Cho phép Bình Dương làm đường Vành đai 4 như nghị quyết HĐND tỉnh

Useful
11/11/24
Lượt xem : 12 view
img5266 1731320690705750158070 186 1 932 1425 crop 17313207097171178901581
Rate this post

Ngày 11/11, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn và Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã chủ trì cuộc họp giữa Bộ GTVT và các địa phương (TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu) về công tác phối hợp, triển khai dự án đường Vành đai 4 TP.HCM.

Cho phép Bình Dương làm đường Vành đai 4 như nghị quyết HĐND tỉnh- Ảnh 1.

Toàn cảnh buổi làm việc tại đầu cầu TP.HCM. Ảnh: ZUKI

Tại buổi làm việc, các địa phương đều thống nhất sẽ tự cân đối nguồn vốn để thực hiện dự án. Riêng tỉnh Long An kiến nghị Trung ương hỗ trợ 33.000 tỷ đồng, bởi đoạn Vành đai 4 qua tỉnh này dài hơn 78km. Long An cam kết sẽ cân đối khoảng 10.000 tỷ đồng.

Riêng dự án Vành đai 4 đoạn qua Bình Dương (đã được HĐND tỉnh thông qua chủ trương đầu tư), UBND tỉnh Bình Dương đề nghị được thực hiện theo chủ trương đã được thông qua, đồng thời, kiến nghị được hưởng các cơ chế, chính sách chung dành cho dự án đường Vành đai 4.

Tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai cũng thống nhất giao nhiệm vụ thực hiện cầu Thủ Biên (nối hai tỉnh) chi tỉnh Đồng Nai chủ trì.

Cho phép Bình Dương làm đường Vành đai 4 như nghị quyết HĐND tỉnh- Ảnh 2.

Cầu Thủ Biên là điểm nối giữa tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai.

Dự án Vành đai 4 qua Bình Dương sẽ xây dựng khoảng 31km là tuyến mới, theo chuẩn cao tốc của Vành đai 4, giai đoạn 1 có 4 làn xe. Tuy nhiên, có 12km cuối tuyến (giáp TP.HCM) là đường hiện hữu qua đô thị 4 làn xe, với 5 giao lộ giao cắt đồng mức.

Như vậy, Vành đai 4 TP.HCM sẽ có một đoạn qua tỉnh Bình Dương sẽ không đồng bộ theo chuẩn cao tốc của Vành đai 4 như các địa phương còn lại.

Sau khi lắng nghe báo cáo từ các địa phương, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đề nghị UBND các tỉnh khẩn trương hoàn thiện hồ sơ Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi các dự án thành phần và có văn bản gửi UBND TP.HCM trước 13/11.

Trên cơ sở đó, UBND TP.HCM sẽ tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi dự án tổng thể đường Vành đai 4 TP.HCM, bao gồm các cơ chế chính sách đặc thù để trình Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào ngày 15/11.

Cho phép Bình Dương làm đường Vành đai 4 như nghị quyết HĐND tỉnh- Ảnh 3.

Quy hoạch tổng thể hướng tuyến dự án Vành đai 4 TP.HCM.

Đồng thời, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi thống nhất tỉnh Bình Dương triển khai dự án đường Vành đai 4 trên địa bàn theo Nghị quyết đã được HĐND tỉnh thông qua chủ trương đầu tư. Đồng ý việc tỉnh Bình Dương sẽ tham gia cơ chế, chính sách chung của Vành đai 4.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đề nghị UBND tỉnh Bình Dương có văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Nai để thống nhất đưa hạng mục cầu Thủ Biên vào dự án thành phần trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Về tiến độ xây dựng Cầu Thủ Biên, Chủ tịch Phan Văn Mãi đề nghị Đồng Nai triển khai đồng bộ toàn tuyến. Nếu tỉnh Đồng Nai không đảm bảo nguồn vốn, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai cùng cân đối ngân sách cho gói thầu này để việc triển khai dự án Vành đai 4 được thực hiện đồng bộ.

Để thúc đẩy nhanh tiến độ của dự án Vành đai 4, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đề nghị các địa phương dựa trên thực tiễn của địa phương mình kiến nghị các cơ chế chính sách đặc thù và gửi văn bản để TP.HCM cùng đơn vị tư vấn rà soát trên cơ sở các cơ chế chính sách đang được cập nhật tại kỳ họp Quốc Hội kỳ này.

Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Trần Quang Lâm thông tin, dự án đường Vành đai 4 TP.HCM dài gần 207km, đi qua 5 địa phương gồm TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Bà rịa Vũng tàu.

Thủ tướng Chính phủ giao TP.HCM là cơ quan có thẩm quyền tổ chức hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án trên cơ sở tổng hợp từ Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi các dự án thành phần đã được các địa phương tổ chức lập báo cáo.

Ở giai đoạn 1, dự án sẽ đầu tư xây dựng tuyến đường với 4 làn xe, có làn dừng khẩn cấp và dải phân cách giữa hai chiều.

Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 128.000 tỷ đồng. Trong đó, đoạn TP.HCM dài 17,3 km (14.089 tỷ đồng); đoạn qua Bà Rịa – Vũng Tàu dài 18 km (7.972 tỷ đồng); đoạn qua Đồng Nai dài 45,6 km (19.151 tỷ đồng); đoạn qua tỉnh Bình Dương dài 47,5 km (19.827 tỷ đồng); đoạn qua tỉnh Long An dài hơn 78 km (67.024 tỷ đồng).

Mục tiêu chung cao nhất của dự án là mau chóng khởi công hoàn thiện dự án vào 2027 để kết nối cùng Vành đai 3, Vành đai 2, hoàn thiện mạng lưới đường vành đai TP.HCM, đổi mới hạ tầng giao thông một cách căn cơ.


———————

Nguồn baogiaothong.vn:Source