Người kinh doanh vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa phải gắn biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch như thế nào?

Useful
12/07/24
Lượt xem : 28 view
kinh doanh van tai khach du lich bang duong thuy noi dia
Rate this post

Người kinh doanh vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa phải gắn biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch như thế nào? Người kinh doanh vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa không gắn biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch theo quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Người kinh doanh vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa phải gắn biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 47 Luật Du lịch 2017 về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch như sau:

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch

1. Vận tải khách du lịch theo hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, với khách du lịch theo hành trình, tuyến đường phù hợp.

2. Mua bảo hiểm cho khách du lịch theo phương tiện vận tải.

3. Bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định trong suốt quá trình khai thác, sử dụng phương tiện vận tải.

4. Gắn biển hiệu vận tải khách du lịch ở nơi dễ nhận biết trên phương tiện vận tải.

Theo đó, người kinh doanh vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa phải gắn biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch ở nơi dễ nhận biết trên phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật.

Người kinh doanh vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa phải gắn biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch như thế nào?

Người kinh doanh vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa phải gắn biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch như thế nào? (Hình từ internet)

Người kinh doanh vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa không gắn biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch theo quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa như sau:

Vi phạm quy định về vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vận tải khách du lịch không theo hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc với khách du lịch theo hành trình, tuyến đường du lịch.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không gắn biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch theo quy định.

Và căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực du lịch

2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.

3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo đó, người kinh doanh vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa không gắn biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch theo quy định có thể bi xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người kinh doanh vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa không gắn biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch theo quy định là bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2a Nghị định 45/2019/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP) về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch là 01 năm.

2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch được quy định như sau:

a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;

b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;

c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm a và điểm b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

3. Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện và hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong lĩnh vực du lịch

a) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đang thực hiện là hành vi có tính chất kéo dài, đã và đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm và hành vi đó vẫn đang trực tiếp xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước;

b) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đã kết thúc là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ, thông tin chứng minh hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm hành chính.

Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người kinh doanh vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa không gắn biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch theo quy định là 01 năm.