Vĩnh Phúc: Xây dựng mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại

Useful
20/12/24
Lượt xem : 20 view
1000005238 1734612037488974005773 0 0 1250 2000 crop 17346120611011552472890 jpg
Rate this post

Nhờ tập trung tối đa nguồn lực, xây dựng quy hoạch, đầu tư phát triển, kết nối hạ tầng giao thông tỉnh với các tỉnh lân cận và hệ thống hạ tầng giao thông quốc gia, đến nay, mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh Vĩnh Phúc tương đối hoàn chỉnh với tổng chiều dài khoảng 7.918 km.

Vĩnh Phúc: Xây dựng mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại- Ảnh 1.

Dự án xây dựng cầu vượt đường sắt trên đường Nguyễn Tất Thành, thành phố Vĩnh Yên.

Trong đó, quốc lộ, cao tốc có tổng chiều dài trên 120 km; đường tỉnh và tương đương là 470 km; đường đô thị dài 309 km; đường huyện 693 km và đường cấp xã, giao thông nông thôn khoảng 6.406 km. Cùng với đó là 35 km đường sắt và 75 km đường thủy.

Theo phân cấp, Sở Giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc được giao quản lý quốc lộ ủy thác, hệ thống đường vành đai, đường tỉnh, các tuyến đường đi qua địa bàn 2 huyện, thành phố trở lên và quản lý các công trình giao thông khác do UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao với tổng số 24 tuyến đường, tương ứng 509,7 km, gồm 39,7km quốc lộ ủy thác và khoảng 470km đường tỉnh và tương đương.

Theo Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các tuyến đường cao tốc, quốc lộ được tích hợp theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm các tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai, đường Vành đai 5 vùng Thủ đô, quốc lộ 2, quốc lộ 2C, quốc lộ 2D.

Đường tỉnh và tương đương gồm 47 tuyến, trong đó có 5 tuyến đường vành đai với tổng chiều dài khoảng 1.132 km. Phấn đấu đến năm 2030 sẽ cơ bản hoàn thành các trục giao thông quan trọng như trục Bắc – Nam, trục Đông – Tây, đường Vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội; cơ bản hoàn thành bảo đảm khép kín 5 tuyến đường vành đai cấp tỉnh; nâng cấp mở rộng đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp III đồng bằng đối với toàn bộ hệ thống đường tỉnh hiện hữu; xây dựng mới một số tuyến đường tỉnh theo quy hoạch tỉnh; ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng một số nút giao khác mức để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trong khu vực thành phố Vĩnh Yên…

Xác định hạ tầng giao thông đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội và tạo lợi thế thu hút đầu tư, ngành Giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải phù hợp với từng giai đoạn; đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông. Đối với các dự án công trình giao thông trọng điểm mang tính kết nối vùng, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, ngành tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thi công nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai, sớm hình thành và đưa các dự án vào khai thác, sử dụng.

———————

Nguồn baogiaothong.vn:Source