Đắk Lắk dành hơn 170 tỷ đồng đầu tư cho giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Useful
25/10/24
Lượt xem : 51 view
giao duc dong bao dan toc thieu so 1729837801702908076798 355 0 1175 1567 crop 1729837820317474772739
Rate this post

Nhiều giải pháp chăm lo giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sáng 25/10, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024.

Tại Đại hội, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk đã có báo cáo tham luận công tác chăm lo, phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Đắk Lắk dành hơn 170 tỷ đồng đầu tư cho giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số- Ảnh 1.

Toàn cảnh Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024.

Theo ông Đỗ Tường Hiệp, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk, trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền, Bộ Giáo dục Đào tạo và UBND tỉnh thông qua các chủ trương, chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển. 

Nhờ đó, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong tỉnh Đắk Lắk đã có những thành tích đáng tự hào.

Theo đó, đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” được các trường thực hiện thông qua nhiều giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, bảo đảm cho học sinh đạt chuẩn năng lực tiếng Việt của mỗi lớp. 

Các trường đã tổ chức dạy học chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh lớp 1 trong hè; tổ chức tập huấn cho 100% viên chức quản lý, giáo viên về dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.

Đắk Lắk dành hơn 170 tỷ đồng đầu tư cho giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số- Ảnh 2.

Tỉnh Đắk Lắk không ngừng chăm lo cho giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Đề án tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2. 

Đồng thời, hỗ trợ miễn phí 1.500 bản tài liệu cho học sinh dân tộc thiểu số vùng khó khăn; chỉ đạo thực hiện các giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc thiểu số. 

Đến nay, 100% trường tổ chức dạy 2 buổi/ngày cho học sinh lớp 1; tập trung tối đa thời lượng để dạy tăng cường tiếng Việt từ 2-4 tiết/tuần ngoài thời lượng bắt buộc của chương trình.

Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk cũng tổ chức dạy học tiếng Ê Đê cho học sinh dân tộc thiểu số góp phần bảo tồn tiếng nói và chữ viết. Trong đó, cấp tiểu học, năm học 2023-2024, triển khai tại 68 trường, 532 lớp, với 11.468 em. Đối với cấp THCS triển khai dạy thực nghiệm tại trường phổ thông dân tộc nội trú.

Ngoài ra, các trường còn tăng cường tổ chức chuyên đề, xây dựng các hoạt động mẫu về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, tăng cường giáo dục kỹ năng sống, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, chú trọng giáo dục kỹ năng xã hội cần thiết để chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1. 

Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng

  • Khó khăn, vướng mắc khi áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở Bình Thuận

    Khó khăn, vướng mắc khi áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở Bình ThuậnĐỌC NGAY

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (sau đây gọi là Chương trình MTQG 1719) đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng thực hiện để đầu tư cơ sở hạ tầng cho 18 trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú tại 14 huyện, thị xã, thành phố.

Đồng thời, các Chương trình MTQG đã hỗ trợ kinh phí sự nghiệp triển khai 7 lớp xóa mù chữ cho người dân tại 6 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, 16 lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, cấp xã; lực lượng công an, quân đội công tác, đóng quân trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đắk Lắk dành hơn 170 tỷ đồng đầu tư cho giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số- Ảnh 4.

Các cơ sở giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk được chú trọng đầu tư cơ sở vật chất.

Ông Đỗ Tường Hiệp, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk, khẳng định, chăm lo, phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh là giải pháp, quyết sách hàng đầu trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà. 

Để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk chủ động xây dựng, hoàn thiện cơ cấu hệ thống và mạng lưới cơ sở giáo dục, đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học.

Đắk Lắk dành hơn 170 tỷ đồng đầu tư cho giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số- Ảnh 5.

Nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk truyền dạy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số cho học sinh.

Mặt khác, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện linh hoạt các chương trình giáo dục phù hợp với điều kiện học tập của người học gắn giáo dục với thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội, đặc điểm văn hóa của địa phương. 

Bên cạnh đó, thực hiện đầy đủ chính sách cho người dạy và người học, cũng như tăng cường đầu tư ngân sách, cơ sở vật chất cho giáo dục dân tộc…

Khánh Ngọc

————————-

Nguồn nguoiduatin.vn:Source