Từ hai bàn tay trắng đến nhà đầu tư cao tốc hàng đầu

Useful
26/09/24
Lượt xem : 40 view
cau gie ninh binh 4 1727319510737290290056 0 153 2154 3599 crop 1727319525185904685803
Rate this post

“Vừa chạy, vừa xếp hàng”, chạy đua tiến độ đầu tư dự án

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) ngay từ ngày mới ra đời đã gánh trên mình với nhiệm vụ nặng nề và kỳ vọng lớn lao là một doanh nghiệp nòng cốt trong công tác đầu tư hệ thống đường bộ cao tốc của quốc gia.

Từ hai bàn tay trắng đến nhà đầu tư cao tốc hàng đầu- Ảnh 1.

Ông Trần Xuân Sanh, nguyên Chủ tịch HĐTV và Tổng giám đốc VEC (Ảnh: Tạ Hải).

Phương thức hoạt động kinh doanh của VEC là: Đầu tư – Khai thác – Hoàn vốn và Sở hữu.

Mặc dù mô hình tương tự như Tổng công ty Đường cao tốc Hàn Quốc và Nhật Bản là KEC và NEXCO, song, đầu tư ban đầu cho VEC không giống như Hàn Quốc và Nhật Bản. 

Trong khi vốn điều lệ được Chính phủ nước bạn giao là 5 tỷ USD, VEC chỉ được giao vốn điều lệ thông qua quyền thu phí trên quốc lộ 1 tại hai trạm Cầu Giẽ và Phù Đổng với thời hạn là 10 năm.

Những ngày đầu thành lập đối diện với muôn vàn khó khăn, từ hai bàn tay trắng, VEC đã “vừa đi, vừa dò đường”, từng bước giải quyết vấn đề nhân lực, vật lực và cơ chế để có được nền tảng phát triển.

Về nhân lực, là đơn vị mới thành lập, VEC chưa có một nhân sự nào trong khi theo yêu cầu nhiệm vụ được giao đòi hỏi phải có hàng ngàn người lao động. Một số cán bộ chủ chốt ban đầu (Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Kế toán trưởng) đã phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Giao thông vận tải) rà soát nguồn nhân sự trong ngành, đề xuất Bộ trưởng điều động, bố trí, hình thành bộ máy cơ bản của VEC.

Từ đội ngũ nhân lực ban đầu, công tác tuyên truyền, quảng bá, tuyển dụng lực lượng lao động tiếp tục được đẩy mạnh cho đủ quân số và dây chuyền sản xuất. 

Song song với việc xây dựng lực lượng, Ban Lãnh đạo đồng thời bắt tay vào công việc chuẩn bị các dự án đầu tư. Giai đoạn này, công việc vừa chạy, vừa xếp hàng.

Về vật lực, vốn điều lệ ban đầu của VEC không phải là tiền mặt mà bằng tài sản, thông qua quyền thu phí cao tốc trị giá khoảng 1.000 tỷ đồng, thu trong vòng 10 năm.

Xác định để thu được khoản tiền mặt lớn, một lần, chỉ có cách nhượng quyền lại. Từ đó, VEC phải xin cơ chế nhượng quyền. Sau 3 năm đề xuất, kiến nghị mới giải quyết xong nguồn vốn cho hoạt động ban đầu.

Trong thời gian chưa bán được quyền thu phí, mọi chi phí hoạt động đều phụ thuộc vào vay ngân hàng với lãi suất cao, một phần do các doanh nghiệp trong ngành hỗ trợ thông qua sự chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải.

Về cơ chế hoạt động, mô hình hoạt động kinh doanh mới mẻ nên Luật đầu tư năm 1996 chưa đủ cơ sở để vận dụng thực hiện. Xung đột lớn nhất là sự bất cân đối tỷ lệ giữa vốn điều lệ và tổng mức đầu tư, vốn danh nghĩa của VEC là 1.000 tỷ nhưng VEC phải huy động 100.000 tỷ đồng. Tài sản thế chấp các khoản vay cũng bất cân đối tương tự và một số xung đột khác.

Tháo gỡ những “nút thắt” trên, VEC đã báo cáo Chính phủ và các bộ, ngành. Đó cũng là lý do Quyết định 1202 về cơ chế đặc thù áp dụng đối với các dự án do VEC đầu tư được ra đời.

Từ hai bàn tay trắng đến nhà đầu tư cao tốc hàng đầu- Ảnh 2.

Lễ ra mắt Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam ngày 4/12/2004.

5 vấn đề cốt lõi tạo đột phá

Thách thức là rất lớn nhưng chỉ sau 5 năm, VEC đã khẳng định được vai trò, vị trí được kỳ vọng khi thành lập là trở thành doanh nghiệp nòng cốt trong đầu tư các dự án đường bộ cao tốc bằng các nguồn vốn vay thương mại.

Đáp ứng nguồn lực đầu tư, VEC phải phát hành trái phiếu công trình với lãi suất 16%/năm. Song, các hoạt động kinh doanh của VEC đã mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội rất cao.

Thời điểm đó, VEC đã huy động được nguồn vốn là 5 tỷ USD, đồng thời xúc tiến đầu tư được 5 dự án đường bộ cao tốc lớn, có chiều dài hơn 530 km và nghiên cứu chuẩn bị thêm 3 dự án ở giai đoạn tiền khả thi.

Đến nay, sau 20 năm xây dựng và phát triển, VEC đã và đang duy trì được vị trí hàng đầu trong nhóm các nhà đầu tư đường bộ cao tốc về khối lượng và giá trị đầu tư. 

Các tuyến cao tốc VEC đầu tư, khai thác vận hành đã và đang đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế đất nước nói chung, các địa phương dọc tuyến cao tốc đi qua nói riêng.

Để vượt qua thời kỳ gian khó, đạt những thành tựu đáng ghi nhận trên không thể không nhắc tới 5 vấn đề cốt lõi.

Chào mừng kỷ niệm 20 năm ngày thành lập VEC (06/10/2004 – 06/10/2024), với tình cảm của một thành viên từng là lãnh đạo chủ chốt, vừa là thành viên sáng lập, tôi chúc toàn thể cán bộ, nhân viên, người lao động của Tổng công ty tiếp tục đoàn kết, đồng lòng, phát huy những truyền thống tốt đẹp của các thế hệ đi trước, đưa Tổng công ty phát triển bền vững, không ngừng lớn mạnh.
Từ hai bàn tay trắng đến nhà đầu tư cao tốc hàng đầu- Ảnh 1.Ông Trần Xuân Sanh

Cụ thể, VEC đã tập hợp được đội ngũ nhân lực có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cao, thông thạo các nội dung công việc, đặc biệt là các công việc có liên quan quốc tế.

Tiếp đến, nhờ có sự đoàn kết và đồng sức, đồng lòng của cả hệ thống tổ chức, từ lãnh đạo đến cán bộ, nhân viên, người lao động cùng hướng về mục tiêu xây dựng Công ty phát triển vững mạnh.

Công tác nhân sự được xây dựng trên cơ sở quy trình công khai dân chủ, minh bạch, chọn đúng người đúng việc, đúng vị trí nhiệm vụ gắn với quản trị điều hành công việc rõ ràng, mạch lạc, dây chuyền hoạt động trơn tru, trôi chảy, không đùn đẩy, ùn ứ công việc.

Cuối cùng, VEC đã xây dựng cho cán bộ, nhân viên, người lao động tinh thần làm việc tận tụy, không quản ngày đêm, tinh thần đó không những được phát huy trong nội bộ VEC mà còn truyền cảm hứng cho cán bộ các bộ, ngành và bạn bè quốc tế.

Ông Trần Xuân Sanh

   Nguyên Chủ tịch HĐTV và Tổng giám đốc VEC  

———————

Nguồn baogiaothong.vn:Source