Lựa chọn nào cho thí sinh không đỗ đại học?

Useful
29/07/24
Lượt xem : 53 view
dai hoc co phai lua chon duy nhat 17218773708781558091481 172 147 1142 2000 crop 17218773997561638618343
Rate this post

Hiện nay, đại học không còn là lựa chọn duy nhất cho các em học sinh lựa chọn sau khi tốt nghiệp THPT. Với tỉ lệ chọi cao, điểm chuẩn tăng dần qua các năm khiến nhiều thí sinh không dễ dàng đỗ vào các ngành mình mong muốn.

Giải pháp cho vấn đề này, học cao đẳng là một trong những phương án phù hợp, khi bậc học này cũng có đa dạng ngành nghề cho các em tìm hiểu.

Theo TS. Đồng Văn Ngọc – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội thông tin, cao đẳng là bậc học dưới đại học, tuy nhiên cũng giống như các cơ sở giáo dục đại học, cũng có trường cao đẳng chất lượng cao để thí sinh và phụ huynh có thể lựa chọn.

“Ngoài ra, các trường cao đẳng dạy nghề tập trung đào tạo thiên về kỹ năng và thực hành, khi 70% thời lượng học tập là làm việc thực tế ngay tại các doanh nghiệp, điều này cũng tạo cơ hội việc làm rất lớn cho cá em”, ông Ngọc bày tỏ.

Lựa chọn nào cho thí sinh không đỗ đại học?- Ảnh 1.

Nhiều ngành nghề ở bậc cao đẳng cho thí sinh lựa chọn.

Theo chuyên gia, học sinh và gia đình nên lựa chọn ngành nghề và bậc học phù hợp nhất với nhu cầu, năng lực và mục tiêu của các em.

TS. Đồng Văn Ngọc cho rằng: “Học cao đẳng không phải là một yếu thế, giành cho em muốn học ngắn có việc làm sớm ở trong nước và nước ngoài”.

Về cơ hội học liên thông, đặc biệt với các ngành đặc thù như dược, PGS.TS Lê Đình Tùng – trưởng phòng đào tạo, Trường Đại học Y Hà Nội chia sẻ: “Hiện nay có 3 phương thức đào tạo đó là chính quy, vừa làm vừa học và từ xa. Về mặt nguyên tắc có thể liên thông ngang các ngành đào tạo hoặc liên thông các bậc học từ cao đẳng liên thông lên đại học.

Đặc biệt quy định mới hiện nay, sau bằng tốt nghiệp không phân biệt chương trình và hình thức đào tạo nên các em có thể yên tâm lựa chọn học”.

Lựa chọn nào cho thí sinh không đỗ đại học?- Ảnh 2.

Ông Đặng Minh Tuấn – Giảng viên khoa Sư phạm, Đại học Giáo dục, ĐHQGHN.

Trao đổi với Người Đưa Tin, ông Đặng Minh Tuấn – Giảng viên khoa Sư phạm, Đại học Giáo dục, ĐHQGHN cũng cho rằng, quan niệm phải học đại học là sai lầm bởi cao đẳng đáp ứng rất nhiều vị trí việc làm hiện nay.

“Chúng ta không nên quá nặng nề học ở bậc học nào, nhiều ngành chỉ cần 2 năm đào tạo nghề, ở trình độ trung cấp hoặc cao đẳng là đã có thể tham gia thị trường lao động với mức lương ổn định. Nếu đổ xô đi học đại học 4 năm nhưng chọn việc làm không cần đến mức phải đào tạo thời gian dài là rất lãng phí thời gian và tiền bạc”, ông Tuấn cho hay.

Chuyên gia cũng cho rằng, cần có cái nhìn rộng hơn, quá trình học tập phải đảm bảo trình độ thực chất không phải học vì cái bằng. “Chúng ta vẫn nặng nề về bằng cấp, trong khi không phân tích năng lực người học với bằng cấp đó có tương xứng không, có đủ trình độ tương ứng ra trường phải làm được việc”, ông Tuấn chia sẻ.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm 2023, cả nước có 1.022.063 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng là 663.063 thí sinh nhưng chỉ có 546.686 em trúng tuyển đại học nhập học. Tỉ lệ nhập học/chỉ tiêu là 82,455%; tỉ lệ nhập học/dự thi là 53,12% nhập học.

Đối với tuyển sinh sư phạm, chỉ tiêu cho trình độ đại học là 28.852 thí sinh, có 25.669 thí sinh nhập học, đạt tỷ lệ 88,97%. Chỉ tiêu cho trình độ cao đẳng sư phạm là 7.609 thí sinh, có 6.831 thí sinh nhập học, đạt tỉ lệ 89,78%.

Năm 2023, các cơ sở giáo dục đào tạo vẫn sử dụng nhiều phương thức xét tuyển chính như: Xét từ kết quả thi tốt nghiệp THPT (49,45%); Xét học bạ (30,24%); các phương thức khác (bao gồm 12 phương thức) (14,10%); Thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy (2,57%); Xét tuyển thẳng theo đề án (2,32%), ngoài ra xét kết hợp giữa tuyển thẳng theo đề án và các phương thức khác.

————————-

Nguồn nguoiduatin.vn:Source