Thức khuya chắc hẳn là thói quen mà hầu hết tất cả mọi người hay gặp phải, đặc biệt là giới trẻ. Và có lẽ bạn cũng nghe về tác hại của việc thức khuya ít nhất một lần trong đời. Vậy đối với làn da mỏng mang thì thức khuya có hại đến mức nào, khám phá cùng ngay nhé.
Quầng thâm, nếp nhăn và lão hóa
Ngoài yếu tố di truyền làm mắt xuất hiện quầng thâm, thì thức khuya là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Khi thức khuya, những mạch máu li ti sẽ càng bị thu hẹp, làm kém tuần hoàn máu, làm hiện sắc xanh tối, đó chính là nguyên nhân khiến quầng thâm mắt xuất hiện.
Bên cạnh quầng thâm thì nếp nhăn vùng mắt cũng là một hiện tượng lão hóa mà anh chị em sợ nhất đúng không nè. Thường thì vùng da quanh mắt bắt đầu xuất hiện nếp nhăn rõ từ 25 tuổi. Nhưng ngoài việc da lão hóa tự nhiên thì thức khuya đẩy nhanh quá trình hình thành nếp nhăn hơn, làm da kém sức sống hẳn.
Có thể bạn chưa biết, mất ngủ có thể khiến một người trông già hơn mười tuổi vì những thay đổi do căng thẳng trong mô mặt đấy. Khi cơ thể ổn định vào giai đoạn nghỉ ngơi sâu nhất, hormone tăng trưởng đạt đỉnh và kích thích sửa chữa tế bào và mô. Nếu không ngủ đủ giấc, quá trình sửa chữa làn da của bạn sẽ bị chậm lại, dẫn đến lão hóa
Nổi mụn
Không cần đọc đâu xa, chắc hẳn hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng nổi mụn sau một đêm ngủ không đủ giấc đúng không nè. Thiếu ngủ có thể gây tổn thương da ở một số cấp độ. Nó có thể làm tăng nồng độ cortisol do đó có thể làm tình trạng viêm trở nên tồi tệ hơn, vì vậy những bạn đang bị mụn thì nên ngủ sớm khoảng 10h30 nhé. Sự hình thành collagen kém cũng diễn ra với tình trạng thiếu ngủ dẫn đến lão hóa da.
Da khô, sần sùi và lỗ chân lông
Thức khuya làm da mất nước, khô nghiêm trọng. Khi thức khuya, không chỉ cơ thể mất nước, mà da cũng mất đi độ ẩm tự nhiên. Từ đó mà trông da khô sạm, sần sùi và lỗ chân lông nở to hơn. Tác hại không chỉ lộ ra ngoài mà còn ảnh hưởng sâu trong các tầng tế bào da, lâu dần da bị tổn thương, khó phục hồi, làm da nhanh chóng bị lão hóa.
Chế độ ngủ như thế nào là tốt nhất?
Nếu bạn đi ngủ sau 11h thì cơ thể phải làm việc quá sức và bị căng thẳng, vì các bộ phân có các chức năng khác nhau ứng với các khung giờ làm việc cụ thể rồi. Nếu bạn đã quen với giấc ngủ muộn, không thể ngủ sớm được, thì cần điều chỉnh lại giấc ngủ của mình.
Vì vậy hãy thử và làm 2 việc để cải thiện giấc ngủ :
# 1 cố gắng làm mình mệt mỏi vào ban ngày bằng cách tập thể dục hoặc làm gì đó thể chất ít nhất 2 giờ trước khi ngủ.
# 2 cố gắng ngủ sớm hơn thường lệ 30 phút, điều chỉnh giờ ngủ mỗi ngày cho đến khi ổn định khoảng 10h30 thì thôi. Khi điều chỉnh được giấc ngủ rồi, thì nên tuân thủ và cố gắng tuân thủ ngủ đúng giờ và đủ giấc nhé.
Khi bạn đi ngủ rất muộn, cơ thể bạn đang chiến đấu với bản năng tự nhiên và điều này khiến cho các hoocmon như giò cortisol (một loại hormone gây căng thẳng) được giải phóng vào cơ thể. Những cách mà độc tố được thải ra từ cơ thể của bạn là thông qua đường ruột hoặc qua da của bạn (mụn trứng cá, mụn nhọt, v.v.).
Đây là lý do tại sao nên đi ngủ vào một thời điểm thích hợp để cơ thể bạn không làm việc quá sức và căng thẳng. Ngoài ra, đây là lý do tại sao uống đúng lượng nước là rất tốt cho cơ thể, vì nếu có bất kỳ độc tố nào còn lại, nó sẽ được xử lý và đào thải qua đường tiểu thay vì da của bạn.
Kết :
Tóm lại, nên ngủ đúng giờ và thức dậy đủ sớm để không những cơ thể trong trạng thái khỏe khắn và da cũng tươi tắn hơn. Uống đủ nước và ăn chế độ ăn lành mạnh. Rửa mặt mỗi tối nhưng hãy nhớ giữ ẩm cho da. Nếu có thời gian thì cũng nên luyện tập thể thao, tập gym, yoga, để cơ thể vận động, da bài tiết tốt hơn nhé.
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2025
- Mặt nạ ngủ môi có tác dụng gì?
- Nên chăm sóc cơ thể như thế nào để có làn da sáng mịn
- Căng: 1 Hoa hậu phạm “trọng tội” với chủ tịch Miss Universe ngay trước bán kết
- 5 diễn viên Trung Quốc bị ghét nhất 2024: Triệu Lộ Tư chưa sốc bằng mỹ nhân hội tụ đủ mọi tính xấu
- Mỹ nhân Hoa ngữ bị hàng triệu người ghét giờ ai gặp cũng yêu: Đã đẹp mê mẩn còn hội tụ đủ tính cách tốt