15 tác dụng của dâu tây với sức khỏe bà bầu, trẻ em, làn da, trị bệnh

Useful
19/12/23
Lượt xem : 35 view
Tác dụng của dâu tây
Rate this post

Có thể bạn chưa biết, quả và lá của dâu tây đều có thể tận dụng như nguồn thực phẩm hay bài thuốc trị bệnh tuyệt vời. Hãy cùng Blog Useful tìm hiểu những tác dụng của dâu tây với sức khỏe trong bài viết dưới đây nhé.

1. Thành phần dinh dưỡng trong dâu tây

Dâu tây là một loại trái cây bổ dưỡng có hàm lượng dinh dưỡng cao. Loại quả phổ biến này có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa….. Mỗi ngày, cơ thể nên được hấp thụ 200g dâu tây, khoảng 8 quả lớn. Khẩu phần này sẽ cung cấp cho cơ thể 1g protein, 11g carbohydrate và 50 calo.

Đặc biệt, dâu tây không chứa cholesterol, chất béo và natri. Hàm lượng vitamin C có trong 200g dâu tây lên tới 160%. Chất  folate có trong dâu tây còn rất quan trọng với phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

Với lượng dâu tây tiêu chuẩn hấp thụ hàng ngày, cơ thể sẽ được bổ sung rất nhiều chất khoáng với 2% canxi và chất sắt, 170 mg kali. Ngoài ra, khẩu phần dâu tây này còn cung cấp 2g chất xơ và 9g đường fructose cùng các chất chống oxy hóa và flavonoid có lợi cho sức khỏe.

11 tác dụng của dâu tây với sức khỏe

2. Tác dụng của dâu tây với sức khỏe

2.1. Nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ em

Loại trái cây chứa hàm lượng vitamin dồi dào này có thể cung cấp được cung cấp 51,5mg vitamin C mỗi ngày. Đặc biệt, vitamin C là chất chống oxy hóa hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh. Cơ thể của trẻ em sẽ có khả năng được phòng ngừa với nhiều bệnh tật như cảm cúm, cảm lạnh, ho…

Chống ung thư, đẹp da, tốt cho tim nhờ ... quả dâu tây

2.2. Tốt cho mắt

Tác dụng của dâu tây với sức khỏe còn được thể hiện ở việc mang đến nhiều lợi ích tốt cho đôi mắt. Đó là tránh mù lòa ở người cao tuổi, phòng ngừa được căn bệnh đục thủy tinh thể.

Có được công dụng này là nhờ vitamin C trong dâu tây có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ ngăn sự phát triển của các gốc tự do. Điều đó giúp làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể, giúp giác mạc và võng mạc của mắt ngày càng khỏe mạnh. Bạn có thể mua nhiều và thưởng thức dâu tây mỗi ngày, những nên chú ý cách bảo quản trái cây trong tủ lạnh để tươi lâu và giữ độ thơm ngon hấp dẫn một cách tối đa nhé.

2.3. Chống ung thư

Vitamin C và flavonoid trong dâu tây là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp giảm viêm. Do đó, ăn dâu tây có thể làm giảm nguy cơ cũng như cải thiện tình trạng bệnh liên quan đến viêm mà đặc biệt là ung thư.

Ngoài ra, dâu tây còn chứa axit ellagic, ellagitannin, lutein và zeathacins. Chúng có khả năng tiêu diệt các gốc tự do đồng thời trung hòa những ảnh hưởng tiêu cực ở các tế bào trong cơ thể. Do đó tác dụng của dâu tây đối với việc ngăn ngừa bệnh ung thư khá cao. Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là điểm cần lưu tâm khi phòng ngừa ung thư, vì vậy, bạn nên mua dâu tại các cửa hàng hoa quả sạch để được đảm bảo chất lượng và nguồn gốc.

15 tác dụng của dâu tây với sức khỏe bà bầu, trẻ em, làn da, trị bệnh

2.5. Hỗ trợ điều trị táo bón

Công dụng của dâu tây đối với hệ tiêu hóa là nhờ vào lượng chất xơ dồi dào có khả năng điều hòa nhu động ruột. Đặc biệt chất pectin có trong dâu tây còn có tác dụng tăng chất nhầy trong ruột. Bởi vậy, chỉ cần hấp thu 4 quả dâu tây mỗi ngày, bạn có thể cải thiện tình trạng táo bón nhanh chóng.

2.6. Kiểm soát huyết áp

Ăn dâu tây có tác dụng gì? Một trong những công dụng tuyệt vời của dâu tây không thể bỏ qua là hỗ trợ kiểm soát huyết áp. Dâu tây có chứa hàm lượng kali khá cao rất tốt đối với những bệnh nhân bị cao huyết áp bởi khả năng chống ảnh hưởng tiêu cực của natri. Vitamin C dồi dào trong dâu tây cũng có tác dụng giảm căng thẳng, giúp bạn bình tĩnh và giảm huyết áp. Bởi vậy, nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp cũng được giảm thiểu.

2.4. Phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2

Công dụng của dâu tây đối với bệnh tiểu đường rất lớn. Chỉ số đường huyết của dâu tây là 40, rất thấp. Mặt khác, loại quả này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và chất xơ. Ăn loại thực phẩm giàu dinh dưỡng này có thể làm chậm sự oxy hóa, tác động tích cực đến mức độ glucose và lipid. Nhờ đó, cơ thể sẽ được cải thiện nguy cơ mắc phải đái tháo đường tuýp 2 từ sức đề kháng insulin.

2.7. Giúp sản xuất hormone hạnh phúc

Một trong những đáp án của câu hỏi ăn dâu tây có tác dụng gì chính là giúp sản xuất hormone hạnh phúc như dopamine và serotonin. Đồng thời, loại trái cây này còn giúp hỗ trợ máu mang dưỡng chất đến não. Bởi vậy, ăn dâu tây sẽ cho bạn tinh thần tỉnh táo, giảm căng thẳng và điều trị trầm cảm rất tốt. Nhất là khi bạn sử dụng nước ép dâu tây, loại thức uống thơm ngon này sẽ đem đến cho bạn sự vui vẻ và hạnh phúc.

Thời điểm ăn dâu tây giúp giảm cân hiệu quả, da đẹp mịn căng

2.8. Chống lão hóa, ngừa nếp nhăn

Dâu tây có thành phần chất chống oxy hóa rất cao là vitamin C. Bởi vậy, ăn dâu tây sẽ giúp da khỏe mạnh, giảm nếp nhăn, tăng độ đàn hồi, tránh tổn thương từ tía UVB. Làn da của bạn sẽ giảm thiểu hiện tượng lão hóa vì mất dần collagen khi lớn tuổi.

2.9. Tẩy trắng răng

Dâu tây giúp hàm răng ngả vàng của bạn trắng sáng trở lại chỉ với vài bí kíp đơn giản. Bạn có thể nghiền nhỏ dâu tây trộn với bột baking soda hoặc muối để thoa lên răng trong 5 phút, 2 lần mỗi tuần. Một cách nữa đơn giản hơn là bạn dùng quả dâu tây chà xát lên mặt răng, chờ 15 phút rồi chải răng bình thường cũng rất hiệu quả.

2.10. Làm đẹp da

Dâu tây có công dụng làm đẹp da vô cùng hữu hiệu với các mẹo đơn giản. Để dưỡng da láng mịn, bạn cắt đôi quả dâu rồi dùng mặt trong chà lên mặt trong vài phút và rửa sạch lại với nước. Thành phần alpha hydroxy trong dâu tây sẽ loại bỏ tế bào chết, tái tạo tế bào mới cho da sáng mịn hơn.

Bạn cũng có thể đắp mặt nạ dâu tây 2 lần mỗi tuần để các chất chống oxy hóa giúp trị mụn cho da. Trường hợp da bạn nhờn thì có thể trộn dâu tây với sữa chua lên men tự nhiên không đường để massage mặt trong 10 phút.

2.11. Giảm cân

Dâu tây có hàm lượng chất xơ cao, lượng đường thấp lại ít calo. Bởi vậy, loại quả này thường xuyên có mặt trong thực đơn ăn kiêng lành mạnh giúp cơ thể giảm cân hiệu quả. Ngoài ra, flavonoid trong dâu tây kích thích sự trao đổi chất từ đó làm giảm sự thèm ăn nên có khả năng ngăn ngừa sự tăng cân do tuổi tác.

2.12. Dâu tây giúp giảm lão hóa nhận thức

Ăn dâu tây giúp làm chậm tình trạng lão hóa nhận thức. Đồng thời, trí nhớ và nhận dạng từ ở người lớn tuổi cũng được cải thiện. Bạn nên ăn dâu tây hàng ngày để cải thiện trí nhớ tốt hơn.

2.13. Giảm cholesterol

Bổ sung dâu tây vào thực đơn ăn uống có khả năng giảm mức cholesterol xấu ở người lớn béo phì. Trong dâu tây có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho việc bảo vệ tim như vitamin C, folate, kali flavonoid và chất xơ. Đặc biệt, chất flavonoid và anthocyanins, có khả năng làm giảm nguy cơ đau tim và cao huyết áp.

2.14. Giúp chống viêm

Dâu tây có khả năng làm giảm lượng insulin sau bữa ăn. Bởi vậy, dâu tây rất tốt với bệnh nhân mắc tiểu đường. Mỗi ngày, bạn chỉ cần hấp thụ 2/3 tách dâu tây có thể chống viêm hiệu quả, giúp giảm nguy cơ viêm mãn tính.

2.15. Giảm dị tật cho thai nhi cho bà bầu

Bổ sung dâu tây vào chế độ ăn uống của bà bầu là cách hữu hiệu giúp tăng lượng axit folic. Từ đó, bạn có thể giảm thiểu sự xuất hiện của các dị tật bẩm sinh và tốt cho sự phát triển của trẻ. Đừng quên bổ sung các loại sữa và vitamin cho bà bầu để cơ thể thai nhi phát triển toàn diện.

Mang thai 3 tháng đầu có được ăn dâu tây hay không? 7 điều phải tránh

3. Ăn dâu tây nhiều có tốt không?

3.1. Cách chọn dâu tây tươi ngon

Các loại dâu tây tươi ngon và mọng nước là những quả còn nguyên đài xanh, da bóng, màu đỏ đều và nên tránh chọn quả có đốm trắng, xanh lá, bị dập hoặc nhũn. Bạn nên mua dâu tây ở các cửa hàng trái cây uy tín, đảm bảo chất lượng tuyệt đối như đến cửa hàng VinMart tiện lợi hoặc mua trực tuyến tại Useful.vn.

3.2. Ai không nên ăn dâu tây

Dâu tây thơm ngọt, giàu vitamin và các chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, loại trái cây này không phù hợp với tất cả mọi người. Những người có dạ dày nhạy cảm thì tuyệt đối không nên ăn bởi các hạt nhỏ trong dâu tây có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Mặt khác, dâu tây cũng có khả năng gây nên tình trạng đau dạ dày do có tính axit.

Người sử dụng thuốc chứa các hóa chất ở mức cao một cách thường xuyên cũng không nên ăn dâu tây. Loại quả này sẽ tương tác với thuốc từ đó làm cản trở chức năng của thận. Ngoài ra, nếu bạn bị dị ứng thì cũng không được ăn dâu tây vì loại protein tạo sắc đỏ ở dâu tây sẽ gây nên triệu chứng dị ứng vì sự tương phản với hệ miễn dịch.

3.3. Không nên ăn dâu tây khi nào?

Dâu tây thơm ngon bổ dưỡng nên đưa vào thực đơn hàng ngày nhưng ăn dâu tây nhiều có tốt không? Liều lượng dâu tây quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, bạn tuyệt đối không nên ăn dâu tây.

Dâu tây ăn quá nhiều có thể khiến thời gian chảy máu bị kéo dài, gây chậm quá trình đông máu. Bởi vậy, người mắc bệnh máu không đông có thể tăng nguy cơ bị bầm. Ngoài ra, máu chậm đông có thể làm chảy máu nhiều trong và sau khi phẫu thuật.

Dâu tây vị ngọt, ăn ngon lại nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nên được khá nhiều người yêu thích. Đồng hành với đó là việc loại quả này được bày bán ở rất nhiều nơi trên thị trường. Tuy nhiên, để có thể trải nghiệm trọn vẹn những tác dụng của dâu tây bạn nên lựa chọn nơi cung cấp thực phẩm uy tín.

Kênh bán hàng trực tuyến Useful.vn là sự lựa chọn hoàn hảo cho người Việt. Thực phẩm luôn tươi mới, rõ nguồn gốc xuất xứ, có kiểm định rõ ràng với chất lượng đảm bảo là những điểm được chú trọng hàng đầu. Khi mua hàng tại Useful.vn bạn được trải nghiệm dịch vụ giao hàng nhanh chóng với 2 giờ rất tiện lợi.

Trên đây là thông tin chia sẻ về những tác dụng của dâu tây và cách ăn dâu tây hợp lý để tốt cho sức khỏe. Dâu tây có nhiều chất dinh dưỡng giúp trị bệnh nhưng cần ăn ở thời điểm phù hợp để có hiệu quả cao nhất.