Khám phá những món ngon của người Nùng để hiểu hơn về sự đa dạng của ẩm thực Việt Nam, đặc biệt là ẩm thực của các dân tộc ở vùng cao miền núi phía Bắc.
- Những đặc sản từ dòng Sêrêpôk ngon nức tiếng không thử hơi phí
- Tìm hiểu những đặc sản Uông Bí Quảng Ninh mang hương vị khác biệt
- Food tour phố ẩm thực Nguyễn Thượng Hiền: Món gì cũng có
Những món ngon của người Nùng nổi tiếng
1. Pẻng tải
Pẻng tải là một trong những món ngon của người Nùng phổ biến nhất, là món ăn không thể thiếu trên mâm cúng gia tiên. Món bánh này còn được gọi là bánh gai, gói bằng lá chuối và xâu thành từng cặp. Người Nùng ở các tỉnh miền núi phía Bắc thường dùng các nguyên liệu như gạo nếp, lá gai, thịt heo, đậu, mè,… để làm bánh dâng lên tổ tiên.
Để làm nên những chiếc bánh pẻng tải ngon, người Nùng chọn loại gạo nếp chất lượng và không lẫn tẻ, đảm bảo cho ra đời những chiếc bánh mới dai, mềm. Gạo nếp làm bánh được ngâm cho no nước, đem xay trong cối đá để tạo nên loại bột sánh mịn. Bên cạnh đó, nguyên liệu làm bánh còn có thêm lá gai đem ninh cho nhừ, nhào đường rồi cho vào bột nếp.
Loại bánh pẻng tải làm từ bột nếp và lá gai này có màu xanh đen đặc trưng với mùi thơm quyện vào nhau rất đặc biệt. Nhân bánh là đậu phộng rang chín, giã nhuyễn và thêm đường. Nếu nhân bánh là nhân đậu xanh, đậu đen,… thì cần ngâm nước nóng và hấp chín, sau đó giã mịn và vo thành viên tròn đều.
Sau công đoạn chuẩn bị sẽ đến công đoạn gói bánh pẻng tải. Người Nùng thường sử dụng lá chuối phơi khô để gói bánh sau đó đem hấp. Thông thường pẻng tải hấp khoảng 30 phút là chín. Bánh chín được cột thành đôi và treo trên sào nơi góc nhà thoáng mát. Món ngon bánh ngon Tây Bắc này có thể để 3 – 5 ngày, khi ăn có vị dẻo thơm của bếp, nhân đậu bùi bùi và chút ngọt thanh của đường.
>>Xem thêm: Lưu ngay những món ngon của người Mường để thưởng thức khi có dịp |
2. Khâu nhục
Có dịp du lịch miền Bắc, đặc biệt là các tỉnh như Lạng Sơn, du khách nhớ ăn thử khâu nhục. Đây là món ngon gần giống như thịt heo kho, làm từ thịt ba chỉ nhưng sẽ được hấp cách thủy. Món ăn này đậm đà hơn khi có nhiều gia vị như ngũ vị hương, húng liều, tỏi, ớt, giấm, tiêu, bột ngọt, rượu, địa liền,… để tạo nên một món ăn đặc trưng, hương vị khó cưỡng.
Khâu nhục là món ngon của người Nùng được nấu để chiêu đãi trong các dịp giỗ chạp, cưới hỏi, mừng thọ,…. Để làm khâu nhục ngon, quan trọng nhất vẫn là chọn thịt ba chỉ ngon với độ dày thịt vừa phải. Thịt sau đó sơ chế sạch, luôn chín, tẩm ướp trong các loại gia vị cho thấm. Thịt ba chỉ sau đó được thái thành 8 miếng (mâm cỗ 8 người).
Sau đó thịt sẽ cho vào nồi hấp cách thủy trong thời gian 3 – 4 tiếng, đến khi thịt chín đều, mềm và vừa ăn là xong. Món ăn này khi cho ra đĩa sẽ bày trí với hình dáng trông như một quả đồi nhỏ đang vươn lên cao, thể hiện ý chí và sự lớn mạnh. Đây là món ăn ý nghĩa của người dân tộc Tày – Nùng của nước ta.
3. Lợn quay
Lợn quay thì ở đâu cũng có nhưng nếu ăn thử món lợn qua lá mắc mật của người Nùng một lần, bạn sẽ mê tít món ngon này. Món lợn quay này rất nổi tiếng ở Lạng Sơn, sử dụng thêm lá mắc mật để tăng thêm hương vị. Đặc biệt, với kỹ thuật quay riêng mà món thịt lợn không chỉ ngon mà còn có màu sắc rất đẹp và bắt mắt. Lợn quay trở thành lễ vật không thể thiếu trong dịp cưới hỏi.
Để làm nên món ngon của người Nùng này, việc quan trọng là chọn trọng lượng lợn phù hợp với các dịp giỗ chạp, cưới hỏi hay lễ Tết. Đa phần 5 – 6 gia đình sẽ cũng làm một con lợn 40 – 50 kg, sau đó chia phần cùng ăn vào các dịp quan trọng. Thậm chí những dịp như cưới hỏi, người ta còn qua 3 – 4 con lợn.
Để làm lợn quay lá mắc mật, người ta sẽ làm sạch thịt lợn, lấy hết nội tạng và xiên từ đuôi lên miệng, buộc cố định chân lại rồi tẩm ướp thêm các loại gia vị. Gia vị bao gồm là mắc mật, muối, giấm,… được cho vào trong bụng, sau đó khâu lại. Lợn đem quay trên than hồng trong 3 – 4 tiếng tùy độ nóng của than. Đặc biệt để thịt lợn ngon, người ta pha nước nóng mật ong lau qua da để bì lợn chín giòn nhưng không nứt và đẹp mắt.
>>Xem thêm: Gợi ý tour du lịch miền Bắc khuyến mãi |
4. Vịt quay
Một trong những món ngon làm nên sự đa dạng cho ẩm thực Tây Bắc chính là món vịt quay. Đây cũng là một món ăn của người Nùng rất nổi tiếng ở khu vực Lạng Sơn. Loại vịt dùng để làm vịt quay thường là giống vịt bầu – to con, thịt dày. Cũng như món lợn quay, người Nùng khéo léo ướp thêm lá mắc mật để món vịt quay thành phẩm thêm hấp dẫn.
Để làm thịt quay chuẩn vị, người Nùng sẽ làm sạch vịt, lấy hết nội tạng và xiên đòn từ đầu xuống đuôi vịt. Các loại gia vị tẩm ướp chủ yếu là lá mắc mật, muối, gừng băm nhỏ, giấm,… sẽ được cho vào bụng vịt. Khi than nóng lên, vịt sẽ đem nướng trên bếp than hồng trong thời gian 40 – 60 phút tùy trọng lượng vịt. Người Nùng cũng quét thêm mật ong lên da vịt để thịt vịt chín vàng và thơm lừng.
Vịt quay Lạng Sơn chuẩn ngon phải có lớp gian bên ngoài giòn rụm, lớp mỡ béo ngậy và miếng thịt vịt ngọt lịm đậm đà. Thông thường, vịt quay có thể ăn riêng, chấm với xì dầu hoặc dùng vịt quay là một nguyên liệu quan trọng để nấu món phở. Tùy sở thích mà thực khách sẽ gọi món phù hợp khi muốn nếm thử món vịt quay đặc sản của người Tày – Nùng xứ Lạng.
Mỗi món ngon của người Nùng đều là những món ăn được chế biến kỳ công với nguyên liệu riêng, với phong cách riêng nhằm mang lại những tuyệt phẩm về ẩm thực. Nếu có dịp đến thăm các địa phương có đông đồng bào Nùng sinh sống, bạn nhớ ăn thử các món này để thấy rằng ẩm thực Việt Nam thực sự phong phú, đa dạng vô cùng.
Trà Văn (tổng hợp) – luhanhvietnam.com.vn
Ảnh: Instagram
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2025
- Mỹ nhân flop đến mức đóng liên tiếp 18 phim rác, thành công lớn nhất là yêu được nam thần hàng đầu showbiz
- Người đứng sau chuyện tình Pu và Chải
- DERMA&MORE chăm sóc tóc giúp tóc hư tổn
- Kích thước bàn trang điểm tân cổ điển phổ biến hiện nay
- 1000 từ tiếng anh ngành nghề nail cho người bắt đầu làm nail tại California