Kiến thức phong thủy
#6 vấn đề căn bản của thuyết Âm dương ngũ hành cần biết
Nội dung bài viết trình bày về những vấn đề căn bản của thuyết Âm dương ngũ hành (viết tắt: ADNH), được tổng hợp từ những nghiên cứu của Nhà nghiên cứu Lý học Đông Phương Nguyễn Vũ Tuấn Anh (Bút danh: Thiên Sứ).
Chuyên gia Thiên Sứ nhận định rằng tất cả những ghi nhận từ cổ thư chữ Hán liên quan đến học thuyết này đều thất truyền, sai lệch và không hoàn chỉnh nên chưa hoàn toàn chính xác. Đó là nguyên nhân để nó trở thành huyền bí hơn 2000 năm qua. Và cho đến tận ngày nay, những tri thức tinh hoa và phương tiện của cả một nền văn minh hiện nay vẫn không thể tìm hiểu được nó. Những bí ẩn của nền văn minh Đông phương vẫn đang tiếp tục sừng sững thách đố tri thức của toàn thể nhân loại.
Duy nhất chỉ có những di sản truyền thống của nền văn hiến Việt, có lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương Tử (chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương) mới có khả năng phục hồi lại những giá trị đích thực của nền văn minh Đông phương này. Thuyết Âm Dương Ngũ hành được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt chính là LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT mà những tri thức tinh hoa của nhân loại, đang tìm kiếm.
Bởi vì, thuyết Âm Dương Ngũ hành (phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt) thỏa mãn tất cả những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học và cho một lý thuyết thống thống nhất, mà con người đang mơ ước.
Sai lầm của những văn bản chữ Hán liên quan đến học thuyết này đã được Chuyên gia phân tích kĩ hơn 20 năm qua trong các sách đã xuất bản, trên diễn đàn Lý học Đông phương thuộc Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương, trong các bài phát biểu tại các Hội thảo khoa học, video trên các kênh khác như: Youtube, Facebook,…
Vì thế bài viết này sẽ không trình bày lại mà chỉ tập trung vào nội dung những giá trị đích thực trong cấu trúc hệ thống của thuyết Âm Dương Ngũ hành (nhân danh nền văn hiến Việt).
I. Mô tả sự khởi nguyên của vũ trụ
A/ Bản văn chữ Hán viết: “Thái cực sinh lưỡng nghi; lưỡng nghi sinh Tứ tượng. TỨ TƯỢNG SINH BÁT QUÁI”.
B/ Nhân danh nền văn hiến Việt: “Thái cực sinh lưỡng nghi; lưỡng nghi sinh Tứ tượng. TỨ TƯỢNG BIẾN HÓA VÔ CÙNG”.
II. Nội hàm khái niệm Âm Dương
A/ Bản văn chữ Hán: Không có định nghĩa về nội hàm khái niệm Âm Dương. Dẫn đến nhầm lẫn khái niệm.
B/ Nhân danh nền văn hiến Việt: Âm Dương là một cặp phạm trù thuộc về sự nhận thức tổng hợp của con người, mà trong nội hàm của phạm trù Âm Dương mô tả sự phân biệt mọi trạng thái tồn tại của vật chất, từ trạng thái vật chất phi khối lượng, phi hình thế, đến các hạt vật chất nhỏ nhất và những thiên hà khổng lồ. Kể cả các sự kiện phi vật thể, đến mọi hiện tượng trong quan hệ xã hội của con người.
6 nguyên lý để phân biệt Âm Dương:
- 1/ Dương trước, Âm sau. Dương trên, Âm dưới.
- 2/ Âm co, Dương duỗi.
- 3/ Âm thuận tùng Dương.
- 4/ Trong Dương có Âm, trong Âm có Dương.
- 5/ Âm trong, Dương ngoài.
- 6/
a) Bản văn chữ Hán viết: Dương động Âm tịnh – Chu Hy đời Tống công bố.
b/ Nhân danh nền văn hiến Việt: Dương tịnh. Âm động – Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh.
III. Nội hàm khái niệm Ngũ hành
A/ Bản văn chữ Hán: Trong tiếng Hán, khái niệm mô tả Ngũ hành là năm dạng vật chất gồm:
- 1.金 jīn – Metal: Vàng, Đồng.
- 2.木 mù – Wood: Cây.
- 3.水 shuǐ – Water: Nước
- 4.火 huǒ – Fire: Lửa
- 5.土 tǔ – Earth : Đất.
B/ Nhân danh nền văn hiến Việt: Trong tiếng Việt, khái niệm Ngũ hành mô tả năm tổ hợp phân loại của mọi trạng trạng thái vận động và tương tác (Hành) của tất cả mọi dạng vật chất trong vũ trụ, nằm trong phạm trù Âm Dương. Trong tiếng Việt, các từ mô tả Ngũ Hành – Kim/ Mộc/ Thủy/ Hỏa/ Thổ, được hình tượng bằng:
- 1. Kim – Cây kim (Tiếng Hán: Đồng, vàng)
- 2. Mộc – Cây
- 3. Thủy – Nước
- 4. Hỏa – Lửa
- 5. Thổ – Đất
Nói cho rõ và dễ hiểu hơn, thí dụ: Trong tiếng Việt thì Thổ là khái niệm phân loại của một hành trong Ngũ hành, được hình tượng là “Đất”, tương đương với từ “Earth” trong tiếng Anh. Nhưng trong tiếng Việt thì “Thổ”, không phải là “Đất”. Mà “Đất” (“Earth”) chỉ là hình tượng của thổ. Tương tự như vậy, “Nước” (“Water”) chỉ là hình tượng của “Thủy” trong tiếng Việt.
Bởi vậy, nếu nghiên cứu thuyết Âm Dương Ngũ hành từ các bản văn tiếng Hán, sẽ dẫn đến sự nhầm lẫn khái niệm và bế tắc. Thực tế hơn 2000 năm qua (chứ không phải vài trăm năm) đã chứng tỏ điều này.
IV. Bản thể cấu trúc thuyết Âm Dương Ngũ hành (ADNH)
A/ Bản văn chữ Hán
Trong bản văn cổ chữ Hán thì Kinh Dịch – tức Chu Dịch; Thuyết Âm Dương, Thuyết Ngũ Hành ra đời vào ba thời kỳ khác nhau:
- Dịch (Bát quái vào thười Thượng cổ (Phục Hy)
- Thuyết Âm Dương ra đời vào nhà Chu (Thập dực, do Khổng Tử sáng tác)
- Thuyết Ngũ hành thuộc thời Hạ (Vua Đại Vũ phát hiện Lạc Thư trên lưng rùa) – theo tư liệu bản văn chữ Hán và các nhà nghiên cứu
Trong toàn bộ lịch sử văn minh Hán, không có một triều đại nào coi thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết chính thống, chi phối và ảnh hưởng ở thượng tầng kiến trúc. Cho đến tận ngày hôm nay, khi tôi đang gõ những chữ này, và quý vị với các bạn và ace đang đọc – thì – tất cả thế giới, bao gồm toàn bộ dân tộc Hớn, cũng chưa xác định được thuyết ADNH ra đời vào lúc nào trong lịch sử dân tộc Hớn.
B/ Nhân danh nền văn hiến Việt
Thuyết Âm Dương Ngũ hành và bát quái (Kinh Dịch) là một học thuyết nhất quán, hoàn chỉnh, có tính hệ thống, hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học và chính là Lý thuyết thống nhất. Trong đó, Bát quái (Kinh Dịch) là siêu công thức toán học, mô tả nội hàm của học thuyết này.
Thời Hùng Vương lãnh đạo nước Văn Lang của Việt tộc, coi thuyết ADNH là một học thuyết chính thống, chi phối thượng tầng kiến trúc của tầng lớp lãnh đạo nước Văn Lang: Bắc giáp Động Đình hồ; Nam giáp Hồ Tôn, Tây giáp Ba Thục và Đông giáp Đông Hải.
Thuyết ADNH với những giá trị của nó, phổ biến trong mạch nguồn văn hóa truyền thống Việt, trong từng hang cùng ngõ hẻm của người Việt, trong những câu ca dao, tục ngữ, trong từng bờ tre gốc rạ và đình đền Việt đều nhắc tới Việt sử một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương (chủ nhân thực sự của nền văn hóa Đông phương) và là nền văn minh duy nhất có thể phục hồi lại những gía trị huyền vĩ của nền văn minh Đông phương.
Kỳ lạ thay! Từ gần 80 năm trước, vào những năm cuối cùng của thời Pháp thuộc, nhạc sĩ Lê Thương đã viết trong lời bài hát nổi tiếng của ông – “Hòn Vọng phu” – về những dòng Việt sử:
“Tiếng núi non lưu luyến tấc lòng bao nghìn năm
Tiếng gió cồn như tiếng trống dồn buổi khuya vắng
/Từ bóng cây ngôi mộ bên đường
Từ mái tranh bên đình trong làng
Nguồn sử xanh âm thầm vẫn sống
Bao mối thương vang động trong lòng/
Đồi lan, đồi quế rắc kho hương nồng
Rừng sao đua đòi rừng trắc
Lo che ánh lửa vầng dương tiếp đưa bóng chàng…”
Và trong một lúc xuất thần, như một ân điển, ông viết:
“Chín con long thật lớn, muốn đem tin tới nàng, Núi ngăn không được xuống, chúng kêu ca dưới ngàn.
/Ta cố đợi nghìn năm, rồi nghìn năm nữa sẽ qua, đến khi núi lở sông mòn, mới mong tới Hòn Vọng Phu”/.
Kể từ khi nước Văn Lang huyền vĩ của Việt tộc sụp đổ bên bờ Nam sông Dương tử đến nay đã hơn 2000 năm. Như một ân điển, lời bài hát đã mô tả điều này: “Ta cố đợi ngàn năm” – Đó chính là giai đoạn của 1000 năm Bắc thuộc. Để: “rồi nghìn năm nữa sẽ qua”, chính là 1000 năm hưng quốc sau đó của Việt tộc, từ thế kỷ thứ X, cho đến ngày nay. Kỳ lạ hơn, ông còn cả quyết một cách cụ thể – như một lời “sấm truyền”, rằng:
“Có con chim nhỏ bé
Dám ca câu sấm thề
Cuối thu năm Mậu Tý
Tướng quân đem kiếm về”.
Nhưng đó là năm Mậu Tý nào, khi mà sau hơn 2000 năm thăng trầm của Việt sử, đã trải qua biết bao nhiêu năm Mậu Tý trong bảng “LẠC THƯ HOA GIÁP”?
Năm Mậu Tý 2008 đã trôi qua trong sự sụp đổ của nền kinh tế thế giới. Mậu Tý tiếp theo là năm 2108, đương nhiên Phong thuỷ gia Lạc Việt không thể chờ đến đó để tiếp tục minh chứng,… Nhưng với hơn 2000 năm thăng trầm của Việt tộc, thì vài chục năm nữa quả là thật bé nhỏ. Và thế gian này sẽ chờ đợi kết quả về: “Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại” – Barba Van Ga và “Nếu quả thật có một lý thuyết thống nhất, thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?!” – SW Hawking.
V/ Nguyên lý căn để, quyết định mọi phương pháp ứng dụng của thuyết ADNH trong mọi lĩnh vực
Nếu như bài hát Hòn Vong phu của nhạc sĩ Lê Thương, như một ân điển có tính sấm truyền cho số phận của những gía trị thuộc về nền văn hiến Việt, thì ở chính nền văn minh Hớn, trong nửa cuối thể kỷ trước, do vô tình, Kim Dung đã mô tả một hình ảnh có thể lấy làm ví dụ cho những giá trị thất truyền của nền văn minh Việt. trong bộ truyện Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Hiệp Lữ và Ỷ Thiên Đồ Long ký của Kim Dung, ông đã mô tả một bí kíp võ công thượng thừa là “Cửu Âm chân kinh”. Bí kíp võ công này bị xé lẻ ra nhiều mảnh, và các cao thủ lấy mỗi mảnh về lập thành các trường phái riêng cho mình.
Tương tự như vậy với toàn bộ những bí ẩn của nền văn minh Đông phương huyền vĩ. Khi nền văn hiến Việt sụp đổ ở miền nam sông Dương tử. Những giá trị của nó cũng bị xé lẽ thành ba bộ phận là: Thuyết Âm Dương, Thuyết Ngũ hành và Kinh Dịch.
VI. Bản thể cấu trúc và bí ẩn của LẠC THƯ HOA GIÁP
Chắc tất cả chúng ta ở đây, đều biết đến bảng Lục thập hoa giáp nổi tiếng. Trong đó mô tả bản mệnh mội con người trong từng năm theo thập Thiên Can và Thập nhị Địa chi với chu kỳ 60 năm, gọi là một “Hoa giáp”. Thí dụ: Năm nay Mậu Tuất, mạng Bình Địa Mộc.
Nhưng căn cứ vào đâu để có một sự phối hợp Can Chi thành vận khí mỗi năm và lập thành bản mệnh mỗi con người như vậy?
Đây là một điều bí ẩn trải hàng ngàn năm qua, trong nền văn minh Đông phương. Đoạn trích trong cuốn Dự đoán theo Tứ trụ của Thiệu Vĩ Hòa (Ngôi sao Bắc Đẩu Dịch học Trung Quốc) viết về vấn đề này, để thấy được rõ sự bí ẩn của nó.
Qua đây cũng thấy rõ rằng: Những trí thức tinh hoa của nền văn minh Trung Hoa, từ hàng ngàn năm qua, không thể phát hiện ra sự bí ẩn của nền văn minh Phương Đông, mà họ tự nhận là của họ. Đương nhiên, vì bản chất nền văn minh Hớn, chỉ sao chép lại một cách không hoàn chỉnh những giá trị của nền văn hiến Việt. Nên họ không thể nào hiểu nổi giá trị đích thực của nền văn minh Đông phương huyền vĩ, và những thực tế nào làm nên bảng hoa giáp này.
Trong qúa trình nghiên cứu những giá trị của nền văn minh Đông phương – giải mã những “cẩm nang” mà tổ tiên để lại – Nhà nghiên cứu Thiên Sứ đã phát hiện ra rằng Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ là nguyên lý căn để của toàn bộ các phương pháp ứng dụng thuộc về nền văn minh Đông phương và bảng Lục Thập hoa giáp lưu truyền trong cổ thư chữ Hán đã sai, khi nó được sắp xếp theo chiều vận hành “NGƯỢC KIM ĐỒNG HỒ”, của chính đồ hình Hà Đồ.
Quan sát tiếp hình Hà đồ bên dưới:
Bắt đầu từ hành Kim trong hai năm đầu tiên của bàng “Lục Thập hoa giáp” của Tàu. Đồng thời lấy năm Dương lịch 1984/1985 – Giáp Tý/Ất Sửu để dễ dàng đối chiếu với nguyên lý “Cách bát sinh tử”.
A/ Lục Thập Hoa giáp theo bản văn chữ Hán
HÀNH KIM:
- Giáp tý /Ất Sửu: Hải trung Kim. 1984/1985.
- Cách bát sinh tử (Tám năm)
- Nhâm Thân/Quý Dậu: Kiếm Phong Kim. 1992/1993.
- Cách bát sinh tử (Tám năm)
- Canh Thìn /Tân Tỵ: Kim Bach Kim. 2000/2001.
Vấn đề năm ở chỗ: Nếu “THUẬN” theo chiều kim đồng hồ” thì sau 24 năm vận động của hành KIM, tiếp đến sẽ là hành THỦY. Nhưng vì vận hành “NGƯỢC” chiều kim đồng hồ nên 8 năm tiếp theo Mậu Tý/ Kỷ Sửu thuộc hành “HỎA” – Cụ thể là “Tích lịch Hỏa”. Sau 24 thuộc hành HỎA (Cách bát sinh tử) – theo bản văn chữ Hán – đến năm 2032/ 2033 – Nhâm Tý/ Quý Sửu. Thuộc MỘC.
Tiếp tục vận hành “NGƯỢC” chiều kim đồng hồ thì 24 năm sau 2056/ 2057 là Bính Tý/ Đinh Sửu – theo sách Tàu – là Giáng Hạ Thủy.
Đây là một bảng lập thành vận khí (Mệnh) sai, do tam so thất bản khi chiếm hữu những gía trị của Việt tộc, từ hơn 2000 năm trước. Bởi vì bản chất của Hà Đồ là chiều VẬN HÀNH NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH THUẬN theo chiều kim Đồng hồ.
B/ Nhân danh nền văn hiến Việt
Chúng ta xem xét cơ sở của bảng LẠC THƯ HOA GIÁP của Việt tộc từ hơn 2300 năm trước.
HÀNH KIM:
- Giáp tý / Ất Sửu: Hải trung Kim. 1984/1985.
- Cách bát sinh tử (Tám năm)
- Nhâm Thân/ Quý Dậu: Kiếm Phong Kim. 1992/1993.
- Cách bát sinh tử (Tám năm)
- Canh Thìn/ Tân Tỵ: Kim Bach Kim. 2000/2001.
Đến đây, giữa bảng LẠC THƯ HOA GIÁP (nhân danh nền văn hiến Việt) và của bản văn cổ chữ Hớn, giống nhau.
Vấn đề nằm ở chỗ: nhìn vào đồ hình Hà Đồ sẽ thấy rằng nếu “THUẬN” theo chiều kim đồng hồ” thì sau 24 năm vận động của hành KIM, tiếp đến sẽ là hành THỦY. Nên 8 năm tiếp theo Mậu Tý/Kỷ Sửu thuộc hành “THỦY” – Cụ thể là “Giáng Hạ Thủy”.
Đây là điểm khác biệt giữa Lạc Việt và “Hớn cổ” (Hán thuộc Hỏa).
Sau 24 thuộc hành THỦY (Cách bát sinh tử) [Nhân danh nền Văn hiến Việt) đến năm 2032/2033 – Nhâm Tý/ Quý Sửu. Thuộc MỘC. Cụ thể là Tang Đố Mộc. Tiếp theo chu kỳ 24 năm thuộc hành Mộc – Đây cũng là điểm giữa bảng LẠC THƯ HOA GIÁP – nhân danh nền văn hiến Việt – và của bản văn cổ chữ “Hớn”, giống nhau. Đến năm 2056/2057 – Bính Tý/ Đinh Sửu – theo LẠC THƯ HOA GIÁP thuộc hành Hỏa.
Các chu kỳ tiếp theo các hành của LẠC THƯ HOA GIÁP và Lục thập hoa giáp giống nhau và lặp lại ở hành Kim. Xin xem hình minh họa thứ 5.
Phong thuỷ gia Thiên Sứ đã phân tích nguyên nhân lập thành bảng Lục thập hoa giáp của chính người Hơn và chính họ cũng không hiểu tại sao. Và cũng vì hiểu rõ tại sao nên ông đã hiệu chỉnh lại nhân danh nền văn hiến Việt thành bảng LẠC THƯ HOA GIÁP.
Hai bảng này phủ định lẫn nhau, điều đó có nghĩa là nếu bảng LẠC THƯ HOA GIÁP đúng thì bảng “Lục thập hoa giáp” của Hớn sai. Việc ông phát hiện ra điều này không hề ngẫu nhiên, nó bắt đầu từ bài ca quyết để học nạp âm của bảng “Lục thập hoa giáp” theo cổ thư chữ Hớn và dùng trong TỬ VI.
Bài ca quyết đó có nội dung như sau:
Ngân Đăng Giá Bích Câu .
Yên Mãn Tự Chung Lâu.
Hán Địa Siêu Sài Thấp.
Tất cả những ai bắt đầu học Tử Vi đều phải thuộc lòng bài ca quyết này. Nhưng vì phát âm Việt Nho trong ngôn ngữ Việt và ký tự giống nhau trong chữ Hán, Thí dụ: Chung – đúng ký tự là “Chuông”, nhưng cũng trùng với âm Trung – ở giữa, cho nên bài khẩu quyết trên, có thể hiểu như sau:
Ngọn đèn bạc (Giá trị giả) làm lạnh bức tường vàng (Giá trị thật).
Lửa đã cháy ngập từ bên trong tòa lâu đài. (Sự sụp đổ của một nền văn minh).
Đất nhà Hán (Hán Địa) đã nghiêng tràn đến chỗ thấp nhất. (Sự chiếm đoạn trọn vẹn của Hán tộc với đất nước Văn Lang.
Chúng ta đều thấy rõ ba câu thơ trên chính là ba cầu đầu của bài thơ Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt. Tức là nó thiếu một câu nữa mới lập thành bài thơ Ngũ ngôn tứ tuyệt trọn vẹn. Như một ẩn điển, bài thơ này được tiếp nối một cách hoàn hảo như sau:
Ngân Đăng Giá Bích Câu .
Yên Mãn Tự Chung Lâu.
Hán Địa Siêu Sài Thấp.
VIÊM THỦY LẠC KIM ÂU.
Tức là hành Thủy và Hỏa đã sai lệch với giá trị thực của nó. Chính vì giải mã được nội dung bí ẩn này, nên ông đã cố gắng đi tìm lời giải cho nó và đó chính là nội dung đã trình bày cho bạn đọc.
Xem thêm:
- Sai lầm của một số phương pháp coi tuổi phổ biến hiện nay
- Cơ sở khẳng định La Bàn là phát minh của người Việt
————————————————
Phong thuỷ là khoa học, không phải tín ngưỡng!
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2025
- Visual “tuyệt vọng” của mỹ nhân xứ Hàn, đổi kiểu tóc mà bị dìm nhan sắc thảm thương
- Ngọc phong thủy: lợi ích, tác dụng, cách chọn cho từng mệnh và lưu ý
- Top trend những Mẫu nail Tết Tân Sửu 2022: Tết này nail gì xinh?
- Văn Mai Hương bức xúc người đàn ông này gói gọn với 2 từ: “Tệ bạc!”
- Dự án Vành đai 3 qua Đồng Nai: Hết tháng 9, sẽ cưỡng chế các hộ dân không giao đất