Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 có khá nhiều thay đổi
Kể từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT thực hiện theo chương trình GDPT 2018 – chương trình giáo dục với mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Đề thi dựa vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực quy định trong chương trình. Đây là điểm khác biệt lớn nhất so với chương trình giáo dục 2006, hướng mục tiêu cung cấp kiến thức, kỹ năng cho học sinh.
Số môn thi giảm từ 6 môn xuống còn 4 môn, trong đó 2 môn thi bắt buộc là Toán và Ngữ Văn; 2 môn học sinh tự chọn trong số các môn (Ngoại ngữ, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Công nghệ, Sử, Địa, Giáo dục kinh tế và pháp luật), phù hợp với năng lực và định hướng nghề nghiệp của cá nhân. Số môn thi giảm, đồng nghĩa với số tổ hợp xét tuyển đại học giảm.
Cấu trúc đề thi của các môn thi cũng được thay đổi khác so với các năm trước. Khác với dạng câu hỏi trắc nghiệm của các đề thi hiện nay, đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ xuất hiện thêm một số dạng thức câu hỏi mới nhằm tăng cường tính phân hóa của đề thi tất cả các môn để đạt được các mục tiêu của kỳ thi như đã công bố trong phương án thi.
Theo Sức khỏe & Đời sống trước ngưỡng cửa tốt nghiệp THPT, việc học sinh chọn môn thi tốt nghiệp theo định hướng nào là điều nhiều phụ huynh và học sinh băn khoăn bởi việc lựa chọn môn thi tốt nghiệp 2025 đóng vai trò quan trọng để xét tuyển vào đại học.
Hà Nội: Cận cảnh vị trí xây dựng cầu Tứ Liên trị giá 20.000 tỷ đồng
Theo Quy hoạch phát triển Giao thông Vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, cầu Tứ Liên là một trong 18 công trình đường bộ được xây dựng vượt qua sông Hồng. Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng.
Cầu Tứ Liên và đường dẫn có tổng chiều dài khoảng 11,5 km. Trong đó cầu Tứ Liên có chiều dài 2,9 km, cầu chính dài một km, quy mô mặt cắt ngang bảo đảm 6 làn xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp và 2 làn đi bộ… Cầu nối từ khu vực đường Nghi Tàm, gần khách sạn Thắng Lợi (quận Tây Hồ) với xã Đông Hội (huyện Đông Anh).
Theo quy hoạch, cầu Tứ Liên nối 2 bờ tả hữu, tạo điều kiện phát triển khu vực thành phố phía Bắc sông Hồng theo quy hoạch mới của Thủ đô. Bên cạnh đó, đoạn đường dẫn đầu cầu Tứ Liên sẽ nối thẳng đến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên và chạm đến Vành đai 3 phía Bắc.
xem thêm!
“Thích ứng hiệu quả với tiêu chuẩn bền vững là sống còn với nền kinh tế Việt Nam”
Mới đây, Bộ Công Thương phối hợp với các dự án do Chính phủ Thụy Sĩ tổ chức Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu với chủ đề trọng tâm “Xúc tiến xuất khẩu xanh”.
Đây là một trong những hoạt động chiến lược, góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững, giảm phát thải carbon và nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ phát triển bền vững đã trở thành một xu thế của thời đại, định hướng chiến lược phát triển của mỗi quốc gia.
Trong đó, phát triển bền vững về kinh tế được là coi là trụ cột nền tảng, là tiền đề để thực hiện phát triển về xã hội và bảo vệ môi trường. Tăng trưởng xanh và bền vững không chỉ là một xu hướng tất yếu mà đã trở thành điều kiện tiên quyết để duy trì năng lực cạnh tranh và bảo đảm sự phát triển lâu dài của các nền kinh tế.
Xem thêm!
Trúc Chi (t/h)
————————-
Nguồn nguoiduatin.vn:Source
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2025
- Đau xót lời nhắn cuối cùng của Liam Payne cho con trai 7 tuổi trước khi qua đời
- Châu Bùi ngồi gọn trong lòng Binz, tình tứ không rời khiến netizen giục cưới gấp
- Nam diễn viên đóng phim nào cũng thất bại
- Những Món Đồ Trang Điểm Không Thể Thiếu Của Hội Chị Em
- Con trai một nữ ca sĩ Việt: Sinh ở Mỹ nhưng mẹ chỉ cho ăn đồ Việt, nhận bằng khen tổng thống