, khuyến khích bệnh nhân những cách tập luyện cho người bị tai biến trong khoảng thời gian này để có thể phục hồi chức năng và sức khỏe một cách nhanh chóng. Bài tập kỹ năng sử dụng một tay sẽ giúp người bị tai biến có thể thực hiện một số hoạt động sinh hoạt quen thuộc hàng ngày như vệ sinh, tắm rửa, chải đầu, mặc quần áo… Nên thực hiện bài tập này càng sớm càng tốt, kể cả khi các ngón tay mới chỉ khẽ cử động rất ít cũng nên vận dụng. Vì sao ư? Bởi nếu tay không được vận động trong khoảng 6 tuần đầu thì khả năng phục hồi sau tai biến sẽ rất thấp. Do đó, không chỉ bệnh nhân mà cả người nhà hãy thường xuyên, chịu khó dành ra khoảng 3-6 tiếng đồng hồ mỗi ngày để hỗ trợ, thực hiện các động tác gập tay, duỗi cơ…
4. Tập nói
Bài tập nói là một trong các bài thuốc điều trị giúp phục hồi sau tai biến mạch máu não dễ thực hiện mà bạn có thể áp dụng. Ít ai biết rằng, có khá nhiều bệnh nhân bị tai biến hay đột quỵ thường bị mất tiếng nói. Đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia cho rằng, trong khoảng thời gian 3 tháng đầu, tốt nhất là nên luyện tập nói cho người bị tai biến để công việc chữa trị nhanh chóng phục hồi hơn. Người thân nên khuyến khích, động viên người bệnh tập nói từ dễ tới khó, lần lượt từ đếm số, đọc bảng chữ cái tiếng Việt… rồi nhận biết, mô tả đồ vật xung quanh hay đọc đoạn văn ngắn, dài.
5. Bài tập đứng và thăng bằng
Cùng với tập nói thì việc đứng hay đi được những bước nhỏ cũng được coi là cách tập luyện cho người bị tai biến mà mọi người có thể tham khảo.
Tập đứng thăng bằng: Đầu tiên, để bệnh nhân tự đi được thì cần phải tập cho họ đứng vững, càng nhiều càng tốt. Nên để cho họ đứng trong thanh song song trước rồi tập lần lượt với tay sang hai bên và cúi xuống nhặt đồ vật dưới đất. Thực hiện hàng ngày, mỗi hành động đó 10 lần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Tập đứng dồn trọng lực lần lượt lên 2 chân: Khi người bệnh có thể đứng được rồi thì nên tiếp tục bài tập dồn lực lên 2 chân. Bằng cách, đứng ở tư thế thẳng, 2 chân cách khoảng 15-20cm rồi để 2 tay xuôi và chia đều trọng lực lên 2 chân. Đứng trụ bằng chân trái, nhấc chân phải lên. Đổi ngược lại, trụ chân phải, nhấc chân trái. Kiên trì, chịu khó tập luyện thường xuyên để dần dần bước đi chập chững, từng bước một.
Bài tập đứng và thăng bằng (Nguồn: suckhoe123.vn)
6. Bài tập đi bộ
Sau khi đã có thể đứng vững và chập chững bước đi thì bệnh nhân nên luyện tập đi bộ ít nhất 15 phút mỗi ngày để khả năng phục hồi nhanh hơn. Thời gian đầu, người thân có thể hỗ trợ hoặc người bệnh dùng nạng để tập đi. Một thời gian sau thì bệnh nhân nên tự đi với quãng đường tùy thuộc vào khả năng của bản thân mình.
7. Bài tập trên giường
Yoga cho người bị tai biến thông qua bài tập trên giường còn được biết là 1 trong 10 phương pháp phổ biến chữa bệnh trầm cảm thường được áp dụng.
Nâng hông: Người bệnh chuyển sang tư thế nằm ngửa, đặt vuông vắn hai tay dọc theo cơ thể mình còn hai chân gấp lại, đặt sát nhau. Từ từ nâng mông lên khỏi mặt giường càng cao càng lâu càng tốt và cứ lặp đi lặp lại khoảng 10 lần.
Đưa 2 tay lên phía đầu: Đan cài các ngón tay của hai tay vào với nhau rồi duỗi thẳng về phía đầu, tiếp theo cố gắng đưa khuỷu tay ngang bằng với tai và hạ về vị trí cũ. Thực hiện động tác này 10-15 lần mỗi ngày.
8. Bài tập ức chế lực cơ tay cơ chân
Thực hiện bài tập ức chế lực cơ tay cơ chân như sau:
Ức chế lực cơ tay: Để người bệnh luyện tập trong tư thế ngồi, tay bị liệt duỗi thẳng ra, đồng thời các ngón tay và bàn tay xòe ra rồi đặt trên mặt giường.
Ức chế lực cơ chân: Vẫn để bệnh nhân ở tư thế ngồi, bàn chân bị liệt thì đặt trên nền nhà còn gối chân thì vuông góc, sau đó bắt chéo chân lành sang chân liệt, cố gắng giữ khoảng 5-10 phút cho đến khi chân bị liệt không còn giật, run thì dừng lại.
9. Gấp duỗi khớp háng
Một trong những cách tập luyện cho người bị tai biến cực kỳ hiệu quả mà không phải ai cũng biết đó chính là gấp duỗi khớp háng bằng cách đặt người bệnh ngồi thẳng sao cho khớp gối vuông góc còn tay của người thân thì đặt lên bộ phận gối đó để nhấc lên và chống lại những cử động rung giật chân.
10. Duỗi gối giúp đứng vững
Đối với bài tập này, nên để bệnh nhân ngồi sâu vào trong ghế, gối và cẳng chân duỗi thẳng ra. Người thân tỳ tay vào cổ chân để chống lại những cử động của người bệnh.
11. Tập cơ ở tay
Khi đã đi lại được rồi thì bệnh nhân đừng quên tập cơ ở tay bằng cách giơ hai tay lên cao quá đầu rồi hạ xuống, lặp đi lặp lại khoảng 20 lần.
Bài tập tập cơ ở tay (Nguồn: bloganchoi.com)
12. Tập vai bên liệt
Để người bệnh nằm ở tư thế ngửa và vai bên bị liệt sát ngay cạnh mép giường. Một tay của người nhà giữ vai, tay còn lại cầm cẳng tay bệnh nhân đưa lên phía đầu càng cao càng tốt trong khoảng 30 giây rồi trở về vị trí ban đầu. Luyện tập cho tới khi nào cảm người bệnh cảm thấy đau thì dừng lại.
13. Tập kéo dãn cổ tay, cổ chân
Cuối cùng, không thể không nhắc đến là bài tập kéo dãn cổ tay, cổ chân của người bệnh.
Cổ tay: Đặt bệnh nhân nằm ngửa, một cánh tay gập lên phía vai, tay của người nhà duỗi cho khuỷu tay của người bệnh thẳng ra còn tay kia duỗi cổ tay, các ngón tay.
Cổ chân: Tương tự như duỗi cổ tay, để người bệnh ở tư thế nằm ngửa, một tay giữ cẳng chân còn tay kia giữ chặt gót chân, để bàn chân bệnh nhân tựa vào cẳng tay vừa kéo gót chân lại đẩy mũi bàn chân trong khoảng 30 giây. Kiên trì, chịu khó thực hiện các động tác này khoảng 15 lần.
Nếu bạn mong muốn có thể giúp người đột quỵ hay mắc bệnh tai biến mạch máu não có thể phục hồi chức năng và sức khỏe nhanh chóng thì đừng bỏ qua những thông tin hữu ích về cách tập luyện cho người bị tai biến như trên. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho nhiều người và khi đó đừng quên đặt dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà uy tín, chất lượng trên Adayroi nhé!
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2025
- Chill một chút ở những quán cafe view sông, thả hồn vào mênh mông sóng nước
- Samsung ấp ủ gì để giới thiệu đêm nay?
- Tuyển tập những mẫu nail sắc sảo đang được nhiều chị em bạn gái ưa chuộng
- 32 món ngon với cải thảo dễ làm, bổ dưỡng, lợi tiểu, phòng ngừa ung thư
- Nữ hoàng đích thực của làng giải trí Trung Quốc?