Xây dựng 100% cơ sở dữ liệu giáo dục từ mầm non đến phổ thông

Useful
30/09/24
Lượt xem : 36 view
hoc them 1 17248542751361553544365 68 0 1063 1900 crop 1727702600659192974112
Rate this post

Hôm nay (30/9), Thường trực Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội đã làm việc với Bộ GD&ĐT về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, dự kiến chương trình công tác năm 2025 và kế hoạch ngân sách Nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025.

Tại cuộc làm việc, Thường trực Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội đã đánh giá nhiều kết quả tích cực của ngành giáo dục trong năm học 2023-2024.

  • Con người là nhân tố chính để nắm bắt, phát triển công nghệ

Trong đó nổi bật năm học vừa qua, quản lý Nhà nước về giáo dục, đào tạo được đổi mới, đẩy mạnh tự chủ, đổi mới quản trị cho các cơ sở giáo dục. Thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học. Các địa phương đã chủ động thực hiện phân cấp, phân quyền, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục trong thực hiện nhiệm vụ.

Xây dựng 100% cơ sở dữ liệu giáo dục từ mầm non đến phổ thông- Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại buổi làm việc.

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT đã tập trung phát triển mạng lưới, quy mô trường, lớp; Sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục, sáp nhập điểm trường, làm gọn đầu mối quản lý, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non ở khu công nghiệp, khu chế xuất được quan tâm, một số địa phương đã đầu tư xây dựng các trường mầm non công lập trên địa bàn khu công nghiệp;

Bổ sung phòng học kiên cố, bán kiên cố; Quan tâm đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục mầm non, Chương trình GDPT 2018.

Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và trong hoạt động dạy và học. Đến nay, đã hoàn thành việc xây dựng 100% các cơ sở dữ liệu của ngành giáo dục từ mầm non đến phổ thông.

Bên cạnh đề cập tới hạn chế, tồn tại của ngành giáo dục, một số vấn đề cũng đã được Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội trao đổi, đề nghị Bộ GD&ĐT làm rõ, liên quan đến dạy tiếng Việt cho người Việt ở nước ngoài; Sự chênh lệch trong lựa chọn tổ hợp thi tốt nghiệp THPT.

Quan tâm đến vấn đề đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học; Xây dựng văn hóa học đường; Liêm chính học thuật; Vấn đề giải ngân, đầu tư cho giáo dục; Xây dựng Luật Nhà giáo; Dạy thêm học thêm; Tuyển sinh vào lớp 10… Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng và đại diện các vụ, cục của Bộ GD&ĐT đã chia sẻ, làm rõ những vấn đề này.

Xây dựng 100% cơ sở dữ liệu giáo dục từ mầm non đến phổ thông- Ảnh 2.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng báo cáo kết quả đạt được của ngành giáo dục năm học vừa qua.

Phát biểu tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh một số việc lớn ngành giáo dục đã làm được trong năm qua. Trong đó có tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW; Xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm; Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập…

Bộ trưởng đồng thời chia sẻ về những công việc, nhiệm vụ của ngành giáo dục năm học 2024-2025 và những năm tiếp theo.

“Năm 2025, các việc tiếp tục phía trước còn nhiều, đặc biệt là nhóm việc triển khai Kết luận số 91 của Bộ Chính trị, triển khai Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo tới năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, tổng kết giai đoạn đầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018… Các việc Bộ GD&ĐT cần phối hợp với Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục còn nhiều phía trước”, Bộ trưởng bày tỏ.

Xây dựng 100% cơ sở dữ liệu giáo dục từ mầm non đến phổ thông- Ảnh 3.

Ông Nguyễn Đắc Vinh – Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội.

Phát biểu kết luận, ông Nguyễn Đắc Vinh – Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội nhấn mạnh, cuộc làm việc trên tinh thần làm rõ các vấn đề của giáo dục; có vấn đề trước mắt, có vấn đề lâu dài, cùng đánh giá, đề xuất giải pháp và lộ trình thực hiện.

Điểm lại các kết quả tích cực của ngành giáo dục năm học 2023-2024, ông Nguyễn Đắc Vinh đánh giá cao sự nỗ lực, kết quả của toàn ngành và cảm ơn sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục.

Về một số nhiệm vụ cần làm trong thời gian tới, ông Nguyễn Đắc Vinh đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp tục rà soát các chủ trương, chính sách, chiến lược về giáo dục và đào tạo. Tiếp tục kiên trì thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Kết luận số 91 của Bộ Chính trị.

Bộ GD&ĐT tiếp tục chú trọng công tác quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo, tăng cường thanh tra, kiểm tra, hướng tới giải quyết được những vấn đề đang nổi lên, đang bức xúc.

————————-

Nguồn nguoiduatin.vn:Source