70% sinh viên ra trường phải đào tạo lại mới đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp

Useful
07/12/24
Lượt xem : 38 view
chuyen doi so giao duc09 1733554250610913189918 0 0 848 1620 crop 1733554264576253297911
Rate this post

Nhằm chuẩn bị cho làn sóng đầu tư của các “đại bàng” công nghệ, vấn đề chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo, cũng như đào tạo nhân lực chất lượng cao là những nội dung được ngành giáo dục hết sức quan tâm, chú trọng.

Phát biểu tại hội thảo chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo được tổ chức sáng 7/12, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn đánh giá có lẽ không có ngành nào chịu tác động của chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo (AI) như ngành giáo dục. Nhưng đây cũng là lĩnh vực hưởng lợi không nhỏ, từ sự thay đổi của công nghệ.

  • Hợp nhất để hiện thực hóa cuộc cách mạng chuyển đổi số

Tuy nhiên, Thứ trưởng lưu ý rằng chuyển đổi số không đơn thuần là chuyển dạy học từ trực tiếp sang trực tuyến, không phải là mang dữ liệu lên môi trường mạng. 

“Chuyển đổi số phải là thay đổi tư duy, phương pháp quản lý giáo dục, quản trị nhà trường, là cuộc thay đổi sâu sắc, toàn diện”, ông Hoàng Minh Sơn cho hay.

Cùng với sự chuyển mình này, ngành giáo giáo dục cũng mang sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài cho đất nước. Đồng thời, bồi dưỡng nâng cao kiến thức hiểu biết công nghệ số cho người dân.

70% sinh viên ra trường phải đào tạo lại mới đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp- Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn.

Kiến nghị tại hội thảo, ông Đỗ Thanh Bình – Giám đốc hợp tác quốc tế của Vinasa cho rằng các trường đại học cần nghiên cứu chương trình đào tạo, giúp sinh viên có thể thích ứng ngay với thị trường lao động, thay vì phải đào tạo lại ở doanh nghiệp.

Đánh giá về thị trường lao động ngành công nghệ thông tin, ông Bình cho biết hiện tại Việt Nam có khoảng 1,5 triệu nhân lực, trong số đó có 500.000 kỹ sư được đào tạo bài bản.

“Mỗi năm, chúng ta đào tạo được khoảng 50.000 sinh viên công nghệ thông tin. Tuy nhiên, trong số nhân lực đó chỉ có 30% các em sẵn sàng làm việc được luôn tại doanh nghiệp, còn lại 70% cần phải trải qua các khóa đào tạo thêm”, chuyên gia cho biết.

Ở đây, những nội dung mà doanh nghiệp cần, mà nhân lực đang thiếu trong bối cảnh hiện nay là các kỹ năng cụ thể về quản trị dự án, big data, AI, an ninh mạng. Và để lấp đầy con số 70% kể trên, chỉ có giải pháp đó là nhà trường hợp tác với doanh nghiệp, hiểu được nhu cầu doanh nghiệp, để đào tạo có đầu ra.

Về ngắn hạn, Việt Nam thiết hụt khoảng 150 – 200.000 nhân lực về công nghệ thông tin, trong giai đoạn 2025-2023 con số này là 1 triệu lao động. Dù nhu cầu là vô cùng lớn, nhưng sinh viên ra trường lại có mức lương hết sức cạnh tranh so với các ngành khác và tăng lên qua các năm.

70% sinh viên ra trường phải đào tạo lại mới đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp- Ảnh 2.

Ông Đỗ Thanh Bình cho rằng cần có sự hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường để đảm bảo đầu ra cho sinh viên.

Về mong muốn của doanh nghiệp, ông Đỗ Thanh Bình cho biết nhà tuyển dụng đòi hỏi sinh viên phải có kỹ năng mềm, tư duy phân tích khi được giao thực hiện dự án, tư duy giải quyết vấn đề, hiểu biết kỹ thuật, kỹ năng học nhanh để đáp ứng sự thay đổi của công nghệ.

“Đặc biệt, các em cần có tư duy làm chủ các sản phẩm mình làm ra, đặt mình vào trong từng sản phẩm, đây là cơ sở để giúp doanh nghiệp phát triển nhanh hơn”, ông Bình đưa ra ý kiến.

Cũng tại sự kiện, ông Nguyễn Sơn Hải – Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD&ĐT cho biết những hạn chế trong quá trình chuyển đổi số trong giáo dục đại học hiện nay.

Khó khăn nổi bật nhất là hạ tầng kỹ thuật, khi còn manh mún, sử dụng độc lập, thiếu liên kết với nhau. Hạ tầng dữ liệu và kết nối còn phân tán, cát cứ ở mỗi ứng dụng, không dùng chung, không có kết nối chia sẻ dữ liệu.

Cùng với đó, công tác đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng, giải pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân chưa được quan tâm đúng mức

Ngoài ra, tài nguyên số dùng chung chưa hoàn thiện đầy đủ, chất lượng nhiều tài nguyên số chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong dạy, học và đào tạo. Nguồn lực đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, quản trị, dạy học và kiểm tra, đánh giá còn hạn chế, chưa được đầu tư đúng mức.

————————-

Nguồn nguoiduatin.vn:Source