15 món ăn ngày Tết của người Hoa cầu may mắn đủ âm dương ngũ hành

Useful
30/11/23
Lượt xem : 158 view
Rate this post

Ngày tết đang sắp đến, cũng là lúc mọi người đang phải loay hoay tìm kiếm ra các món ăn sao cho phù hợp với không khí tết, mà còn phải có một ý nghĩa đặc trưng nhằm đem lại sự may mắn cho năm mới. Tham khảo bài viết sau, tìm hiểu ý nghĩa món ăn ngày tết của người Hoa nhé!

1. Món ăn ngày Tết của người Hoa Kim tiền kê

Là một món đồ nướng có nguồn gốc từ người Quảng Đông. Nguyên liệu của món ăn là thực phẩm gồm: thịt gà, lạp xưởng, mỡ heo và một vài gia vị được nêm nếm thêm. Món này khi được làm xong sẽ có hình dạng xâu tiền đồng ngày xưa nên người ta thường gọi nó là kim tiền kê. Kim tiền có nghĩa là tiền vàng còn kê là gà. Ngoài ra, kê còn có nghĩa âm trùng, có nghĩa là cơ hội. Có lẽ vì vậy mà thường nói đây là món ăn ngày tết của người Hoa vì nó thường được các gia đình nghĩ rằng món ăn cũng sẽ đem lại sự may mắn như ý nghĩa của nó là luôn có được cơ hội làm ăn phát tài, no đủ.

Món kim tiền kê

Món kim tiền kê (Nguồn: youtube.com)

2. Khâu nhục

Đây là một món ăn dường như không thể thiếu trong dịp Tết đến. Theo tiếng Hoa thì từ “Khâu” có nghĩa là hấp cho mềm rục, còn “Nhục” có nghĩa là thịt. Vì vậy, nếu dịch đúng nghĩa là hấp thịt cho mềm rục ra. Tùy thuộc vào nhiều địa phương mà nó có các tên gọi khác nhau như: “khổ nhục”, “nằm khâu”,… Theo ẩm thực Sài Gòn, thì đây là một món ăn gần giống như thịt kho tàu với trứng ngon đúng điệu nhưng sẽ được hấp cách thủy cùng với nhiều loại gia vị khác nhau, phần thịt nếu được hấp càng lâu sẽ càng ngon hơn. Vì vậy, để được gọi là món khâu nhục chuẩn, người ta thường hấp đến nửa ngày để cho miếng thịt có thể chín mềm, điều đó sẽ làm cho miếng thịt khi ăn như tan ra trong miệng. Món này có nguồn gốc xuất xứ từ người Hoa và thường dùng để tiếp đón người dân phương xa. Vì thế, cũng không ngoại lệ khi món ăn đặc biệt này mang ý nghĩa là đoàn tụ đoàn viên, sum họp.

Món ăn Khâu Nhục

Món ăn Khâu Nhục (Nguồn: serviceplus.vn)

3. Món lạp vịt

Lạp vịt là một món ăn lý tưởng và thiết thực khi đem biếu cho người thân vào ngày Tết. Nó được làm từ phần thịt nguyên của con vịt đã được rút xương ra, tẩm ướp nhiều gia vị và được đem phơi khô, khi phơi xong sẽ được hấp chung với cơm sẽ tạo ra một mùi thơm rất riêng và có hương vị vô cùng hấp dẫn. Và ở miền Nam, nó được xem gần giống như lạp xưởng nhưng nó được làm từ đùi vịt. Ngoài ra, trong tiếng Lào thì từ “Lạp” còn mang nghĩa là may mắn. Vì vậy, đây cũng là một món ăn ngày Tết của người Hoa không thể thiếu với họ mà bạn có thể xem qua.

Món Lạp Vịt

Món Lạp Vịt (Nguồn: thitruongsi.com)

4. Xá xíu

Là một món ăn có hương vị độc đáo, đậm chất tại xứ Trung Quốc, nó có thể được ăn kèm với rất nhiều món như: bánh mì, cơm, xôi,… đều sẽ rất hợp khẩu vị. Nó còn có tên gọi khác là thịt nướng. Thịt nướng chủ yếu có màu đỏ, được làm bằng thịt nạc và hơi ngọt. Ở Quảng Đông thì đây là một món ăn chiếm vị trí rất quan trọng và dường như không thể thiếu vào các dịp lễ Tết. Và nó cũng mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc khi mà mọi nhà đều làm nó vào ngày tết, đây được xem là món ăn mang tính biểu tượng cho sự giàu có và phước lành.

Món ăn Xá Xíu

Món ăn Xá Xíu (Nguồn: youtube.com)

5. Trứng vịt Bắc Thảo

Trứng vịt Bắc Thảo có thể coi là một trong những món ăn khá đặc biệt đối với người Châu Á, đặc biệt là đối với nền văn hóa Trung Quốc và Việt Nam, là món ăn ít khi thiếu trong dịp lễ Tết. Đối với người phương Tây thì đây là món ăn kỳ quái và có mùi khá nồng, khó ăn nhưng đối với người Châu Á thì đây là món ăn có mùi vị ấn tượng. Bạn có thể ăn chung với các món như súp, cháo, cơm,… Trứng bắc thảo với nước mắm củ kiệu là một trong những món ăn rất được ưa chuộng khi tụ họp nhậu nhẹt, tán gẫu. Ngoài ra, nó còn giúp cho việc hô hấp tốt, giúp cầm máu cũng như giải rượu hiệu quả. Vì vậy, tết là dịp mọi người tụ họp vui chơi thì đây cũng là món giúp cuộc vui thêm vui hơn mà còn mang lại sức khỏe tốt.

Món Trứng Vịt Bắc Thảo

Món Trứng Vịt Bắc Thảo (Nguồn: vietadsgroup.vn)

6. Hủ tiếu

Hủ tiếu là một món ăn dường như rất phổ biến ở khắp các tỉnh thành phía Nam từ xưa đến nay. Và nó là một món ăn có nguồn gốc từ nền văn hóa ẩm thực Trung Hoa. Hầu hết người Việt đều từng ăn qua hủ tiếu, nhưng nhiều giới trẻ Việt ngày nay thì ít ai biết được các cọng hủ tiếu đều có xuất xứ từ người Hoa và được làm từ bột gạo. Hủ tiếu được dùng chung với nước lèo được nêm nếm nhiều gia vị và các loại thực phẩm ăn kèm để tạo nên được sự khác biệt của từng miền, tỉnh, quốc gia. Các gia đình có thể chế biến vào những dịp lễ Tết khi tiếp khách vì đây là món ăn dễ  làm và dễ ăn.

Món ăn Hủ Tiếu

Món ăn Hủ Tiếu (Nguồn: luukhamhung.blogspot.com)

7. Bún xào Phúc Kiến

Như tên gọi của món ăn thì bún xào Phúc Kiến là một món ăn phổ biến của cộng đồng Hoa Kiều gốc Phúc Kiến tại Hội An. Đối với những người dân ở đây thì món ăn này không thể thiếu trong các ngày giỗ chạp tổ tiên, các dịp lễ Tết, dịp hội tụ mọi người lại với nhau,… Là một món ăn được chế biến khá công phu và gồm các nguyên liệu: cua, tôm, thịt ba chỉ, bún gạo sợi nhỏ và một vài gia vị được nêm nếm vào. Bún xào Phúc Kiến là món ăn được mọi người miêu tả là béo, dai, không ướt, vị ngọt, thơm và thường ăn rất ngon miệng, có thể dùng riêng hoặc ăn kèm với cơm, thịt, canh đều được.

Món ăn Bún Xào Phúc Kiến

Món ăn Bún Xào Phúc Kiến (Nguồn: dulichtrungquoc123.com)

8. Cơm gà Hải Nam

Cơm gà Hải Nam không những là món ăn nổi tiếng ở Trung Quốc mà còn nổi tiếng ở các cộng đồng người Hoa của nhiều quốc gia khác. Tuy nó là một món ăn khá đơn giản nhưng lại là món ăn được nhiều người Hoa yêu thích dù đi bất cứ nơi đâu. Món ăn khi nấu cũng khá cầu kỳ, đầu tiên là nấu bằng nước luộc gà sau đó thì đem chiên với mỡ gà cho béo nhưng nó lại không quá ngấy. Cơm gà Hải Nam thường được ăn kèm với chén nước dùng gà, chén gia vị để phù hợp với khẩu vị của từng thực khách. Là một món ăn đơn giản nhưng khi thưởng thức thì chắc chắn bạn sẽ khó quên. Đây cũng là một món ăn ngày Tết của người Hoa, bởi lẽ nếu tiếp đón khách đến chơi nhà thì đây là món ăn tương đối đơn giản mà dễ làm, khá ngon, lạ miệng và tạo cảm giác thích thú hơn.

Món Cơm Gà Hải Nam

Món Cơm Gà Hải Nam (Nguồn: kenh14.vn)

9. Tân xại

Tân xại là món ăn có xuất xứ từ người Triều Châu ở Hội An, người Việt gọi là củ cải muối. Nguyên liệu chính là củ cải trắng kèm muối hột. Người ta sẽ đem củ cải trắng phơi khô rồi cho vào khạp để muối, cứ một lớp củ cải sẽ là một lớp muối hột, trên mặt sẽ được phủ một lớp muối dày. Chỉ tầm 2 tháng là sẽ có món ăn tân xại ngon khi ăn kèm với các món ăn chính. Đây cũng là món ăn khá thích hợp dùng cho dịp lễ Tết, khi ăn kèm sẽ làm tăng thêm mùi vị của bữa cơm.

Món ăn Tân Xại

Món ăn Tân Xại (Nguồn: monannambo.com)

10. Món ăn ngày Tết của người Hoa Ù ní

Ù ní hay người ta thường gọi cái tên khác là Bát Bửu – món tráng miệng phổ biến ở cộng đồng người Hoa trước đây. Nhưng cho đến này thì món ăn này vẫn được một số gia đình, hội quán vẫn làm để cúng giỗ hoặc đãi khách vào các dịp lễ lớn. Nguyên liệu để làm món ăn gồm một số loại mứt như bí đao, hạt sen, quật, khoai môn, mỡ gáy của heo. Đôi khi có thể ăn chung với xôi ngọt. Khoai môn sẽ được cắt thành hình hạt lựu rồi xào chung với đường. Xếp tất cả vào một tô lớn dưới cùng sẽ là mứt, tiếp theo là xôi, trên là món mỡ gáy, đem hấp cách thủy chừng một giờ thì chín. Khi ăn nên dùng một dĩa lớn rồi úp lên trên miệng tô, lật ngược lại để các loại mứt có thể nằm trên bề mặt phơi bày ra đủ loại màu sắc sẽ rất đẹp. Món này có thể cho vào món ăn dịp Tết vì nó có thể thay cho các loại bánh kẹo hay mứt và khi ăn cũng sẽ rất ngon miệng.

Món Ù Ní Bát Bửu

Món Ù Ní Bát Bửu (Nguồn: menu24h.vn)

11. Sủi cảo

Sủi cảo bắt nguồn từ tiếng Quảng Đông, sủi cảo có âm đọc là “thủy giáo”, là một trong các loại bánh dạng hấp khá quen thuộc ở Đông Nam Á. Là món ăn được dùng nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên Đán cũng như là món ăn có thể dùng được ở mọi lúc hoặc quanh năm. Đây còn là món ăn truyền thống và là một phần của nền văn hóa Trung Hoa. Món ăn tượng trưng cho sự đoàn tụ, mời khách ăn là tỏ ra thái độ quý trọng và nhiệt tình. Người Hoa thường nói ăn sủi cảo là đem đến may mắn, tài lộc, bình an cho gia đình. Vì vậy, họ cũng đặt ra cả nguyên tắc khi ăn để có thể đem lại sự may mắn đó đúng cách như ăn thì phải ăn số chẵn, không được ăn số lẻ hoặc nên dùng sủi cảo đêm giao thừa.

Món Sủi Cảo

Món Sủi Cảo (Nguồn: kenh14.vn)

12. Cá – “Niên niên hữu dư”

Cá là một món ăn dường như không thể thiếu để bày ra đêm giao thừa cũng như là món gà. Bởi vì, theo quan niệm của người Hoa thì cá là món ăn sẽ mang lại cho họ sự giàu có, phùng vinh, dư giả suốt năm. Vì tiếng Trung của từ “cá” khi phát âm có nghĩa là từ “ngư”gần với cách phát âm của từ “yú” nghĩa là dư giả. Nhưng điều đặc biệt nhất ở đây là vào dịp Tết, khi ăn họ sẽ không ăn hết mà chỉ ăn phần thân cá còn phần đuôi và đầu cá sẽ để lại qua đêm theo quan điểm của họ là “niên niên hữu dư”.

Món cá-niên niên hữu dư

Món cá-niên niên hữu dư (Nguồn: baomoi.com)

13. Mì trường thọ

Mì trường thọ thay cho lời chúc mạnh khỏe, sống lâu. Đây tuy là món mì đơn giản nhưng lại mang ý nghĩa rất đặc biệt thích hợp ăn vào dịp Tết hoặc ăn vào dịp sinh nhật để mang lại những lời chúc may mắn. Nguyên liệu chính bao gồm mì dùng với nước được ninh từ vịt quay rút xương, thịt cắt sợi, xương sống và một số loại rau củ quả giàu chất xơ, vitamin như nấm đông cô sạch, tươi, cần tây, bông hẹ,… Tuy nhiên sợi mì sẽ không cắt mà để dài vì nó biểu tượng cho ý nghĩa sống lâu dài, trường thọ của người Hoa.

Món Mì Trường Thọ

Món Mì Trường Thọ (Nguồn: baomoi.com)

14. Bánh tổ (niên cao)

Bánh tổ cũng là món ăn thường được ăn vào dịp Tết ở Trung Quốc, vì nó mang ý nghĩa là “tăng lên hàng năm”. Tăng lên ở đây có nghĩa là tiền bạc, địa vị hay sự thăng tiến trong sự nghiệp. Bánh tổ (niên cao) là loại bánh được làm từ các thực phẩm khô không chứa chất bảo quản: gạo nếp đường cùng với nhiều loại nhân như quả chà là, hạt dẻ, lá sen.

Món Bánh Tổ

Món Bánh Tổ (Nguồn: tinmoi.vn)

15. Chè trôi nước

Là món chè thường được trưng bày trong dịp lễ lồng đèn ở Trung Quốc. Tuy nhiên không chỉ ở lễ hội lồng đèn mới có mà nó còn được dùng cho những dịp Tết đầu năm. Chè trôi nước đồng âm có nghĩa với từ “đoàn viên”. Ngoài ra, dạng tròn và nhỏ nhỏ tụ tập lại thành cụm trong chén tạo nên một ý nghĩa gia đình sum họp, quây quần đầm ấm. Nên đó là lý do mà món chè này thường được yêu thích vào những dịp Tết của Trung Quốc.

Món Chè Trôi Nước

Món Chè Trôi Nước (Nguồn: youtube.com)

Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn lựa chọn được món yêu thích để làm trong dịp tết này! Ngoài ra, nhằm để an tâm hơn khi mua thực phẩm chất lượng, quy trình sản xuất rõ ràng khi làm các món ăn ngày Tết của người Hoa, bạn có thể ghé qua các hệ thống siêu thị của Vinmart toàn quốc hoặc trang web thương mại uy tín Useful để chọn lựa bạn nhé.