Có chứng chỉ dạy tích hợp, giáo viên vẫn chỉ biết đến đâu dạy đến đấy

Useful
28/09/24
Lượt xem : 38 view
diem san thi tot nghiep 2024 17218958149081367078931 213 0 1510 2477 crop 17274900804491221154390
Rate this post

Năm học 2024 – 2025, Chương trình GDPT 2018 được thực hiện ở lớp 5, lớp 9, lớp 12. Đây cũng là năm học toàn bộ các lớp ở các bậc học phổ thông đều được áp dụng chương trình mới. Ở khối THCS, đổi mới rõ nét nhất là xuất hiện môn tích hợp khi các đơn môn Lịch sử, Địa lý trở thành liên môn Lịch sử và Địa lý; Hóa học, Sinh học, Vật lý thành môn Khoa học tự nhiên.

  • 3 ưu tiên chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài cho giáo dục

Tham gia đóng góp xây dựng chương trình mới, bà Đặng Thị Thanh Thủy – Hiệu trưởng Trường THCS Phú Cường, Hà Đông, Hà Nội đánh giá việc dạy tích hợp có vai trò rất ý nghĩa, thiết thực khi tránh được việc không dạy chồng chéo ở các môn học liên quan.

“Cùng một kiến thức nhưng môn Sinh, Hóa hay môn Vật lý đều dạy làm mất nhiều thời gian, giáo viên lại tiếp cận ở những góc nhìn khác nhau khiến cho người thụ hưởng cuối cùng là học sinh sẽ cảm thấy cô này dạy thế này, cô khác lại dạy thế kia”, bà Thủy bày tỏ.

Cùng với đó, khi ứng dụng vào thực tế, các em vẫn cần vận dụng những kiến thức tổng hợp của tất cả các môn học. Việc dạy tích hợp sẽ phần nào hỗ trợ cho học sinh vấn đề này, tránh được việc các em phải tự “khớp” kiến thức với nhau.

Nhưng vẫn còn nhiều bất cập trong giảng dạy tích hợp mà các thầy cô vẫn đang phải giải quyết từng ngày.

Hiện 100% giáo viên các bộ môn liên quan của trường đều đã được đi đào tạo ngắn hạn và có chứng chỉ dạy liên môn. Nhưng bà Thuỷ cho rằng việc đào tạo ngắn hạn chỉ là giải pháp tình thế khi thầy cô phải mất 4 năm để dạy được một môn, vì vậy rất khó sau 3-6 tháng lại có thể dạy được 3 phân môn. “Để được đứng lớp thầy cô phải biết mười mới dám dạy một, chứ không ai lại biết đến đâu dạy đến đấy”, bà Thủy bày tỏ.

Có chứng chỉ dạy tích hợp, giáo viên vẫn chỉ biết đến đâu dạy đến đấy- Ảnh 1.

Năm nay là lứa học sinh lớp 9 đầu tiên thi vào lớp 10 THPT theo Chương trình GDPT 2018 (Ảnh: Hữu Thắng).

Vị hiệu trưởng cũng cho biết, đến nay mới có một giáo viên được đào tạo chính quy môn tích hợp đến ứng tuyển tại trường. Nhưng do vẫn chưa đáp ứng được nhiều yếu tố liên quan đến nghiệp vụ sư phạm khác nhau, nên hiện nay trường vẫn chưa tuyển được ai.

Ngoài tác động trong giảng dạy hằng ngày, việc thay đổi trong kết cấu môn học, cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các kỳ thi tuyển chọn học sinh giỏi ở cấp THCS.

“Riêng đối với kỳ thi học sinh giỏi, mới đây chúng tôi đã nhận được một cái thông tin là mỗi học sinh ngoài phần bắt buộc với kiến thức liên môn, thí sinh chọn một trong các mạch kiến thức về Hoá, Lý, Sinh,…để làm bài. Nghĩa là bài thi sẽ có khoảng 90% kiến thức chuyên môn và 10% là kiến thức tích hợp. Nhưng điều đáng nói ở đây như vậy sẽ vẫn có 3 đội tuyển chuyên Hoá, Lý, Sinh, mà cùng ôn khối lượng kiến thức tích hợp”, bà Đặng Thị Thanh Thủy cho hay.

Đại diện nhà trường cũng nhận thấy lúc lúc tách ra, lúc thì gộp vào như vậy khiến sẽ thiếu sự thống nhất và ý nghĩa của môn tích hợp.

Là một trong những trường điểm của thành phố, đạt được nhiều thành tích cao trong các cuộc thi tuyển chọn học sinh giỏi, Trường THCS Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội đã nhanh chóng tìm những giải pháp để duy trì chất lượng giáo dục trước yêu cầu đổi mới.

Có chứng chỉ dạy tích hợp, giáo viên vẫn chỉ biết đến đâu dạy đến đấy- Ảnh 2.

Bà Tô Thị Hải Yến – Hiệu trưởng Trường THCS Giảng Võ (Ảnh: Hữu Thắng).

Trao đổi với Người Đưa Tin, bà Tô Thị Hải Yến – Hiệu trưởng Trường THCS Giảng Võ cho hay: “Việc tập huấn giáo viên dạy môn tích hợp được tổ chức hằng năm sau mỗi kỳ nghỉ hè, vì vậy bước sang năm thứ 4, thầy cô cũng đã có kinh nghiệm và bớt đi phần nào sự bỡ ngỡ, lo lắng”.

Theo bà Yến, việc nâng cao trình độ của giáo viên đối với môn tích hợp cần phải diễn ra định kỳ, thường xuyên không nên chỉ dừng lại ở một khóa học ngắn hạn.

“Chúng tôi chọn tập huấn một cách gần gũi, hiệu quả bằng cách giáo viên được đào tạo chính quy môn Lịch sử sẽ tập huấn cho thầy cô có chuyên môn Địa lý, và ngược lại. Từ đó, giúp giáo viên 2 phân môn này đều nắm được đặc trưng của cả 2 môn học. Về phương pháp dạy môn tích hợp, nhà trường cũng sẽ mời chuyên gia để giảng dạy chuyên sâu”, bà Tô Thị Hải Yến thông tin.

Trường THCS Giảng Võ cũng tổ chức các buổi tập huấn tại chính các địa danh lịch sử để khơi gợi niềm hứng khởi với môn học, giúp thầy cô mang những kiến thức tươi mới vào trong giảng dạy.

Có chứng chỉ dạy tích hợp, giáo viên vẫn chỉ biết đến đâu dạy đến đấy- Ảnh 3.

Còn nhiều băn khoăn trong giảng dạy môn tích hợp.

Đối với giải pháp ôn thi học sinh giỏi môn tích hợp cho học sinh, bà Yến cũng chia sẻ bí kíp của nhà trường: “Để có kết quả tốt nhất, bản thân nhà trường phải “ươm mầm” tài năng từ sớm, có lộ trình đào tạo ngay từ đầu năm cấp 2. 

Các câu lạc bộ học tập được tổ chức từ ở lớp 6 đối với các em có tố chất, đam mê. Học sinh sẽ được ôn luyện đều đặn cho đến khi lớp 9 để đi thi, vì vậy sẽ giảm thiểu được việc loay hoay, khó khăn trước những sự thay đổi”.

Ngoài kỳ thi cuộc học sinh giỏi do Sở GD&ĐT tổ chức, nhà trường cũng phát động các phong trào khác nhau để học sinh được cọ xát, thêm cơ hội rèn luyện.

“Chúng tôi cũng vẫn lựa chọn những giáo viên được đào tạo chính quy từng phân môn, có kinh nghiệm để giảng dạy ôn tập cho các lứa học sinh chuẩn bị thi cuối cấp, thi các kỳ thi tuyển chọn quan trọng để có kết quả tốt nhất cho các em”, bà Tô Thị Hải Yến bày tỏ.

Chương trình GDPT 2018 theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất. Các năng lực, phẩm chất này đều được cụ thể hóa bằng những yêu cầu cần đạt ở từng môn học, cấp học.

Giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.

————————-

Nguồn nguoiduatin.vn:Source