Giảm thiểu thiệt hại công trình đường bộ cách nào?

Useful
17/12/24
Lượt xem : 8 view
111222 17344190408741405814944 0 26 380 634 crop 1734419046328746886989 jpg
Rate this post

Yếu tố phòng được đặt lên hàng đầu

Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư số 40/2024 về công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ. Xin ông cho biết những điểm mới của thông tư?

Ông Lê Hồng Điệp: Bão số 3 xảy ra hồi tháng đã gây hậu quả lớn đối với hạ tầng đường bộ. Nhiều tuyến quốc lộ bị ngập lụt ngập sâu hoặc sạt lở ta luy, 2 nhịp cầu Phong Châu (Phú Thọ) bị nước lũ cuốn trôi. Ngành đường bộ thiệt hại hơn 2.500 tỷ đồng.

Giảm thiểu thiệt hại công trình đường bộ cách nào?- Ảnh 1.

Bão số 3 vừa qua đã gây sạt lở nhiều tuyến quốc lộ ở các tỉnh phía Bắc

Nhìn từ hậu quả của cơn bão số 3, có thể thấy giao thông vận tải là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn và dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu và thiên tai phức tạp khó lường gây ra lũ lụt, mưa bão, nước biển dâng.

Thông tư vừa được ban hành quy định cụ thể các vấn đề trong phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai lĩnh vực đường bộ như: Phòng ngừa thiên tai đối với công trình đường bộ đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, mở rộng, cải tạo; phòng ngừa thiên tai đối với công trình đang thi công xây dựng; phòng ngừa thiên tai đối với công trình đường bộ đã đưa vào khai thác, sử dụng; chỉ đạo, chỉ huy ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Điểm mới đáng chú ý là Bộ GTVT chú trọng yếu tố phòng ngừa bằng việc yêu cầu các chủ đầu tư khi lập và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ mới hoặc nâng cấp, mở rộng, cải tạo phải đảm bảo việc phòng chống thiên tai cho công trình ngay từ khâu thiết kế.

Thông tư nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước là hướng đến xây dựng công trình xanh và bền vững với thiên tai được quy định tại Luật Đường bộ.

Tầm quan trọng của việc phòng chống thiên tai cho công trình được tính toán như thế nào thưa ông?

Ông Lê Hồng Điệp: Phòng chống thiên tai đối với công trình đường bộ phải thực hiện ở ngay bước đầu tiên, xây dựng công trình đảm bảo an toàn trước bão lũ. Cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết đã bị ngập do mưa lũ là ví dụ điển hình về không đáp ứng được yêu cầu thích ứng với phòng chống thiên tai. Vì vậy, quy định mới yêu cầu khi thiết kế công trình cầu, cống phải đủ khẩu độ, tính toán chịu được tác động của dòng lũ để thoát nước, tránh được nước giềnh làm ngập đường.

Theo quy trình, mỗi cấp công trình được thiết kế với tần suất bão lũ nhất định. Ví dụ khi xây dựng đường cao tốc, trong thiết kế phải tính toán khả năng ngập nước phải tính với tần suất lũ 1%, tương đương với tần suất lũ 100 năm. Hay đối với đường thấp hơn có thể tính toán với tần suất ngập là trong 100 năm có thể xảy ra ngập 5 – 10 lần. Việc đầu tư công trình đồng bộ, suất đầu tư sẽ lớn, tuy nhiên tính an toàn sẽ cao hơn, giảm chi phí cho việc theo dõi bão lũ về sau.

“Đã đến lúc chúng ta sẽ phải bắt đầu thu thập cơ sở dữ liệu về thiên tai, từ đó xác định được tạo độ, vị trí hay xảy ra sạt lở, nhất là khu vực miền núi, từ đây có khảo sát kỹ hơn về địa chất, thủy văn, các nguy cơ để có giải pháp phòng chống, khắc phục hiệu quả, tăng tính bền vững của công trình đường bộ”
Ông Lê Hồng Điệp

Vậy quy định này có ảnh hưởng đến nguồn lực đầu tư?

Ông Lê Hồng Điệp: Đây là điều không thể tránh khỏi, khi xây một cái cống thoát nước đường kính 1m nhưng để tiêu nước tốt hơn đường kính phải 2m hoặc là xây cống hộp. Khi xây dựng công trình đủ khả năng chịu đựng thiên tai chi phí đầu tư sẽ lớn hơn. Thêm nữa, để tuyến đường không bị ngập lụt phải xây dựng nhiều cầu, cống hơn nên chắc chắn sẽ tăng nguồn lực.

Bên cạnh đó, khi thiết kế tuyến đường vẫn nằm trên cao trình của mặt nước ngay cả trong mùa mưa lũ, phương tiện vẫn lưu thông bình thường, đường cao hơn, chân taluy rộng ra sẽ tốn kém thêm chi phí giải phóng mặt bằng, vật liệu, nhân công hay nói cách khác tổng mức đầu tư công trình sẽ cao hơn bình thường.

Việc phòng chống thiên tai đối với các công trình đường bộ đang khai thác được thực hiện thế nào?

Ông Lê Hồng Điệp: Luật Đường bộ năm 2024 đã cho phép các công trình đường bộ đang khai thác chưa đảm bảo các điều kiện sẽ được xem xét điều chỉnh các hạng mục đảm bảo cho phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn cho công trình và người tham gia giao thông. Ví dụ, một tuyến đường thiếu cống, đập thoát nước sẽ được điều chỉnh bổ sung. Hay nâng cấp các tuyến đường thường xuyên bị ngập vào mùa mưa lũ. Từ đây sẽ đạt được mục tiêu công trình đường bộ bị ngập chỉ là hãn hữu.

Trước đây, khi kinh tế chưa phát triển, lưu thông hàng hóa và đi lại chưa nhiều, tuyến đường nào đó tắc vài ba ngày chấp nhận được. Ngày nay, tốc độ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước đang thay đổi từng ngày nên yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao với công tác phòng chống thiên tai cho ngành GTVT, không được để xảy ra tắc đường, hạn chế thấp nhất gián đoạn lưu thông, luân chuyển của nền kinh tế. Mỗi lần tuyến đường bị ngập, sạt lở sẽ gây chia cắt cộng đồng, cản trở vận chuyển hàng hóa và nhu cầu đi lại của nhân dân.

Giảm thiểu thiệt hại công trình đường bộ cách nào?- Ảnh 2.

Bão số 3 đã gây thiệt hại cho ngành đường bộ hơn 2.000 tỷ đồng

Dành thêm nguồn lực

Các quy định mới được ban hành từ Luật Đường bộ đến Thông tư vừa được ban hành có tác dụng thế nào đối với phòng chống thiên tai công trình đường bộ?

Ông Lê Hồng Điệp: Các quy định mới được ban hành sẽ tháo gỡ nhiều vướng mắc, đồng thời việc phòng chống thiên tai đối với công trình đường bộ sẽ được quan tâm hơn, từ chủ trương đến bố trí nguồn lực xây dựng mới và quản lý khai thác nhằm đảm bảo thích ứng với biến đổi khí hậu.

Vụ sạt lở tại Làng Nủ ở Lào Cai trong cơn bão số 3 vừa qua gây chia cắt cộng đồng đã có sự vào cuộc của nhiều lực lượng. Từ thực tiễn này, theo Luật Đường bộ, đối với các trận mưa bão gây thiệt hại lớn, không chỉ lực lượng của ngành đường bộ mà sẽ nâng cao trách nhiệm huy động sự vào cuộc của nhiều lực lượng cùng tham gia vào công tác phòng chống thiên tai lĩnh vực đường bộ, từ đó sẽ nhanh, kịp thời hơn.

Tới đây, khi phân cấp quản lý quốc lộ triệt để cho địa phương, họ sẽ được chủ động công bố tình huống khẩn cấp phòng chống thiên tai đối với quốc lộ được giao quản lý và chủ động khắc phục. Quy định này giúp phát huy tối đa hiệu quả phương châm 4 tại chỗ trong phòng chống bão lũ.

Yếu tố dự báo trong phòng chống thiên tai công trình đường bộ quan trọng thế nào?

Ông Lê Hồng Điệp: Công trình đường bộ thường bị đối mặt với tình trạng sạt lở nên cần xây dựng bản đồ vùng thiên tai để điều tra địa chất, khả năng chịu đựng của mái dốc, vùng đất đá, kết cấu đất đá có ngậm nước hay không. Từ đó, thống kê, đánh giá khả năng xảy ra sạt lở của từng tuyến quốc lộ, qua đó quản trị được rủi ro.

Có được điều này, khi mưa bão xảy ra, cơ quan quản lý đường bộ có thông báo tăng cường các biện pháp phòng ngừa, cử nhân lực theo dõi tuyến đường hay bị sạt lở và cảnh báo, tránh được tình trạng sạt lở gây nguy hiểm cho tài sản và tính mạng của người dân, tránh tình trạng như đã xảy ra trên QL34 làm chết nhiều người ở Hà Giang vừa qua.

Để làm tốt hơn nữa công tác phòng chống thiên tai công trình đường bộ chúng ta có cần làm gì?

Ông Lê Hồng Điệp: Việt Nam chưa có bảng đánh giá cụ thể thời gian cho từng tuyến đường. Đối với đường cấp nào đó thì không được gián đoạn lưu thông hay tắc trong thời gian cụ thể tương ứng với tần suất mưa lũ. Nếu có bảng này sẽ cần tăng thêm nguồn lực đầu tư nhưng sẽ thuận tiện hơn trong lưu thông. Nguyên nhân là chúng ta chưa có đủ cơ sở khoa học trong đánh giá tác động cụ thể. Cũng giống như tiêu chuẩn đánh giá an toàn trong xây dựng dân dụng, tiến tới đối với công trình giao thông chúng ta cần phải làm việc này.

Trân trọng cảm ơn ông!

———————

Nguồn baogiaothong.vn:Source