Bộ sách Kết nối tri thức: Gỡ nút thắt theo hướng mở, sáng tạo

Useful
23/11/24
Lượt xem : 34 view
anh 2 1 ctr nhieu bo sgk 1730513295609441919672 0 0 1341 2560 crop 1730515819830473795580
Rate this post

Với việc Bộ GD&ĐT giao quyền chọn sách giáo khoa cho giáo viên, giúp thầy cô có cơ hội nghiên cứu, tìm hiểu tất cả các bộ sách và lựa chọn được cuốn sách giáo khoa phù hợp với thực tiễn, trình độ của học sinh.

May mắn được trải nghiệm sách giáo khoa 3 môn học Toán, tiếng Việt, Đạo đức bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Liên – Trường Tiểu học Mỹ Đồng, Hải Phòng đánh giá chất lượng các cuốn sách giống như tên gọi, đem tri thức kết nối với cuộc sống.

“Bố cục các bài học được sắp xếp sao cho sau mỗi lượng kiến thức mới, sẽ có ngay phần nội dung thực hành gắn liền với thực tế cuộc sống. Đối với sách giáo khoa môn Toán ở cấp tiểu học, các em sẽ bắt đầu bài học bằng phần khám phá kiến thức.

Bộ sách Kết nối tri thức: Gỡ nút thắt theo hướng mở, sáng tạo- Ảnh 1.

Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống do NXB Giáo dục Việt Nam nghiên cứu và xuất bản.

Sau đó là, tiếp thu lý thuyết mới thông qua các nội dung thực hành, điều tạo nên sự đặc biệt nhất của bộ sách là lý thuyết đã học từ phần trước, học sinh sẽ được làm bài thực hành củng cố”, cô Ngọc Liên bày tỏ.

Đối với môn Đạo đức, nếu trước kia học sinh phải đúc kết bài học từ các câu chuyện thì đối với sách giáo khoa mới lại đặt ra các tình huống thực tế và hướng dẫn học sinh tìm ra cách xử lý.

Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Liên chia sẻ: “Thông qua tranh ảnh, sách giáo khoa mới đưa đến các tình huống gần gũi. Cùng với đó, để đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018, cách giải quyết cho mỗi vấn đề không áp đặt học sinh phải khuôn mẫu, mà gỡ nút thắt theo hướng mở. Các em có thể thoải mái sáng tạo, kể những câu chuyện tương tự chính mình đã gặp phải, để thầy trò cùng trao đổi, rút ra bài học”.

Bên cạnh những ưu điểm của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, cô Liên cũng mong muốn có thêm nhiều nội dung chuyên môn, phong phú hơn trong sách dành cho giáo viên. Thông qua đó, khi giảng dạy, giáo viên có thể hiểu được mong muốn của tác giả các bộ sách, truyền đạt kiến thức sẽ hiệu quả hơn.

Bộ sách Kết nối tri thức: Gỡ nút thắt theo hướng mở, sáng tạo- Ảnh 2.

Cô giáo Lê Thị Loan – Tổ phó chuyên môn tổ Khoa học tự nhiên, Trường THCS Giảng Võ, Hà Nội.

Qua thực tiễn hơn 3 năm sử dụng các bộ sách giáo khoa mới, trao đổi với Người Đưa Tin, cô giáo Lê Thị Loan – Tổ phó chuyên môn tổ Khoa học tự nhiên, Trường THCS Giảng Võ, Hà Nội cho hiện nay đang lựa chọn và giảng dạy bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Cô giáo cho biết, ưu điểm dễ dàng nhận thấy nhất của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống là nội dung bài học trình bày cụ thể, khoa học, rõ ràng. Đồng thời, nhiều hình ảnh minh họa hấp dẫn, tạo hứng thú cho học sinh. “Nội dung, bố cục ghi ở trong sách giáo khoa phù hợp, chi tiết cho giáo viên nghiên cứu và học sinh học tập.

Thiết kế bài mở, tạo điều kiện cho thầy cô linh hoạt sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức lớp học. Đối với người học, bộ sách có đầy đủ các cái phần khởi động, dẫn dắt, hình thành kiến thức thông qua các tình huống thực tế, gần gũi giúp học sinh dễ hình dung, tiếp cận kiến thức”, cô Loan bày tỏ.

Bộ sách Kết nối tri thức: Gỡ nút thắt theo hướng mở, sáng tạo- Ảnh 3.

Các trang sách Kết nối tri thức với cuộc sống hấp dẫn.

Đặc biệt, sau mỗi bài học thì đều có phần tổng kết nội dung kiến thức, theo cô giáo đây là điều mà ở các bộ sách giáo khoa khác không có.

Có một bộ sách chất lượng, vị giáo viên nhận thấy càng cần phải có phương pháp sử dụng phù hợp mới đáp ứng được mục tiêu Chương trình GDPT 2018. Theo đó, trước mỗi một cái nội dung chủ đề, cô Loan sẽ giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu, đọc trước nội dung trong sách giáo khoa. Từ kiến thức nền tảng đó, khi đến lớp, cô và trò sẽ vận dụng các tình huống thực tế.

Chia sẻ thêm, cô giáo Lê Thị Loan nhận thấy việc có nhiều bộ sách giáo khoa giúp giáo viên có thêm nhiều kênh tham khảo kiến thức chất lượng.

“Chắc chắn, các bộ sách giáo khoa đều phải căn cứ vào cái nội dung Chương trình GDPT 2018, từ đó xây dựng chủ đề, các mạch nội dung… Đây là “địa chỉ” tin cậy để giáo viên nghiên cứu, trau dồi chuyên môn giảng dạy”, cô Loan chia sẻ.

Kiến nghị về nội dung, hình thức, cô Lê Thị Loan mong muốn bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống có thêm nhiều hơn các bài học vận dụng sau mỗi chủ đề, khi được làm nhiều bài tập như vậy, là cơ hội để giúp học sinh ghi nhớ kiến thức lâu hơn. Đồng thời, bổ sung hình ảnh ở một số mạch nội dung môn Sinh học. Như vậy, bộ sách sẽ càng hoàn thiện hơn.

Bộ sách Kết nối tri thức: Gỡ nút thắt theo hướng mở, sáng tạo- Ảnh 4.

Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được đánh giá gần gũi, dễ hiểu.

Ở khối THPT, sau khi trải nghiệm giảng dạy môn Lịch sử bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, thầy Hồ Như Hiển – Trường liên cấp Đông Bắc Ga, Thanh Hóa nhận thấy bộ sách có nội dung ngắn gọn, súc tích, phù hợp với yêu cầu cần đạt của Chương trình GDPT 2018.

“Các mạch nội dung rõ ràng, đi thẳng vào yêu cầu cần đạt, khiến học sinh dễ hiểu, nhớ các sự kiện, điều này phần nào đáp ứng những lo ngại của học sinh khi học môn Lịch sử”, ông Hiển cho hay.

Ngoài ra, bộ sách cũng hướng đến phương pháp giảng dạy mới, đó là khuyến khích sự tham gia chủ động của học sinh thông qua các hoạt động nhóm, thảo luận và trải nghiệm thực tế. Từ cách học này, các em có thể nhanh chóng ghi nhớ, hiểu bản chất các kiến thức, thay vì học thuộc lòng như trước kia.

Việc thay đổi theo hướng mới, ông Hiển cũng cho rằng đã khơi gợi được sự yêu thích lịch sử trong nước và thế giới cho học sinh. Giúp các em hình thành, thể hiện tình yêu quê hương, niềm tự hào truyền thống lịch sử dân tộc. Đồng thời, ông Hồ Như Hiển kỳ vọng, đây cũng là cách để các em lựa chọn thi môn Lịch sử cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm sau.

————————-

Nguồn nguoiduatin.vn:Source