Những tai nạn thường gặp như bỏng, bong gân, đuối nước, hóc dị vật, trầy xước chảy máu… là những tai nạn mà bạn có thể gặp phải và cũng thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, nắm vững các kiến thức, kỹ năng sơ cứu tại chỗ đúng cách sẽ giúp nạn nhân hạn chế thương tổn sâu, trở nặng, thậm chí cứu sống người bệnh trong gang tấc. Vậy các kỹ năng đó la gì? hãy cùng thoe dõi bài viết sau.
Xử lý vết thương
Vết thương trầy xước, chảy máu nhẹ
- Rửa sạch vết thương (đứt tay, té trầy…) bằng nước sạch, rửa dưới vòi nước càng tốt để đẩy các chất bẩn ra ngoài, pha loãng vi khuẩn.
- Nếu vết thương dính bùn đất, cát, cách sơ cứu đúng là dùng oxy già để rửa vết thương đẩy bùn đất ra ngoài.
- Lau sạch, rửa lại bằng nước xà phòng và thấm khô vết thương bằng gạc sạch.
Xử lý vết thương sâu, dài, chảy nhiều máu
Vết cắt sâu ở chi
- Dùng tay sạch (dùng găng tay y tế nếu có) bóp chặt lên vết thương, tạo áp lực ngăn chảy máu.
- Dùng gạc, vải sạch để che vết thương.
- Băng thun quấn vết thương tạo áp lực cầm máu.
- Nếu máu thấm qua lớp băng, không gỡ bỏ, mà tiếp tục dùng thêm băng gạc áp tròng lên phía trên.
Vết cắt sâu, máu chảy ồ ạt
- Gọi xe cấp cứu/sự trợ giúp của người khác.
- Rửa tay và đeo găng (nếu có).
- Bộc lộ vết thương cần lấy bỏ các dị vật ở vị trí nông. Không được lấy bỏ các di vật đã cắm sâu vào vết thương.
- Cần cầm máu bằng cách sử dụng vải băng ép trực tiếp lên vết thương, cần sử dụng băng vải sạch.
- Gác chi bị thương cao hơn mức tim (nếu không bị gãy xương). Chúng ta cần đặt nạn nhân nằm ở tư thế thoải mái, đầu thấp.
- Dùng băng cuộn để băng ép lên trên vết thương giúp cầm máu (nên sử dụng thêm mảnh vải vô trùng đệm ở giữa).
- Đối với vết thương dị vật bám sâu, ta cần băng xung quanh dị vật để cố định nó. Nếu vết thương vẫn còn chảy máu, chúng ta không được dùng thêm gạc đệm ở giữa nữa mà đánh giá lại vết thương và đặt miếng đệm mới ở vị trí chính xác để cầm máu.
- Tiếp tục kiểm tra đường thở và hô hấp của nạn nhân. Theo dõi thêm các dấu hiệu của sốc trong khi chờ lực lượng cấp cứu đến.
Vết cắt sâu ở cổ
- Dùng tay đè chặt vết thương tạo áp lực cầm máu
- Dùng băng thun quấn chéo qua cổ và nách để tạo áp lực cầm máu và nhanh chóng đưa nạn nhân vào viện.
Bong gân tổn thương dây chằng
Khi bị bong gân cần cởi giày, tất chèn ép quanh vùng bị chấn thương.
Nên đắp khăn có bọc đá lạnh để giúp bớt sưng, giảm đau.
Dụng cụ sơ cứu có thể dùng vải sạch quấn băng cố định xung quanh phần khớp xương bị bong gân, tuy nhiên không được quấn chặt, vì vết thương sẽ sưng lên.
Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế ngay sau khi băng bó xong.
Cứu người đuối nước
- Khi thấy người có dấu hiệu đuối nước cần đưa cho nạn nhân vật gì có thể bám vào để nổi lên được như: phao, bụp chuối, can nhựa đóng nắp kín có dung tích lớn…
- Nếu bạn không biết bơi hoặc không tự tin vào khả năng của mình, hãy hô thật to để nhờ sự trợ giúp của những người xung quanh.
- Khi sử dụng vật hỗ trợ như gậy, dây thừng… bạn hãy đứng thật vững và đủ xa để không bị kéo ngược xuống nước. Trong trường hợp người bị nạn đang úp xuống mặt nước thì cần gọi ngay dịch vụ khẩn cấp như cấp cứu 115…
- Khi đưa nạn nhân đuối nước lên bờ, kiểm tra phản ứng, hơi thở nạn nhân.
- Nạn nhân còn thở được: Đặt nạn nhân nằm nghiêng 1 bên.
- Nếu nạn nhân không thể thở được, gọi cấp cứu 115 và gọi thêm người trợ giúp .
- Thực hiện hồi sinh tim phổi.
Cấp cứu người hóc dị vật
Hóc dị vật có 2 dạng là tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn và tắc nghẽn đường thở hoàn toàn. Sau đây là dấu hiệu nhận biết tình trạng hóc dị vật.
- Tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn, nạn nhân thường có triệu chứng: Ho và cố ho, cố khạc nhổ để tống dị vật ra ngoài.
- Tắc nghẽn đường thở hoàn toàn
- Nạn nhân không nói được
- Tay ôm lấy cổ
- Nạn nhân có tình trạng khó thở, cố gắng thở
- Mắt trợn ngược, vẻ mặt hoảng hốt.
- Mặt nạn nhân có thể đỏ bừng, mạch máu ở cổ nổi phồng lên
- Môi và lưỡi tím tái dần.
Thực hiện cấp cứu
Trường hợp nạn nhân có thể tự ho được
- Có thể thở được, khuyến khích nạn nhân ho thêm để đẩy dị vật ra ngoài.
- Khi nạn nhân đang ho, tuyệt đối không đập vào lưng.
Trường hợp nạn nhân không tự ho được
- Nếu nạn nhân là trẻ sơ sinh
- Dùng tay đỡ cổ, đặt trẻ nằm sấp trên gối đầu hơi chúc xuống, dùng lòng bàn tay vỗ với sức vừa phải vào vùng xương giữa 2 bả vai, vỗ dưới hướng lên gáy.
- Dùng 2 ngón tay ấn 5 cái vào giữa ngực trẻ. Nếu trẻ có dấu hiệu ho thì dừng lại để trẻ tự ho.
- Trường hợp nạn nhân là trẻ lớn, người trưởng thành
– Đặt nạn nhân hơi nghiêng về phía trước, dùng lòng bàn tay vỗ 5 cái dứt khoát vào vùng xương giữa 2 bả vai hướng lên gáy.
– Tiếp tục dùng lòng bàn tay ân 5 lần vào giữa ngực nạn nhân
– Trong quá trình này nếu nạn nhân ho thì ngừng lại để tự ho,
– Khi ho được nghĩa là tự thở được bình thường
Cách hồi sức tim phổi cho người bị ngạt thở
Hồi sức tim phổi là kỹ năng sơ cấp cứu cần thiết cho người bị ngừng tim, sốc nhiễm khuẩn, sốc mất máu, bất tỉnh hoặc ngạt thở do đuối nước, điện giật…
Cách phát hiện nạn nhân bị ngưng thở ngưng tim cơ bản
- Hôn mê, lay gọi không tỉnh
- Lồng ngực không di động
- Không thấy mạch cổ, mạch bẹn
Nếu có 1 trong 3 dấu hiệu trên, bạn hãy gọi cấp cứu 115 hoặc nhờ ai đó gọi thay trước khi bắt tay hồi sinh tim phổi. Nếu chỉ có mình bạn và nạn nhân, hãy tiến hành hồi sinh tim phổi trong 2 phút trước khi gọi cấp cứu.
Cách thực hiện:
Đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng cứng, khô ráo, thoáng đãng. Nới lỏng quần áo và bỏ các trang sức trên ngực nạn nhân nếu có.
- Quỳ 2 chân sát bên hông nạn nhân.
- Đặt gốc cổ tay lên giữa ngực nạn nhân, giữa các xương sườn. Hai bàn tay chồng lên nhau.
- Tư thế người hồi sức tim phổi đúng là 2 cánh tay duỗi thẳng thành một góc 90 độ so với lồng ngực.
- Dùng sức nặng của thân trên (chứ không phải chỉ của cánh tay) khi ấn thẳng lồng ngực, độ lún ít nhất 5cm. Ấn mạnh và nhanh với tần số ít nhất 100 lần/phút.
- Sau khi ấn 30 lần, đẩy đầu ngửa ra sau và nâng cằm lên để mở đường thở.
Chuẩn bị hà hơi thổi ngạt. Dùng tay kẹp chặt mũi và thổi hơi vào miệng nạn nhân trong 1 giây.
Nếu lồng ngực phồng lên, cần thổi ngạt hơi thứ hai. Nếu lồng ngực không có dấu hiệu phồng lên, đẩy cằm ngửa lại và thổi ngạt lần thứ 2.
Đối với trẻ em
- Đặt 2 ngón tay của một bàn tay ở giữa vị trí nằm về phía dưới đường ngang nối 2 núm vú của trẻ.
- Tránh ấn nhầm do người lớn đặt tay quá sâu về phía dưới của ngực của trẻ
- Tay còn lại, bạn hãy đặt lên trán trẻ, cần giữ đầu trẻ hơi nghiêng về phía sau
- Sau đó tiến hành ấn xuống, tạo một áp lực ép sâu từ 1/3 -1/2 ngực trẻ
- Chúng ta cần ấn khoảng 30 lần. Sau mỗi lần ấn, bạn hãy để cho ngực trẻ trả lại trạng thái bình thường trước khi thực hiện lần ấn tiếp theo.
- Người sơ cứu cần tiến hành ấn “nhanh” và “mạnh”, tránh gián đoạn.
- Người sơ cứu cần đếm nhanh mỗi khi thực hiện động tác ấn xuống; “1,2,3…. 29,30, hết”
- Cần hà hơi thổi ngạt cho bé 2 lần nữa và nên làm cho lồng ngực phồng lên
Kết: Trên đây là những kỹ năng sơ cứu tại chỗ đúng mà ai cũng nên trang bị cho mình. Hy vọng những thông tin sẽ giúp ích cho các bạn trong cuộc sống hàng ngày. Tham khảo các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chính hãng tại https://www.watsons.vn
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2025
- Trường tương tư 2 vì sao thành bom xịt?
- Cặp đôi Hoa ngữ sinh ra để đóng cổ trang: U40 mà trẻ trung, nhìn thôi đã thấy hợp nhau
- Cháy nhất Chị đẹp đạp gió tập 4: Tóc Tiên làm thiên nga cực slay, Thiều Bảo Trâm bị réo gọi vì lý do không ngờ
- Bạn thân tiết lộ tính cách thật của Hà Tăng, xứng đáng là “con dâu điểm 10” của gia đình hào môn
- Đề xuất thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư, mức cụ thể thế nào?