Cà rốt là loại thực phẩm quen thuộc với mỗi gia đình. Khi luộc chín, chúng không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn cung cấp nhiều nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Cùng Blog Useful tìm hiểu tác dụng của cà rốt luộc và giải mã những vấn đề liên quan đến loại củ này qua bài viết dưới đây.
1. Tác dụng của cà rốt luộc?
Với hàm lượng các loại vitamin và khoáng chất phong phú, cà rốt luộc không chỉ có tác dụng tăng cường sức khỏe thể chất và vẻ đẹp làn da mà còn giúp cải thiện nhiều bệnh lý thường gặp.
Cà rốt luộc có nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe (Nguồn: all4women.co.za)
1.1. Chăm sóc mắt
Cứ 100g cà rốt có chứa tới 3.62mg beta – carotene. Khi ăn vào, gan sẽ chuyển hóa thành vitamin A cho cơ thể. Tại võng mạc, chúng được biến đổi thành rhodopsin, một loại sắc tố màu tím giúp cải thiện tầm nhìn vào ban đêm. Do đó ăn cà rốt luộc sẽ giúp cải thiện thị lực, giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng và bị mù đêm (quáng gà).
1.2. Lợi ích về tim mạch
Carotene và polyacetylene có trong cà rốt giúp làm giảm nguy cơ bệnh tim thông qua tác dụng điều hòa huyết áp, tránh khỏi các vấn đề tổn thương hệ tim mạch do oxy hóa và cholesterol xấu.
1.3. Ngăn ngừa ung thư
Tiêu thụ cà rốt là giải pháp khoa học để phòng chống ung thư phổi, vú, ruột kết và một số bệnh mãn tính khác. Tác dụng này có được là do cà rốt rất giàu polyacetylene và falcarinol có khả năng tiêu diệt tế bào tiền ung thư trong cơ thể, ngăn ngừa sự hình thành các khối u. Đây là tác dụng của cà rốt luộc quan trọng nhất đối với sức khỏe mà bạn không nên bỏ qua.
1.4. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Vitamin C và hàng loạt các chất chống oxy hóa khác có vai trò như những chiến binh bảo vệ các tế bào, tạo thành màng lá chống lại sự xâm hại của các gốc tự do trong cơ thể. Nhờ vậy hoạt động của hệ thống miễn dịch trở nên hiệu quả hơn.
1.5. Sức khỏe răng miệng
Một công dụng của cà rốt luộc đối với sức khỏe răng miệng là khả năng làm sạch các mảng bám cứng đầu ở răng nướu. Việc ăn cà rốt còn kích thích hình thành tạo nước bọt có tính kiềm, giúp cân bằng axit trong khoang miệng, giữ cho răng khỏe mạnh, sạch sẽ. Ngoài ra các khoáng chất trong cà rốt còn giúp tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng.
Ăn cà rốt luộc giúp tăng cường sức khỏe răng miệng (Nguồn: rd.com)
1.6. Giúp thanh lọc cơ thể
Caroten trong cà rốt khi chuyển hóa thành vitamin A sẽ giúp giúp gan đào thải độc tố hiệu quả, giảm sự tích tụ của cholesterol xấu. Mặt khác, chất xơ hòa tan có trong cà rốt có tác dụng làm sạch đường ruột bằng cách tăng cường hoạt động đào thải các chất độc và cặn bã ra khỏi cơ thể.
1.7. Ngăn ngừa lão hóa cho cơ thể
Vitamin A và beta carotene hoạt động như một chất chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do giúp giảm những dấu hiệu lão hóa như da nhăn, chùng, chảy xệ, tăng sắc tố. Còn vitamin C có tác dụng kích thích sản xuất collagen, giúp duy trì độ đàn hồi của da.
Hai thành phần này là cơ sở tạo nên tác dụng của cà rốt luộc trong việc ngăn ngừa lão hóa cho cơ thể. Khi ăn vào, chúng giúp nuôi dưỡng và làm đẹp da từ bên trong cơ thể.
1.8. Tác dụng của cà rốt đối với phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt và mãn kinh
Nếu thường xuyên đau bụng hoặc lượng kinh nguyệt lớn trong kỳ “đèn đỏ”, chị em có thể ăn món có cà rốt hoặc ép nước uống để giảm triệu chứng này. Nhờ thành phần phytoestrogen, các triệu chứng rối loạn do hormone gây ra được kìm hãm, cho chị em có cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn. Chúng cũng rất hữu hiệu trong việc giảm tình trạng bốc hỏa, khó chịu của phụ nữ sau mãn kinh.
1.9. Công dụng của cà rốt luộc đối với phụ nữ mang thai
Không chỉ cung cấp các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể mẹ bầu và thai nhi, các thành phần của cà rốt còn giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, sảy thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất.
Bên cạnh đó ở giai đoạn cuối thai kỳ, tác dụng của cà rốt luộc chính là giúp tăng cường cả về lượng và chất của sữa, giúp mẹ có được nguồn dinh dưỡng mát lành cho bé yêu khi chào đời. Cà rốt còn là một trong những loại thực phẩm giúp phòng chống dị tật thai nhi hiệu quả.
Phụ nữ mang thai nên ăn cà rốt với lượng vừa phải để bổ sung dinh dưỡng trong thai kỳ (Nguồn: happyfamilyorganics.com)
1.10. Ngăn ngừa đột quỵ
Theo nghiên cứu về mối liên hệ giữa dinh dưỡng và nguy cơ đột quỵ được thực hiện tại trường đại học Harvard (Hoa Kỳ), những người tiêu thụ hơn 6 củ cà rốt mỗi tuần ít bị đột quỵ hơn những người chỉ ăn 1 quả hoặc ít hơn.
1.11. Bổ sung canxi cho cơ thể
Cứ 100g cà rốt cung cấp 33mg canxi dưới dạng dễ hấp thu cho cơ thể. Do đó tiêu thụ cà rốt luộc thường xuyên là cách giúp bổ sung khoáng chất này, cho hệ xương phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt những người có nhu cầu canxi cao như phụ nữ có thai và trẻ em nên bổ sung loại thực phẩm này trong thực đơn bên cạnh các sản phẩm chức năng khác để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng và thể chất khỏe mạnh.
1.12. Tốt cho tiêu hóa
Tác dụng của cà rốt luộc dễ thấy nhất là đối với sức khỏe hệ tiêu hóa. Nấu súp hoặc nghiền nhuyễn cà rốt luộc là cách giúp loại bỏ giun trong dạ dày một cách hữu hiệu. Bên cạnh đó nguồn chất xơ dồi dào từ loại thực phẩm này giúp ngăn ngừa táo bón và trào ngược axit, củng cố hoạt động của hệ thống tiêu hóa và bài tiết trong cơ thể, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Điều quan trọng là bạn cần sử dụng rau củ quả tươi sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm khi chế biến để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.
1.13. Cải thiện sức khỏe não bộ và chức năng nhận thức
Hợp chất luteolin được tìm thấy trong cà rốt là thành phần quan trọng để ngăn ngừa chứng viêm não và bệnh Alzheimer thông qua việc tác động tích cực đến hoạt động của hệ thần kinh.
Kết hợp với các chất chống oxy hóa mạnh mẽ như beta carotene, ăn cà rốt luộc thường xuyên có tác dụng giảm tác dụng của các gốc tự do gây hại, từ đó cải thiện sức khỏe não bộ và khả năng nhận thức.
Cà rốt rất tốt cho sự phát triển nhận thức của trẻ (Nguồn: earthmama.vn)
1.14. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Cà rốt là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Không chỉ thân thiện với sức khỏe khi đã mắc bệnh, chúng còn giúp ngăn ngừa chứng bệnh ở những người khỏe mạnh thông qua hoạt động của beta carotene trong việc điều hòa đường huyết.
1.15. Giúp giảm cân hiệu quả
Đối với các chị em, những tác dụng của cà rốt luộc đối với vóc dáng là điều không thể bỏ qua. Tiêu thụ 100g cà rốt, bạn chỉ dung nạp khoảng 173 calo nhưng cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Trong khi đó chất xơ trong loại củ này giúp cơ thể có cảm giác no lâu, kiểm soát lượng thức ăn nạp vào. Do đó nếu đang có ý định giảm cân hoặc muốn duy trì vóc dáng, đừng quên bổ sung cà rốt vào thực đơn giảm cân có tác dụng tiêu mỡ hiệu quả này bạn nhé.
1.16. Ngăn ngừa táo bón
Chất xơ trong cà rốt chiếm tỉ lệ cao, giúp cho việc tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn. Do đó để cải thiện hoạt động của đường ruột hoặc hạn chế các chứng bệnh rối loạn tiêu hóa, các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến khích bổ sung cà rốt trong thực đơn hàng ngày với lượng vừa phải.
1.17. Kiểm soát lượng đường trong máu
Carotene giúp điều hòa lượng đường trong máu hữu hiệu, trong khi đó các thành phần kiềm tìm thấy ở loại thực phẩm ăn củ này có tác dụng trung hòa lượng axit, giúp thanh lọc và phục hồi máu. Ngoài ra lượng kali cao giúp cân bằng natri, kiểm soát huyết áp hiệu quả.
Người huyết áp cao nên ăn các món nấu từ cà rốt thường xuyên (Nguồn: knorr.com)
1.18. Giúp tăng trưởng tế bào
Trong nghiên cứu về việc cà rốt luộc có tác dụng gì đối với sự phát triển tế bào, các nhà khoa học nhận thấy rằng tình trạng thiếu vitamin A thì các tế bào da chưa hoàn thiện không thể trưởng thành được, gây ra tình trạng keratin hóa. Biểu hiện của chúng là da bị khô, đóng vảy, ngứa ngáy, khó chịu ở mắt, đường tiêu hóa, đường thở. Do đó bổ sung chất tiền vitamin A từ cà rốt là giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa tình trạng này, cho làn da và các lớp niêm mạc trong cơ thể khỏe mạnh.
1.19. Hỗ trợ điều trị chứng đông máu
Vitamin K có trong cà rốt là thành phần quan trọng cho quá trình đông máu, giúp giảm thiểu tình trạng mất máu. Trong nhiều trường hợp gặp phải chấn thương, việc đảm bảo quá trình này diễn ra thuận lợi giúp làm tăng cơ hội sống sót qua tai nạn.
1.20. Hỗ trợ phát triển xương
Không chỉ có hàm lượng canxi phong phú, cà rốt còn chứa vitamin A và K, giúp tăng cường sức khỏe của xương khớp thông qua việc đảm bảo mật độ xương tối ưu. Sử dụng cà rốt luộc thường xuyên trong bữa ăn sẽ giúp giảm các chứng đau mỏi do thoái hóa xương khớp.
1.21. Cà rốt giúp sáng da
Tác dụng của cà rốt luộc đối với sức khỏe làn da là rất lớn. Không chỉ giúp bạn có được vẻ ngoài tươi sáng tươi sáng, các thành phần vitamin có trong cà rốt còn có tác dụng giúp lớp biểu bì hạn chế tình trạng tổn thương do ánh nắng mặt trời.
Bên cạnh đó beta carotene khi ở trong cơ thể còn giúp sửa chữa các tế bào tổn thương, cải thiện hoạt động trao đổi chất, do đó làm chậm lại tình trạng da lão hóa, xuống cấp.
Công dụng của cà rốt giúp làm đẹp da mặt (Nguồn: hindustantimes.com)
1.22. Cà rốt điều trị vết thâm/sẹo
Nhờ giàu chất chống oxy hóa nên cà rốt được coi là thực phẩm “vàng” cho nhan sắc. Ăn các món ăn từ loại thực phẩm này hoặc uống nước ép cà rốt có hiệu quả rất cao đối với sức khỏe và sắc đẹp, đặc biệt trong việc tái tạo tế bào mới, loại bỏ melanin gây thâm nám trên da.
1.23. Điều trị rụng tóc
Khi cơ thể thiếu vitamin A, triệu chứng rõ ràng nhất chính là tóc có hiện tượng rụng rất nhiều. Do đó cung cấp thành phần dinh dưỡng này thông qua các món ăn, thức uống từ cà rốt luộc là cách để đảm bảo sức khỏe của mái tóc, cho chúng trở nên bóng khỏe, mọc dày và chắc hơn. Ngoài ra thành phần vitamin C và E có trong cà rốt giúp cải thiện hoạt động tuần hoàn máu dưới da đầu, kích thích tóc mọc và ngăn ngừa tình trạng bạc sớm.
Công dụng của cà rốt trị rụng tóc hiệu quả (Nguồn: unsplash.com)
2. Có nên ăn cà rốt luộc?
Trên thực tế, cà rốt thường được sử dụng bằng cách ăn sống, làm nộm, xay thành sinh tố hoặc nấu chín bằng nhiệt (luộc, hấp, chiên, xào). Với quan điểm nhiệt độ cao làm mất đi nhiều dinh dưỡng quan trọng trong thực phẩm, không ít người băn khoăn rằng ăn cà rốt luộc có tốt không, có làm mất đi các loại vitamin và khoáng chất có trong loại củ này không.
Tuy nhiên khoa học đã chứng minh điều ngược lại.
Carotene là chất khó hấp thu, nếu ăn sống thì cơ thể chỉ hấp thu được 10%, còn lại sẽ bị đào thải qua đường bài tiết. Trong khi đó khi làm chín, đặc biệt là luộc hoặc chế biến với các loại dầu ăn dinh dưỡng, chúng sẽ được hòa tan và chuyển thành vitamin A dưới tác dụng của niêm mạc ruột non, mang đến giá trị dinh dưỡng tối ưu cho cơ thể.
Cà rốt chế biến mang lại giá trị dinh dưỡng cao hơn khi ăn sống. (Nguồn: zing.vn)
Quan trọng nhất, bạn nên sử dụng loại củ tươi sạch, giống tốt, được nuôi trồng đảm bảo để nhận thấy tác dụng của cà rốt luộc một cách rõ ràng nguồn dinh dưỡng tối ưu, vừa được thưởng thức bữa ăn ngon miệng.
Để tiết kiệm thời gian đi lại và mua sắm, bạn có thể mua thực phẩm tươi sạch, đảm bảo an toàn ngay tại Useful.vn hoặc ứng dụng của kênh mua sắm này. Ngoài ra tại đây còn có rất nhiều loại hoa quả nhập khẩu, rau củ quả tươi sạch mùa nào thức nấy và đủ loại thực phẩm tươi ngon, đảm bảo chất lượng dù đặt hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Truy cập ngay Useful để trải nghiệm giải pháp nội trợ thông minh, tiện lợi này bạn nhé.
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2025
- Những Hương Nước Hoa Quyền Lực Của Phái Mạnh
- Vừa chứng minh đẳng cấp vượt xa dàn tiểu Hoa đán 85, Triệu Lệ Dĩnh lại gây sốt với “visual” cực đỉnh
- 15 địa điểm du lịch Mỹ Tho tham quan tự túc thú vị hấp dẫn nhất 2022
- Mẹo nhỏ chăm sóc da ngăn mụn hiệu quả tức thì
- 19 món ngon từ chim cút dễ làm bổ dưỡng lợi tiểu, ích khí, mạnh gân cốt