5 bước làm ống nhòm tự chế đơn giản nhất từ vật liệu quen thuộc

Useful
30/11/23
Lượt xem : 62 view
Rate this post
Có khá nhiều cách làm ống nhòm mà bạn có thể tham khảo và thực hiện ngay tại nhà. Những cách làm này đều phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu cho nên hiệu quả sử dụng cũng có sự chênh lệch khác nhau. Cùng tham khảo bạn nhé.

1. Ống nhòm là gì? Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động của ống nhòm

Ống nhòm hay còn gọi là ống ngắm, ống nhìn, con mắt phóng đại… dùng để  quan sát những đồ vật, cảnh vật ở xa. Bạn có thể mua ống nhòm chuyên dụng để sử dụng hoặc tự tay làm nên những chiếc ống nhòm dựa vào việc tìm hiểu các vấn đề liên quan.

Cách chế ống nhòm chuyên dụng

Cách chế ống nhòm chuyên dụng (Nguồn: vannang.net)

1.1. Cấu tạo, các bộ phận của ống nhòm

Bình thường một chiếc ống nhòm sẽ có cấu tạo gồm hệ thống hai thấu kính hội tụ được đặt đồng trục với nhau khi thiết kế gọi là vật kính và thị kính. Trong đó, chi tiết các bộ phận sẽ bao gồm: vật kính, ống kính, khe vít, bộ phận chỉnh nét, trục ống, thang đo độ, thị kính… một số bộ phận khác của ống nhòm sẽ được trang bị thêm do cấu tạo của mỗi sản phẩm.

1.2. Nguyên lý hoạt động của ống nhòm

Ống nhòm hoạt động dựa trên nguyên lý tính thời gian mà chùm tia laze được trang bị nơi máy chạm vào vật cần đo và đi ngược lại. Dựa vào thời gian này mà tính được khoảng cách của vật, hay tượng cần quan sát.

2. Cách làm ống nhòm nhìn xa qua 5 bước chi tiết

Bạn có thể tự tay làm nên những chiếc ống nhòm bằng hướng dẫn cách làm ống nhòm đơn giản nhất dưới đây.

2.1. Nguyên vật liệu cần có

Bạn sẽ phải chuẩn bị những nguyên vật liệu: ống nhựa, thanh gỗ chắc chắn, gỗ dạng tấm, miếng, băng keo 2 mặt dạng xốp, tấm bìa cứng, một số loại ốc vít, …

Cách sử dụng ống nhòm nhìn xa

Cách sử dụng ống nhòm nhìn xa (Nguồn: genk.vn)

2.2. Cách thực hiện (bao gồm cả ống nhòm, và cách làm chân đỡ)

Để đảm bảo thực hiện đúng thì bạn chỉ cần đảm bảo tạo được vật kính và thị kính cùng nằm trên một trục đường thẳng. Đây là nguyên lý hoạt động nhưng cũng là nguyên lý thực hiện và cấu tạo của một chiếc ống nhòm căn bản.

Bước 1:

Bạn cần xác định mình sẽ làm loại kính nào. Kính khúc xạ hay kính phản xạ. Bài viết sẽ giới thiệu và hướng dẫn cho bạn cách làm kính thông dụng nhất là kính khúc xạ.

Bước 2:

Đảm bảo việc chuẩn bị không gian thực hiện cũng như nguyên vật liệu được khuyến nghị phù hợp với loại kính muốn làm. Bạn có thể chuẩn bị những nguyên vật liệu: thị kính, vật kính, giá đỡ, chỉnh nét … cùng các phụ kiện khác: kéo, kìm, băng keo hỗ trợ cố định, ốc vít phù hợp, …

Lưu ý khi chọn vật kính là bạn nên chọn kính lão để thực hiện. Thấu kính đơn không nên chọn để làm vật kính vì hiệu quả mang lại không đảm bảo. Chuẩn bị giá đỡ chuyên dụng hơn là chế từ những nguyên liệu có sẵn nhằm đảm bảo chất lượng khi sử dụng. Giá đỡ kính cứng cáp, chắc chắn cũng sẽ khiến ống nhòm có được hình ảnh chuẩn xác hơn.

Ở bước 2 bạn đã phải lắp vật kính vào giá đỡ. Ở bước này bạn cần đảm bảo ghép đúng các mặt thấu kính lại với nhau

Bước 3:

Làm ống kính cho ống nhòm bằng ống nhựa với đường kính khớp với vật kính. Chú ý khi chuẩn bị độ dài cho ống kính, độ dài thông thường cho ống kính sẽ là 53cm. Khi cắt ống cần đảm bảo đường cắt thẳng và vuông góc để cho việc lắp ghép được tiện lợi và chính xác hơn. Dán ống kính và vật kính lại với nhau. Trong trường hợp đoạn tiếp nối bị lỏng thì bạn có thể sử dụng thêm vòng đệm bên ngoài để cố định.

Bước 4:

Lắp đặt tiếp bộ phận chỉnh nét đã chuẩn bị theo kích cỡ thị kính bằng cách lòng vào bên trong lòng ống kính. Nếu có hiện tượng bị lỏng không khớp bạn hoàn toàn có thể sử dụng thêm vòng đệm để hỗ trợ.

Bước 5:

Ghép tiếp thị kính vào ống đảo ảnh hoặc gương chéo 90 độ, siết chặt vít để ống nhòm có được độ chắc chắn nhất định.

2.3. Kiểm tra và điều chỉnh

Không phải ống nhòm nào khi chế tạo xong cũng đạt chuẩn chất lượng như mong muốn. Vì vậy, quan sát thấy, ánh sáng bị loá thỉnh thoảng, chất lượng quan sát cũng giảm thì nên can thiệp vào lòng ống kính. Giải pháp khắc phục điều chỉnh cho việc này là bạn chỉ cần lắp thêm vòng tránh sáng. Đơn giản hơn thì ngay từ đầu bạn chuẩn bị ống kính đã có phun phản quang chống lóa. Bạn cũng có thể chà nhám lòng kính cũng mang lại hiệu quả tương tự.

3. Có nên tự làm ống nhòm hay sẽ mua tại cửa hàng

Việc làm ống nhòm chỉ phù hợp với những ai thích tự tay làm nên một chiếc ống nhòm. Hoặc làm ống nhòm với mục đích làm quà tặng, học cụ cho các đối tượng thì sẽ mang ý nghĩa và phù hợp hơn. Bởi bất lợi khi người dùng tự chế tạo ống nhòm là không phải ai cũng đảm bảo độ chuẩn xác khi thực hiện. Do đó, chất lượng và hiệu quả sử dụng cũng bị hạn chế theo. Ngoài ra, với nguồn vật liệu đơn giản, không kiểm soát được chất lượng thì việc chế tạo ống nhòm không có hiệu quả cũng như chất lượng, độ bền cũng không được đánh giá cao.

Ống nhòm chuyên dụng

Ống nhòm chuyên dụng (Nguồn: dangcapdigital.com)

Cho nên, nếu muốn có được những hình ảnh đẹp chân thật từ việc quan sát ống nhòm bạn nên đặt mua sản phẩm ống nhòm chuyên dụng, thu ảnh sắc nét, chống chói lóa được sản xuất bởi những thương hiệu tên tuổi. Từ lâu đã chiếm được cảm tình của người dùng đến từ sự nhanh chóng, uy tín và chất lượng, Useful cung cấp hàng trăm thiết bị quang học chính hãng, công nghệ tiên tiến, chọn lọc kỹ càng đến từ các nhà cung cấp, phân phối uy tín. Để bắt đầu mua sản phẩm, chỉ đơn giản là bạn gõ cụm từ tìm kiếm, lựa chọn loại ống kính mình yêu thích, Click mua ngay là sản phẩm nhanh chóng được giao đến tận tay khách hàng. Theo đó, chất lượng ống nhòm được bảo đảm cùng các chế độ bảo hành của hãng đầy đủ.

Với cách làm ống nhòm được giới thiệu trên đây bạn hoàn toàn có thể tự tay làm nên những chiếc ống nhòm lý tưởng cho bản thân và những người thân, bạn bè của mình.Tại sao không thử và trải nghiệm bạn nhỉ?