Cách chơi với trẻ tự kỷ với 11 trò tương tác thiết kế riêng cho bé

Useful
30/11/23
Lượt xem : 51 view
Cách chơi với kẻ tự kỷ
Rate this post


Bạn đang muốn tìm hiểu về những trò chơi dành cho trẻ tự kỷ, nên chơi như thế nào để bé được hòa nhập và phát triển các kỹ năng cần thiết nhất. Blog Adayroi sẽ mang đến cho bạn các kiến thức cần thiết nhất để nắm rõ cách chơi với trẻ tự kỷ, cùng tham khảo nhé!

1. Vai trò của trò chơi với trẻ tự kỷ

Dấu hiệu của trẻ bị tự kỷ là thờ ơ với mọi việc xung quanh, chậm nói và không tương tác xã hội. Bé thường có hành vi chơi một mình, làm các công việc, động tác cơ thể dập khuôn và không thể định hình được những điều mình đang làm. Hơn nữa bé còn chậm phát triển về trí tuệ và các kỹ năng cần thiết khác. Thế nên chơi với trẻ chính là phương pháp tác động hiệu quả để hỗ trợ cải thiện sự giao tiếp, tương tác các hành vi. Đồng thời khi vui chơi bé sẽ được hoạt động cả thể chất lẫn não bộ, từ đó kết hợp khéo léo, phát triển các giác quan, trí tuệ cũng như gia tăng quá trình tương tác với trẻ.

2. Cách chơi với trẻ tự kỷ

2.1. Xác định mức độ chơi và chọn trò chơi phù hợp cho bé

Sau khi quan sát các hành động của trẻ bạn nên áp dụng các trò chơi, cách chơi với trẻ tự kỷ phù hợp. Ví dụ như bé có xu hướng ở một mình, không muốn tiếp xúc thì nên chọn các trò tập thể, vận động. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển thể chất cũng như quá trình tương tác, giao tiếp. Hay bé có dấu hiệu giảm chú ý nên chọn các trò cần sự tập trung để cải thiện tình trạng này.

Cách chơi với trẻ tự kỷ với 11 trò tương tác thiết kế riêng cho bé

2.2. Giải thích trò chơi cho bé hiểu

Đối với những trò chơi cần có sự suy nghĩ, tập trung hay có luật bạn nên giải thích tận tình để bé hiểu. Đây cũng chính là phương pháp bạn giao tiếp, gợi lên sự hứng thú và tập trung ở trẻ.

2.3. Vui chơi cùng bé

Điều hết sức quan trọng chính là bố mẹ hãy dành thời gian để trò chuyện và học cách chơi với trẻ tự kỷ. Có thể ban đầu con sẽ không chú ý, phớt lờ hay thậm chí không chơi cùng bạn, nhưng sau một thời gian chính những hành động này sẽ thu hút sự chú ý và tạo được ấn tượng cho bé.

2.4. Dành cho bé lời khen

Nếu trẻ làm được hành động gì đó thành công như xếp được hình ngôi nhà hay lắp ghép logo đẹp, bố mẹ nên dành những lời khen ngợi cho con. Đây chính là động lực cũng như tự hào của bé với bản thân, từ đó sẽ thúc đẩy hành động cũng như giao tiếp tốt hơn.

10 phương pháp dạy trẻ tự kỷ hiệu quả nhất

2.5. Không gian vui chơi vui vẻ, rộng rãi, an toàn cho bé

Cha mẹ cần tạo cho bé môi trường vui chơi an toàn và lành mạnh, điều này sẽ giúp bé yêu hoàn chỉnh được nhanh chóng các kỹ năng cần thiết cho mình. Đặc biệt bạn không được chê bai, trách móc hay so sánh với những bé khác, bởi sẽ tác động đến tâm lý và bé sẽ thu mình hơn. Đây là những điều mà các bác sĩ chuyên khám nhi sẽ chỉ dẫn cho bạn.

3. Gợi ý thiết kế trò chơi cho trẻ tự kỷ

3.1. Trò chơi khám phá

Các trò chơi khám phá sẽ giúp bé cảm nhận, phân biệt được những đồ vật và điều lý thú xung quanh cuộc sống. Chẳng hạn như bé khám phá các đồ vật từ trong sách và chỉ hình ảnh đời thực, điều này sẽ kích thích sự tò mò dẫn đến hành vi hỏi dần dần sẽ cải thiện khả năng giao tiếp và phát triển trí não.

Cách chơi với trẻ tự kỷ với 11 trò tương tác thiết kế riêng cho bé

3.2. Trò chơi nhân quả

Cha mẹ có thể tổ chức các trò chơi có nguyên nhân, kết quả để trẻ nhận thức được các vấn đề trong cuộc sống. Ví dụ như trả lời được các câu hỏi thì sẽ được quà, điều này sẽ giúp bé kiểm soát hành vi của mình.

3.3. Trò chơi chức năng

Bạn hãy để bé chơi theo sở thích của bản thân, lúc này bố mẹ cũng có thể cùng làm theo những hành động của trẻ. Chẳng hạn như bé đang vẽ hình ảnh không có nghĩa, bạn có thể tiếp diễn hành động đó. Khoảng 1-2 phút sau bố mẹ vẽ hình thù dễ dàng như ông mặt trời, con gà… để con bắt chước. Đây chính là trò chơi tương tác cho trẻ tự kỷ luyện tập khả năng tập trung hiệu quả được nhiều chuyên gia khuyên áp dụng.

3.4. Trò chơi xây dựng

Trong những cách chơi với trẻ tự kỷ thì trò chơi xây dựng sẽ giúp bé hoàn thiện các kỹ năng nhanh chóng. Bố mẹ có thể cùng con lắp ghép logo, vẽ tranh, hoàn thành các câu đố…

3.5. Trò chơi vận động

Bạn cũng nên để trẻ chạy nhảy xung quanh, tập thể dục một cách nhẹ nhàng hay tham gia các trò chơi cần sự vận động. Cụ thể là trò thi nhảy xa, thi chạy nhận phần thưởng hay mèo đuổi chuột… Điều này sẽ giúp cho bé yêu vận động tốt hơn, nâng cao thể lực tránh tình trạng ngồi một chỗ làm cho bệnh nặng hơn. Hoặc bố mẹ có thể sắm đồ chơi vận động được thiết kế bắt mắt, đảm bảo an toàn về cho bé chơi, tăng cường trải nghiệm hoạt động.

3.6. Trò chơi giả vờ

Trò chơi giả vờ sẽ giúp cho bé nhập vai những nhân vật như bác sĩ, cảnh sát, công chúa hay hoàng tử để diễn, bạn có thể mua đồ chơi nhập vai chất liệu an toàn về chơi cùng con để thêm phần hấp dẫn, thu hút. Về sau bạn sẽ hướng dẫn bé theo những hướng chơi sáng tạo và độc lập rèn luyện trí tuệ của bé.

3.7. Trò chơi cảm giác

Trò chơi cảm giác sẽ kích thích trí tưởng tượng cũng như nhận định của trẻ trong quá trình phát triển. Bạn có thể đưa cho trẻ các đồ vật cứng mềm hay tạo ra âm thanh… điều này sẽ giúp trẻ hứng thú và cảm thấy chúng cuốn hút.

3.8. Trò chơi tương tác

Bạn có thể tổ chức những trò chơi nhóm sử dụng búp bê, rối theo các chủ đề khác nhau như gia đình, đi học, rùa và thỏ, đi học… Lúc chơi bạn cũng có thể lựa chọn những bài hát phù hợp với nội dung để giao tiếp và hướng dẫn bé làm theo các động tác theo trò chơi.

3.9. Trò chơi có người

Những trò chơi có người sẽ giúp cho trẻ tương tác với xã hội tốt hơn, hòa nhập với bạn bè. Có thể chọn các trò trốn tìm, đuổi bắt, ú òa hay cưỡi ngựa… điều này kết hợp cùng với vận động sẽ làm cho trẻ phát triển thể chất tốt hơn.

Lợi ích từ các hoạt động ngoài trời đối với trẻ em

3.10. Trò chơi xã hội

Các trò chơi xã hội như đồ hàng, nấu ăn, bán hàng, khám bệnh sẽ hỗ trợ bé rất tốt để hòa nhập, tương tác với mọi người. Như vậy khi gặp các tình huống như vậy ngoài đời thật sẽ không còn lạ lẫm, thích nghi nhanh hơn.

3.11. Trò chơi phát triển giao tiếp cho bé

Trẻ tự kỷ sẽ chậm nói, nói nhanh, líu lưỡi và không rõ từ thế nên trò chơi phát triển ngôn ngữ và giao tiếp rất có ích cho bé. Bạn có thể hát cũng cùng trẻ, vừa hát vừa vỗ tay hay ngồi nói chuyện cùng trẻ.

Ngay hôm nay bố mẹ hãy vận dụng những trò chơi và cách chơi với trẻ tự kỷ hiệu quả trên để phát triển những kỹ năng cũng như tham gia tương tác xã hội nhanh nhẹn và tốt hơn cho con em mình. Hy vọng rằng bố mẹ có thể lựa chọn được những trò phù hợp với tính cách cũng như hành động riêng của bé yêu giúp đạt hiệu quả tốt nhất. Đồng thời các bậc phụ huynh cần chủ động đưa con đi thăm khám toàn diện và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa điều trị tự kỷ cho trẻ em có uy tín để có hướng chăm sóc và hỗ trợ phù hợp nhất nhé!