4 bí mật sử dụng dầu ăn khiến món ăn vừa ngon vừa đảm bảo sức khỏe

30/11/2023
Cùng tìm hiểu cách thức bếp chuyên gia sử dụng dầu ăn để tối ưu loại công dụng của loại nguyên liệu cần thiết này trong các bữa cơm nhà nhé.

1. Cân bằng sử dụng dầu thực vật – mỡ động vật

Cả dầu thực vật và mỡ động vật đều có ưu nhược điểm riêng. Bởi vậy, nếu chỉ dùng thiên lệch về một loại, tức là chỉ mỡ động vật hay dầu thực vật đều không tốt.

Bạn không chỉ nên sử dụng dầu ăn - mỡ duy nhất một loại mà cần chú trọng cân bằng trong khẩu phần ăn mỗi ngày

Bạn không chỉ nên sử dụng dầu ăn – mỡ duy nhất một loại mà cần chú trọng cân bằng trong khẩu phần ăn mỗi ngày (Nguồn: Internet)

Tại mỗi độ tuổi, cơ thể lại có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Với trẻ em, cholesterol có nhiều vai trò ích lợi, đặc biệt trong việc phát triển hệ thần kinh, vì vậy mà các bé cần duy trì 70% chất béo từ gốc động vật và 30% chất béo thực vật. Với người trưởng thành, tỷ lệ này nên được cung cấp ngang nhau để cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể. Còn ở độ tuổi từ 40 trở lên, các nghiên cứu lại khuyến cáo nhóm tuổi này nên giảm thiểu mỡ động vật chỉ còn 20 – 30%. Thay vào đó, nên nạp trên 70% thành phần axit béo không no từ gốc thực vật để bảo vệ sức khoẻ.

2. Dùng linh hoạt cho từng món

Cả dầu và mỡ đều chịu tác động mạnh bởi nhiệt độ, đặc biệt là dầu thực vật. Chuyên gia dinh dưỡng người Ba Lan – giáo sư Grazyna Cichosz đã chỉ ra rằng, khi bị đun nóng lên trên 180 độ C, cấu trúc hoá học của dầu thực vật sẽ thay đổi, sản sinh các chất gây hại cho người dùng. Còn mỡ động vật, tuy hàm lượng axit béo no cao, dễ gây nên các bệnh về tim mạch nhưng mỡ động vật lại có khả năng chịu nhiệt tốt hơn, đáp ứng các yêu cầu chiên, rán.

Nên dùng dầu ăn đúng cách phù hợp cho từng món ăn khác nhau đảm bảo an toàn sức khỏe

Nên dùng dầu ăn đúng cách phù hợp cho từng món ăn khác nhau đảm bảo an toàn sức khỏe (Nguồn: Internet)

Tuy vậy, với các món tẩm ướp hoặc salad, rau trộn… dầu thực vật sẽ là ưu tiên hàng đầu bởi với những món này, cơ thể sẽ hấp thụ đầy đủ các vitamin, chất chống oxy hoá (Omega 3-6-9) hay các dưỡng chất (kẽm, magie, kali, canxi…) có trong dầu, cực kỳ tốt cho sức khỏe.

3. Không dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần

Các bà nội trợ hay có thói quen chắt dầu thừa ra bát để dùng lại. Điều này đặc biệt gây hại cho sức khỏe của cả gia đình. Nguyên do bởi dầu ăn dùng cho nhiều loại thực phẩm khác nhau dễ sinh ra các phản ứng hoá học, sản sinh Aldehyde – loại khí độc có thể gây ung thư. Mặt khác, khi sử dụng nhiều lần, chất lượng dầu mỡ cũng giảm.

Dùng dầu nhiều lần rất dễ dẫn đến căn bệnh ung thư

Dùng dầu nhiều lần rất dễ dẫn đến căn bệnh ung thư (Nguồn: Internet)

Thêm nữa, dầu càng dùng nhiều lần, càng dễ bốc khói ở nhiệt độ thấp. Mỗi loại dầu đều có ngưỡng “điểm khói” mà qua ngưỡng này, các loại dầu đều trở nên độc hại. Dầu dùng nhiều lần thì “điểm khói” càng giảm, càng nhanh sinh độc tố. Vì thế, người nội trợ đừng nên tiếc dầu mà xài quá 2 lần và căn bếp gia đình cũng nên trang bị đồ hút để tránh ngửi phải khói dầu.

4. Bảo quản dầu ăn đúng cách

Ở các bếp chuyên gia, dầu ăn luôn được để ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nguồn nhiệt. Nguyên do bởi tia cực tím từ mặt trời có thể gia nhiệt và thúc đẩy quá trình oxy hóa trong dầu ăn, vô hình sản sinh các chất độc hại. Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản dầu ăn là 10 – 15 độ C và không vượt quá 35 độ C.

Theo hướng dẫn dùng dầu ăn, cần bảo quản dầu trong lọ đựng đậy kín và đặt ở nơi thoáng mát tránh mặt trời và nguồn nhiệt

Theo hướng dẫn dùng dầu ăn, cần bảo quản dầu trong lọ đựng đậy kín và đặt ở nơi thoáng mát tránh mặt trời và nguồn nhiệt (Nguồn: Internet)

Các gia đình cần đặc biệt tránh bị nước lọt vào chai khiến dầu nhanh hỏng. Một số gia đình còn có thói quen thả một chút hồi, quế hay hạt tiêu vào chai dầu, giúp ngăn quá trình oxy hoá và giữ mùi thơm cho dầu ăn.

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :4 bí mật sử dụng dầu ăn khiến món ăn vừa ngon vừa đảm bảo sức khỏe