Đơn vị Cảnh sát giao thông nào tiếp nhận thông tin, hình ảnh về hành vi vi phạm giao thông do người dân cung cấp? Cá nhân, tổ chức cung cấp dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật có quyền và trách nhiệm thế nào? Việc tiếp nhận, thu thập và xử lý dữ liệu được quy định ra sao?
Theo khoản 1 Điều 29 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định quá trình thu thập, sử dụng dữ liệu (thông tin, hình ảnh) thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định 135/2021/NĐ-CP và được thực hiện tiếp nhận, thu thập dữ liệu (thông tin, hình ảnh) bởi đơn vị Cảnh sát giao thông sau:
– Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt;
– Phòng Cảnh sát giao thông;
– Đội Cảnh sát giao thông – trật tự thuộc Công an cấp huyện.
Như vậy các đơn vị Cảnh sát giao thông trên là 3 đầu mối tiếp nhận thông tin, hình ảnh về hành vi vi phạm giao thông do người dân cung cấp.
Ngoài ra, 3 đơn vị trên còn có trách nhiệm thông báo công khai địa điểm, địa chỉ bưu chính, hộp thư điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, số điện thoại đường dây nóng của đơn vị để cá nhân, tổ chức biết cung cấp; tổ chức trực ban 24/24 giờ để tiếp nhận, thu thập dữ liệu (thông tin, hình ảnh).
Đơn vị Cảnh sát giao thông nào tiếp nhận thông tin, hình ảnh về hành vi vi phạm giao thông do người dân cung cấp? (Hình từ Internet)
Cá nhân, tổ chức cung cấp dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật có quyền và trách nhiệm thế nào?
Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Cung cấp dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật
1. Dữ liệu do cá nhân, tổ chức thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật cung cấp cho cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền xử phạt bằng một trong các hình thức sau:
a) Trực tiếp đến trụ sở cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền hoặc hiện trường xảy ra vụ việc để cung cấp;
b) Thư điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, số điện thoại đường dây nóng;
c) Dịch vụ bưu chính;
d) Kết nối, chia sẻ dữ liệu.
2. Quyền của cá nhân, tổ chức cung cấp dữ liệu:
a) Cung cấp dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật cho cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền thuộc các lực lượng quy định tại Điều 18 Nghị định này;
b) Bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;
c) Yêu cầu cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền thông báo kết quả xác minh, xử lý dữ liệu đã cung cấp.
3. Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cung cấp dữ liệu
a) Cung cấp thông tin về họ tên, địa chỉ, phương thức liên lạc trong trường hợp cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền thuộc các lực lượng quy định tại Điều 18 Nghị định này cần liên hệ;
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực, nguyên vẹn của dữ liệu đã cung cấp;
c) Hợp tác với người có thẩm quyền giải quyết khi được yêu cầu.
Như vậy, tổ chức, cá nhân cung cấp dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật có quyền và trách nhiệm như sau:
(1) Quyền của cá nhân, tổ chức cung cấp dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật:
– Cung cấp dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật cho cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền;
– Bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;
– Yêu cầu cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền thông báo kết quả xác minh, xử lý dữ liệu đã cung cấp.
(2) Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cung cấp dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật:
– Cung cấp thông tin về họ tên, địa chỉ, phương thức liên lạc trong trường hợp cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền;
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực, nguyên vẹn của dữ liệu đã cung cấp;
– Hợp tác với người có thẩm quyền giải quyết khi được yêu cầu.
Việc tiếp nhận, thu thập và xử lý dữ liệu được quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 20 Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định về việc tiếp nhận, thu thập và xử lý dữ liệu như sau:
(1) Dữ liệu được tiếp nhận, thu thập từ các nguồn sau:
– Dữ liệu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển đến đề nghị kiểm tra, xác minh;
– Dữ liệu đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng;
– Dữ liệu do cá nhân, tổ chức cung cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 135/2021/NĐ-CP.
(2) Trình tự tiếp nhận, thu thập dữ liệu:
– Hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện cung cấp dữ liệu theo quy định tại Nghị định 135/2021/NĐ-CP;
– Thực hiện việc tiếp nhận, thu thập dữ liệu từ các nguồn nêu trên.
Trường hợp dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật được cung cấp không có tên, địa chỉ rõ ràng, cụ thể của cá nhân, tổ chức cung cấp dữ liệu nhưng có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm và có cơ sở để kiểm tra, xác minh thì cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền tiếp nhận, thu thập dữ liệu, tiến hành việc kiểm tra, xác minh, xử lý theo quy định;
– Vào sổ và báo cáo công tác tiếp nhận, thu thập dữ liệu.
Dữ liệu tiếp nhận, thu thập được phải ghi chép vào sổ hoặc phần mềm theo dõi và báo cáo ngay người có thẩm quyền để giải quyết, xử lý theo quy định.
(3) Xử lý dữ liệu tiếp nhận, thu thập:
Cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính xử lý dữ liệu tiếp nhận, thu thập được như sau:
– Dữ liệu thuộc thẩm quyền xử lý thì tiến hành thủ tục xác minh theo quy định tại Điều 21 Nghị định 135/2021/NĐ-CP;
– Dữ liệu không thuộc thẩm quyền xử lý thì chuyển cho cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thực hiện việc xác minh;
– Kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật quy định tại Điều 22 Nghị định 135/2021/NĐ-CP thì không phải thực hiện việc xác minh; việc xử lý thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định 135/2021/NĐ-CP.
—————–
Nguồn: thuvienphapluat.vn – Source
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2025
- Biến hóa chiếc áo sơ mi nữ thành trang phục đa phong cách
- Mai Phương Thúy, Midu cùng 7.000 khán giả xem show Trung Quân
- Đánh giá máy Yaman HDS 30N rửa mặt có tốt không, giá bao nhiêu
- Toàn cảnh đường dẫn cao tốc Long Thành vừa được bố trí gần 1.000 tỷ để mở rộng
- Review 5 Loại Serum Giúp Da Căng Bóng Siêu Hot Hiện Nay