Khuyến khích cây bút trẻ viết về kỷ niệm thầy cô và mái trường

Useful
26/09/24
Lượt xem : 36 view
tuyen sinh lop 10 1723198787192659147091 57 0 1266 2310 crop 17267382378711143512753
Rate this post

Chiều 19/9, lễ phát động cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” do Bộ GD&ĐT tổ chức đã được diễn ra.

  • Quảng Ninh: Xem xét hỗ trợ 100% học phí năm học 2024 – 2025

Thông qua cuộc thi là cơ hội để lan tỏa những tình cảm tốt đẹp của học sinh, sinh viên, phụ huynh học sinh đối với các thầy giáo, cô giáo và các nhà trường, góp phần nâng cao tính giáo dục, khơi gợi niềm tự hào của mỗi học sinh, sinh viên với trường, lớp và thầy cô.

Đồng thời nhằm ghi nhận, tôn vinh những tấm gương thầy giáo, cô giáo có việc làm, thành tích tốt đẹp, đóng góp tích cực cho công cuộc đổi mới giáo dục và những cơ sở giáo dục có nhiều đổi mới, sáng tạo trong dạy học. Từ đó động viên, khuyến khích các thầy cô giáo vượt qua khó khăn, tiếp tục có những cống hiến cho ngành giáo dục và xã hội.

Trao đổi với Người Đưa Tin, ông Triệu Ngọc Lâm – Tổng biên tập Báo Giáo dục thời đại cho biết: “Mỗi năm cuộc thi nhận được khoảng 100.000 bài viết, từng tác phẩm dự thi đều là những hoài niệm, hồi ức thổn thức đáng quý về mái trường, các thầy cô. Tôi hy vọng cuộc thi năm 2024, các tác phẩm sẽ như những ngọn nến, tiếng chuông nhỏ góp phần cho cuộc sống tươi đẹp, sắc màu hơn”.

Khuyến khích cây bút trẻ viết về kỷ niệm thầy cô và mái trường- Ảnh 1.

Ông Triệu Ngọc Lâm – Tổng biên tập Báo Giáo dục thời đại kỳ vọng vào những cây bút trẻ tham dự cuộc thi (Ảnh: Hoa Trà).

Ban tổ chức cũng kỳ vọng năm nay sẽ xuất hiện những cây bút trẻ, không chuyên, các bài dự thi đến từ các em học sinh. Đây cũng là nguồn tư liệu quý giá giúp cho những chính sách của ngành giáo dục được đi vào thực tiễn.

Đại diện cho Ban giám khảo cuộc thi, ông Phạm Quỳnh – Phó Tổng biên tập NXB Giáo dục Việt Nam bày tỏ: “Chấm các tác phẩm cuộc thi là nhiệm vụ khó khăn, nhiều áp lực. Khó khăn là bởi, trong thời gian ngắn, kể từ khi phát động cuộc thi, hàng chục ngàn bài thi với các hình thức thể hiện khác nhau dồn dập gửi về ban tổ chức. Rất nhiều bài thi được chăm chút kỹ lưỡng như những công trình nghệ thuật”.

Đồng thời, ông Phạm Quỳnh cũng cho rằng ban giám khảo luôn đọc những bài dự thi với một tâm thế trân trọng, đặt mình vào hoàn cảnh trải nghiệm của tác giả để hiểu, để cảm nhận đúng tình cảm của người viết dành cho thầy cô, mái trường.

Khuyến khích cây bút trẻ viết về kỷ niệm thầy cô và mái trường- Ảnh 2.

Ông Phạm Quỳnh – Phó Tổng biên tập NXB Giáo dục Việt Nam (Ảnh: Hoa Trà).

Thể lệ cuộc thi yêu cầu nội dung tác phẩm dự thi tập trung vào những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái. Trong đó, đặc biệt là những ấn tượng sâu sắc về thầy cô giáo mà tác giả yêu quý, ngưỡng mộ hoặc những tác động, ảnh hưởng đặc biệt của thầy cô giáo tới việc học tập, nhận thức, làm thay đổi cuộc sống của cá nhân tác giả.

Những tình huống sư phạm tiêu biểu, điển hình và cách giải quyết các tình huống ấy của thầy cô giáo mà tác giả đã từng gặp hoặc trải qua, thể hiện năng lực nghề nghiệp, khả năng sáng tạo cũng như tình cảm của thầy cô giáo đối với học sinh, đối với nghề.

Những kỷ niệm, những ấn tượng, tình cảm gắn bó sâu sắc đối với ngôi trường mà tác giả hoặc bạn bè, người thân của tác giả đã và đang theo học.

Các tác phẩm dự thi viết bằng tiếng Việt, thể hiện dưới hình thức văn xuôi, mỗi tác phẩm tối thiểu 500 từ (chấp nhận các hình ảnh, video minh họa kèm theo nếu có).

Cơ cấu giải thưởng gồm 2 giải tập thể; 2 giải Nhất; 4 giải Nhì; 6 giải Ba; 10 giải Khuyến khích; 2 Giải dành cho Nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm đoạt giải; Giải thưởng phụ do Ban Tổ chức cuộc thi xem xét, quyết định, tùy tình hình thực tế của mỗi năm tổ chức.

Lễ tổng kết và trao giải thưởng dự kiến được tổ chức vào tháng 12/2024. Thời hạn nhận tác phẩm dự thi: từ ngày phát động cuộc thi cho đến hết ngày 31/10/2024.

————————-

Nguồn nguoiduatin.vn:Source