Theo kế hoạch, đến trước năm 2035, tuyến đường sắt TP.HCM – Cần Thơ sẽ chính thức đi vào khai thác, mở ra cơ hội phát triển lớn cho khu vực phía Tây TP.HCM.
Trong đó, ga Tân Kiên (huyện Bình Chánh) đóng vai trò là một trong ba depot chính của tuyến, đảm nhận các chức năng vận hành và bảo trì quan trọng.
Đặc biệt, khu vực xung quanh ga Tân Kiên với diện tích 314ha đã được UBND TP.HCM xác định là một trong 11 địa điểm phát triển đô thị theo mô hình TOD (định hướng giao thông công cộng) trong giai đoạn 2024 – 2028.
Mô hình này không chỉ khai thác hiệu quả hạ tầng giao thông mà còn tạo tiền đề để hình thành một đô thị hiện đại, đa chức năng với các khu thương mại, dịch vụ, nhà ở và không gian công cộng được kết nối chặt chẽ.
Như vậy, nếu đúng theo lộ trình, trong khoảng 10 năm tới, phía Tây TP.HCM sẽ hình thành một trung tâm đô thị mới với vai trò là đầu mối giao thông chiến lược kết nối TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long.
Sự kết hợp giữa tuyến đường sắt và mô hình TOD hứa hẹn thúc đẩy kinh tế, cải thiện chất lượng sống và định hình lại diện mạo đô thị khu vực này, tạo đà phát triển bền vững cho toàn vùng.
Theo ghi nhận, khu đất rộng hơn 26 ha được quy hoạch làm ga Tân Kiên đang bị bỏ hoang, cây cỏ mọc um tùm; trở thành nơi tập kết rác, chăn thả gia súc, trồng trọt… thậm chí bị tái lấn chiếm.
Về kế hoạch phát triển TOD, UBND TPHCM đã giao các cơ quan chức năng lập phương án xác định ranh giới chi tiết, tình trạng pháp lý đất đai và chức năng phát triển đô thị tại khu vực này.
Theo kế hoạch, công việc này sẽ hoàn tất từ quý II đến quý III/2025. Sau đó, quy hoạch chi tiết sẽ được điều chỉnh từ quý II đến quý IV/2025, trước khi lựa chọn nhà đầu tư vào năm 2026.
Theo Sở GTVT TP.HCM, trong giai đoạn phân kỳ, tuyến đường sắt TP.HCM – Cần Thơ được xây dựng đường đơn từ ga An Bình (Bình Dương) đến ga Cần Thơ (TP Cần Thơ). Tổng chiều dài tuyến là 175,2km, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 155.433 tỷ đồng.
Trong đó, đoạn đi thấp có chiều dài 76,6km, chiếm tỷ lệ 43,72%; đoạn đi cao gồm các công trình cầu cầu cạn, vượt sông với chiều dài 98,6km, chiếm tỷ lệ 56,28%).
Trên tuyến bố trí 12 ga và 4 trạm khách tương lai cùng 3 depot (An Bình, Tân Kiên, Cần Thơ), 4 trạm bảo dưỡng, khám xe, 3 trạm bảo dưỡng hạ tầng; 3 vị trí cầu vượt sông lớn (sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây) và có 2 vị trí vượt sông đặc biệt lớn (sông Tiền và sông Hậu).
Ở giai đoạn hoàn thiện, tiêu chuẩn đường đôi khổ đường 1435mm, điện khí hóa; tổng mức đầu tư giai đoạn 2 khoảng 64.736 tỷ đồng.
Công suất dự án dự kiến tuyến khai thác vận tải hành khách và hàng hóa với năng lực thông qua dự kiến đến năm 2055, lưu lượng vận tải đường sắt trên tuyến khoảng 26,148 triệu tấn hàng hóa/năm và 18,324 triệu hành khách/năm.
Về tiến độ, dự kiến phấn đấu khởi công giai đoạn 1 trước năm 2030, đưa vào khai thác từ năm 2035; triển khai và đưa vào khai thác giai đoạn 2 năm 2055. Tùy thuộc khả năng bố trí nguồn lực và các giải pháp về tổ chức thực hiện sẽ đẩy nhanh tiến độ đầu tư để rút ngắn tiến độ.
———————
Nguồn baogiaothong.vn:Source
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2025
- Mỹ nhân Việt đổi đời nhờ cặp lông mày đặc biệt, visual thăng hạng ngoạn mục sau 10 năm mới đỉnh
- Trị Thâm Mụn & Làm Mờ Sẹo Hiệu Quả Bằng Cách Nào?
- Các địa chỉ dạy nail nổi tiếng tại trung tâm Thành Phố-HCM được nhiều người tìm đến
- Sao nam bị vợ cũ “bóc trần” lối sống thác loạn: Thường tới cơ sở người lớn, làm hành động nhạy cảm trước mặt bố mẹ
- Dân mạng phát sốt vì điệu múa lạnh gáy nhất, nhan sắc 2 nữ chính xứng đáng “phong thần”