Nâng cao năng lực lao động trước thách thức kỷ nguyên số

Useful
29/08/24
Lượt xem : 46 view
lao dong nang luc 1722410083379535748524 550 0 2560 3840 crop 1722410112439797329629
Rate this post

Sáng nay (31/7), tọa đàm xây dựng văn hoá học tập và tổ chức dựa trên kỹ năng dành cho người lao động, nhà lãnh đạo đã được diễn ra.

Xây dựng văn hoá học tập và tổ chức dựa trên kỹ năng có thể coi là một trong những vấn đề đang được rất nhiều doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Bởi văn hóa học tập của người lao động trong doanh nghiệp là một nguồn lực nội sinh có thể tạo nên sự phát triển đột phá và bền vững của một tổ chức, đặc biệt khi tổ chức biết khai thác, vận dụng đúng người, đúng việc, đúng thời điểm.

Phát biểu tại sự kiện, bà Đỗ Thị Thu Hà – Trưởng bộ phận Tư vấn Phát triển bền vững và Lãnh đạo Khối Cơ sở hạ tầng, Chính phủ và Y tế của KPMG Việt Nam bày tỏ việc thay đổi không ngừng của trí tuệ nhân tạo đã tác động mạnh mẽ đến năng suất làm việc, điều này đòi hỏi các tổ chức, công ty phải không ngừng nâng cao kỹ năng cho người lao động.

Đánh giá bối cảnh tác động hiện nay đối với các tổ chức và doanh nghiệp, ông Nguyễn Thành Nam – Founder FUNiX chia sẻ: “Chỉ trong thời gian ngắn lại có sự thay đổi mới về công nghệ khiến mọi người luôn có cảm giác “sợ hãi”, lo lắng bị tụt hậu. Nếu như trước đây công nghệ là trợ lý thì hiện nay lại làm chủ, điều này đặt ra thách thức về vị trí, vai trò của người lao động, nhà lãnh đạo luôn luôn phải học tập, nâng cao trình độ”.

Nâng cao năng lực lao động trước thách thức kỷ nguyên số- Ảnh 1.

Ông Nguyễn Thành Nam – Founder FUNiX.

Theo ông Nam, không chỉ tiền mà nhân lực cũng là nguồn vốn chính của tổ chức vì vậy cần tăng năng lực của người lao động qua thời gian. Trong khi ở Việt Nam người phụ trách đào tạo lại đang bị đánh giá thấp.

Ở đây, chuyên gia cho rằng nhận thức người lãnh đạo trong việc nâng cao kỹ năng của nhân sự là điều rất quan trọng. Đồng thời ông Nam bày tỏ phát hiện và tìm ra được năng lực cần phải đào tạo cho người lao động cũng là vấn đề đặt ra.

“Nhiều năng lực nhân sự muốn được đào tạo nhưng tổ chức không cần, người lãnh đạo cũng rất khó để biết từng nhân viên cần kỹ năng gì. Giải pháp ở đây cần có sự trao đổi và nghiên cứu giữa nhân viên và lãnh đạo để có được lộ trình tốt nhất”, ông Nam chia sẻ.

Cùng với đó, theo ông Nguyễn Thành Nam để học tập hiệu quả cần có cơ chế hỗ trợ người học, tạo thói quen tự học cho nhân sự và đặt ra những thách thức mới để thúc đẩy học tập.

Dưới góc độ quản lý, ông Alan Malcolm – Giám đốc đối tác chiến lược, New Ventures cũng cho rằng tổ chức chỉ phát triển nếu tận dụng nguồn nhân lực tốt.

Đối với người lãnh đạo, cần thay đổi yêu cầu tuyển dụng, thay vì cần kinh nghiệm chúng ta nên chuyển sang đòi hỏi kỹ năng. Còn với người lao động, do xu hướng tinh gọn bộ máy thời gian tới cần phải trang bị những kỹ năng vượt xa vị trí mình cần có.

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749 phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh vai trò của nguồn nhân lực số, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng chương trình, nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng về chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước.

Cùng với đó, lựa chọn, đào tạo, tập huấn đội ngũ tối thiểu 1000 chuyên gia về chuyển đổi số cho ngành, lĩnh vực, địa phương. Các chuyên gia này tiếp tục đào tạo lại cho cán bộ liên quan ở cơ quan, tổ chức mình và trở thành lực lượng nòng cốt để dẫn dắt, tổ chức và lan tỏa tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

————————-

Nguồn nguoiduatin.vn:Source