6 cách chọn giày chạy bộ nam đúng size kích thước, cự ly địa hình chạ

Useful
30/11/23
Lượt xem : 59 view
Rate this post
Để có được trải nghiệm sử dụng giày thể thao thoải mái nhất, bên cạnh size số, bạn cần lựa chọn dựa trên rất nhiều yếu tố thực tế. Nếu đang băn khoăn về cách chọn giày chạy bộ nam, đừng bỏ qua hướng dẫn chi tiết của Blog Useful trong bài viết dưới đây.

1. Xác định kiểu chạy

Sự khác nhau giữa các loại giày tennis và giày thường so với giày chạy bộ nằm ở việc thiết kế cho những hoạt động riêng biệt. Thậm chí chỉ riêng giày chạy cũng được phân chia thành các loại như chạy bộ hàng ngày, dành cho dân chuyên nghiệp trên các chặng đường đua phẳng và giày thiết kế để chạy trên đường mòn.

Giày Cross Training thích hợp để vận động trong các phòng tập

Giày Cross Training thích hợp để vận động trong các phòng tập (Nguồn: skinnyscoop.com)

2. Xác định địa hình chạy 

2.1. Giày chạy đường nhựa (Road running)

Đối với các loại giày chạy bộ, đi bộ của những thương hiệu nổi tiếng, mỗi sản phẩm đều được thiết kế để phù hợp với các loại địa hình khác nhau. Trong đó giày để chạy ở đường nhựa thường rất nhẹ, rất dễ linh hoạt cử động chân khi đi vào và có phần đế đệm định hình chân vừa vặn. Điều này giúp bạn chạy bộ trên bề mặt cứng phẳng mà không bị đau chân do phản lực.

2.2. Giày chạy địa hình (Trail Running)

Đây là loại giày được thiết kế với độ bền cao, thích hợp để sử dụng chạy ở những địa hình hiểm trở, bề mặt lồi lõm, nhiều đất đá, cây cỏ và những trở ngại khác trên đường. Loại giày này khi đi vào ôm cố định chân và có phần đế được tăng cường độ bám dính tốt.

2.3. Giày Cross Training

Đây là loại giày được thiết kế để sử dụng khi chạy với máy móc, thiết bị trong phòng tập chuyên nghiệp.

Chạy trên địa hình đồi núi cần 1 đôi giày vừa vặn chân và bám đường tốt

Chạy trên địa hình đồi núi cần 1 đôi giày vừa vặn chân và bám đường tốt (Nguồn: maitheme.com)

3. Xác định cự ly đường chạy

Cách chọn giày chạy bộ nam theo cự ly chạy là vấn đề rất ít người chú ý. Tuy nhiên bạn cần phải cân nhắc yếu tố này để có được trải nghiệm sử dụng thoải mái nhất. Nếu dùng để chạy bộ hàng ngày trên đường phẳng, ngắn thì loại có trọng lượng nhẹ, định hình tốt là sự lựa chọn tối ưu nhất. Còn nếu chạy đường dài, loại giày có phần đệm hỗ trợ với đế cao dần về phía gót sẽ giúp bạn thoải mái trong suốt thời gian dài chuyển động.

Tùy theo cự ly chạy mà có chiến thuật chạy phù hợp hơn

Tùy theo cự ly chạy mà có chiến thuật chạy phù hợp hơn (Nguồn: yimg.com)

4. Xác định kiểu chân qua vết mòn trên đế giày

4.1. Kiểu chân bình thường

Việc chọn giày chạy bộ nam nào tốt còn tùy thuộc vào thói quen và dáng chạy của mỗi người. Kiểu chạy phổ biến nhất là có lòng bàn chân đáp xuống mặt phẳng một cách chính diện, không lệch sang bên trái hay bên phải. Bạn có thể xác định dựa trên độ mòn của những chiếc giày cũ. Khi đó ở giữa bàn chân và phần nhỏ ở gót chân sẽ bị mòn nhiều nhất. Loại giày tăng tính ổn định rất phù hợp với kiểu chạy này.

4.2. Kiểu chân lệch trong (Overpronation)

Người chạy lệch trong khiến giày mòn dần ở phần bên trong má chân do xu hướng đáp phần mé trong trước tiên khi đáp xuống bề mặt đường phẳng. Nếu có thói quen di chuyển như thế này, bạn nên chọn loại giày kiểm soát chuyển động để giảm đau gối khi chạy nhiều.

4.3. Kiểu chân lệch ngoài (Supination)

Nhìn trên phần lót giày cũ, nếu thấy khu vực mé ngoài của bàn chân mòn nhiều nhất thì đó là do bạn có thói quen chạy kiểu chân lệch ngoài. Khi chạy, phần chân đáp xuống mặt đường phẳng đầu tiên chính là khu vực nằm ở phần rìa trái chân trái và rìa phải chân phải. Để có những bước chạy thoải mái, bạn nên sử dụng miếng lót đệm hoặc loại giày hỗ trợ định hình chân theo dáng cân bằng.

Các kiểu chân tiếp xúc với bề mặt đường khi chạy bộ

Các kiểu chân tiếp xúc với bề mặt đường khi chạy bộ (Nguồn: webthethao.vn)

5. Chọn kiểu giày và tính năng phù hợp

5.1. Các kiểu giày chạy bộ

5.1.1. Giày có đệm (Neutral shoes)

Một trong những cách chọn giày chạy bộ nam là chọn kiểu phù hợp với nhu cầu và thói quen chạy của bản thân. Trong đó loại giày có đệm là phổ biến nhất, phù hợp với những người có bàn chân bình thường hoặc có thói quen chạy lệch ngoài. Phần đệm này có tác dụng hấp thụ phản lực khi chạy, giảm những tác động mạnh tới phần cổ chân, đầu gối, giúp bạn thoải mái chạy bộ trong thời gian dài mà không lo đau mỏi.

5.1.2. Giày tăng sự ổn định (Stability shoes)

Giày phù hợp với người có thói quen chạy bình thường hoặc chạy lệch trong. Chúng được thiết kế phần đệm ở phần lõm của lòng bàn chân, giúp hạn chế tác động lực mạnh lên khu vực này. Nhờ vậy, chân sẽ giảm tình trạng đau mỏi và những tác động xấu lên khung xương trong quá trình chạy bộ. Điển hình của loại này là dòng giày chạy nam Gel-Nimbus 21 1011A257.001 Asics nổi tiếng.

5.1.3. Giày kiểm soát chuyển động (Motion control shoes)

Loại giày này có gót cứng hoặc khuôn thẳng, do đó chúng phù hợp nhất với những ai có thói quen chạy lệch ngoài.

5.1.4. Giày chân trần (Barefoot shoes)

Đây là loại giày đặc biệt, không có bất kỳ độ chênh nào giữa gót và mũi giày, có tác dụng bảo vệ chân ở mức cơ bản là tránh khỏi các chấn thương trên đường. Loại giày này khuyến khích người dùng tiếp đất bằng lòng bàn chân ở tư thế tự nhiên nhất.

5.1.5. Giày tối giản (Minimalist shoes)

Đây là loại giày nhẹ, gót giày cao hơn mũi từ 4 đến 8mm, không có đệm hoặc đệm rất ít. Điều này giúp người có thói quen chạy lệch trong chuyển sang trạng thái tương tự như khi chạy chân trần.

Thiết kế độc đáo của loại giày chân trần

Thiết kế độc đáo của loại giày chân trần (Nguồn: cdn.hswstatic.com)

5.2. Các tính năng của giày chạy bộ

5.2.1. Mũ giày chạy

Tùy vào chất liệu mà phần mũi giày có các tính năng khác nhau. Trong đó loại da tổng hợp rất bền, chống trầy xước tốt, nhanh khô và thoáng khí; loại làm bằng sợi nilon bền nhẹ và có tính ổn định cao; loại nhựa dẻo TPU giúp tăng độ bền, chống trầy và tăng sự ổn định của phần mũi. Theo kinh nghiệm chọn giày chạy bộ của những vận động viên chuyên nghiệp, đi giày sẽ thoải mái hơn khi phần mũ được làm từ chất liệu chống thấm và thoáng khí.

5.2.2. Đệm đế giày chạy bộ

Bộ phận đệm ở đế thường làm bằng xốp EVA để định hình lòng bàn chân, tăng sự ổn định khi chạy và giúp giày có độ bền cao. Những loại giày chạy đường mòn sẽ có thêm phần phiến từ nhựa hoặc nilon, có tác dụng tăng thêm độ cứng ở phần đế giày khu vực ức bàn chân, giúp giày ổn định và bền hơn khi di chuyển trên địa hình hiểm trở.

5.2.3. Đế giày

Các loại giày chạy đường bằng thường dùng đế làm từ cao su nở để giảm trọng lượng, tăng tốc độ chạy. Còn giày chạy đường mòn dùng cao su carbon để làm đế để tăng cường độ bền trước những tác động ngoại cảnh như đất đá, cành cây.

5.2.4. Chỉ số Heel-to-toe

Đây là độ chênh giữa gót và mũi giày. Chỉ số từ 0 đến 8mm giúp bạn tiếp đất bằng bàn chân hoặc ức bàn chân khi di chuyển.. Ở mức cao hơn, chỉ số từ 10 – 12mm giúp bạn tiếp đất bằng gót chân.

5.2.5. Phần sau gót giày (Heel Counter)

Đây là bộ phận cứng quanh gót giúp định hình giày và tăng kiểm soát chuyển động chân. Với những người hay đau mỏi vùng gót cũng có thể sử dụng thêm miếng đệm ở gót giày để tăng độ êm khi sử dụng.

5.2.6. Đệm lòng bàn chân (Medial Post)

Phần lõm bàn chân là khu vực chịu nhiều tác động lực nhất nếu có thói quen chạy chệch. Do đó sử dụng phần đệm này sẽ giúp định hình và kiểm soát những chuyển động bàn chân khi di chuyển, hạn chế tác động lực xấu lên lòng bàn chân.

Đế giày quyết định đến khả năng định hình của giày và dáng chạy

Đế giày quyết định đến khả năng định hình của giày và dáng chạy (Nguồn: suckhoedanong.vn)

6. Mẹo thử giày để tìm đôi phù hợp nhất

6.1. Chọn size giày phù hợp với kích thước chân

Mỗi hãng giày thể thao sẽ có bảng size giày riêng phù hợp với các chỉ số đo về độ dài và rộng của bàn chân. Chọn sản phẩm có kích cỡ vừa vặn hoặc lớn hơn khoảng từ ½ đến 1 size so với kích thước chân là một trong những cách chọn size giày chạy bộ không thể bỏ qua..

6.2. Thử giày vào cuối ngày

Cuối ngày là lúc chân bạn đạt kích cỡ lớn nhất. Do đó thử và chọn giày vào thời điểm này sẽ giúp bạn tránh khỏi tình huống mua phải giày chật dù sử dụng vào thời điểm nào trong ngày.

6.3. Có khoảng trống nhỏ ở mũi chân

Trừ loại barefoot shoes (chân trần), đối với những loại giày chạy khác, bạn nên mua giày mà khi thử vẫn còn khoảng trống nhỏ ở mũi chân để chạy thoải mái hơn.

6.4. Sử dụng lót chỉnh hình

Các loại lót chỉnh hình như loại lót giày y khoa Spenco được ưa chuộng hiện nay là phụ kiện giúp bạn di chuyển thoải mái và giảm tối đa những tổn thương xương khớp khi chạy bộ. Chúng cũng sẽ ảnh hưởng cảm giác vừa vặn hay rộng chật khi dùng giày. Do đó khi chọn mua mới, bạn nên mang theo chúng và sử dụng ngay khi thử.

6.5. Không cần đi đúng giày theo giới tính

Ngoài các yếu tố màu sắc hay những thiết kế đặc biệt, có rất nhiều loại giày chạy bộ phân loại giới tính chỉ vì size số. Do đó nếu là nữ có kích cỡ chân lớn hoặc nam có kích cỡ chân nhỏ, bạn có thể tham khảo thêm các mẫu giày của nửa còn lại, miễn là chúng vừa với kích thước chân và tạo sự thoải mái khi sử dụng cho bạn.

6.6. Sử dụng phụ kiện lót giày

Đây là bộ phận có tác dụng giúp bạn đi giày vừa vặn, êm chân, thoải mái hơn hoặc hỗ trợ định hình dáng chạy. Do đó bạn có thể cân nhắc sử dụng chúng nếu cảm thấy cần thiết.

Thử giày vào cuối ngày để chọn được size phù hợp nhất

Thử giày vào cuối ngày để chọn được size phù hợp nhất (Nguồn: baomoi.com)

Hi vọng những cách chọn giày chạy bộ nam mà Blog Useful gợi ý trên đây sẽ giúp bạn có được những quyết định phù hợp khi tìm mua chúng. Đừng quên sử dụng những loại giày thể thao nam chính hãng cực êm và bền để có được trải nghiệm thoải mái, an toàn trong suốt quá trình vận động bạn nhé.