Cả nước có 8.919.198 học sinh cấp Tiểu học
Năm học 2023-2024, cả nước có 12.166 trường Tiểu học; tỉ lệ phòng học kiên cố hóa đạt 82,9%, tỉ lệ trung bình phòng học/lớp đạt 0,98.
Cũng trong năm học 2023-2024, cả nước có 8.919.198 học sinh cấp Tiểu học, giảm 313.518 học sinh so với năm học trước.
Tỉ lệ huy động học sinh đi học đúng độ tuổi cấp Tiểu học đạt 99,7%; tỉ lệ huy động học sinh hoàn thành Chương trình giáo dục Tiểu học vào Trung học Cơ sở đạt 98,17%.
Cả nước có 63/63 tỉnh, thành phố duy trì và đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học (đạt tỉ lệ 100%), trong đó có 35/63 tỉnh,thành phố được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3, đạt tỉ lệ 54% (tăng 5 đơn vị cấp tỉnh, tương ứng 6% so với cùng thời điểm năm trước).
Bộ GD&ĐT yêu cầu năm học tới sĩ số lớp tiểu học chỉ 35 em/lớp
Theo Bộ GD&ĐT, năm học trước, một số địa phương, khu đô thị và các thành phố lớn xảy ra hiện tượng quá tải sĩ số, có nơi xếp gần 50 em/lớp học, điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy và học. Do vậy, để ngăn tình trạng vượt quá sĩ số/lớp, Bộ GD&ĐT vừa có hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 – 2025 đối với bậc tiểu học.
Vừa qua, Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường đảm bảo sĩ số học sinh/lớp theo quy định Điều lệ trường tiểu học 35 em/lớp đồng thời có đủ thiết bị dạy học tối thiểu. Đảm bảo tỉ lệ 1,5 giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên đủ dạy các môn học, hoạt động giáo dục.
Bộ GD&ĐT hướng dẫn cụ thể, các nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày không quá 7 tiết học, mỗi tiết 35 phút. Kế hoạch dạy học tối thiểu 9 buổi/ tuần với 32 tiết/tuần. Kế hoạch phải đảm bảo phân bổ hợp lý giữa các nội dung, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ.
Bộ GD&ĐT yêu cầu các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch dạy học, bố trí thời gian thực hiện chương trình đảm bảo tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực đối với học sinh.
Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các trường sắp xếp thời khóa biểu khoa học, đảm bảo tỉ lệ hợp lý giữa các nội dung dạy học và hoạt động giáo dục phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học.
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các địa phương duy trì vệ sinh môi trường trong trường học, có phương án bảo đảm sức khỏe thể chất và tinh thần cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý.
Trước thềm năm học, các cơ sở giáo dục phải kiểm tra, rà soát, đánh giá lại chất lượng các công trình trường học, không đưa vào sử dụng trường, lớp đã hết niên hạn sử dụng, không đảm bảo an toàn.
Đối với kế hoạch dạy học, Bộ GD&ĐT yêu cầu Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch dạy học, bố trí thời gian thực hiện chương trình đảm bảo tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực đối với học sinh;
Chú trọng thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp và đảm bảo cơ sở vật chất; duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học cũng như thực hiện giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc theo quy định của Luật Giáo dục 2019.
Các địa phương tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Thực hiện xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đảm bảo chất lượng dạy học các môn.
Bộ GD&ĐT cũng đồng thời yêu cầu tiếp tục thanh, kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền; khai thác, sử dụng sách giáo khoa, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn.
Với các hoạt động ngoài giờ học chính thức, theo Bộ GD&ĐT đó là các hoạt động theo nhu cầu, sở thích của học sinh.
Các hoạt động này phải được tổ chức sau giờ học chính thức cho đến thời điểm học sinh được cha mẹ đón về nhà.
Căn cứ nhu cầu, sở thích của học sinh, có thể tổ chức các hoạt động dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ hoặc sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường như: thư viện, sân chơi, bãi tập, nhà đa năng… tạo điều kiện để học sinh vui chơi, giải trí.
Việc tổ chức hoạt động sau giờ học chính thức trong ngày dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ cần được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đồng đều
Hiện tình trạng thiếu giáo viên còn diễn ra phổ biến tại nhiều địa phương, việc tuyển dụng của các địa phương còn chậm, chưa tuyển dụng hết số biên chế được giao, ảnh hưởng đến việc bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là yêu cầu bố trí đủ giáo viên các môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Chất lượng đội ngũ chưa đồng đều giữa các vùng, miền, còn khoảng cách lớn giữa vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và vùng thuận lợi; năng lực ngoại ngữ, tin học của một bộ phận giáo viên còn hạn chế; nhiều giáo viên chưa thực sự coi trọng việc tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Điều kiện làm việc, chính sách đãi ngộ nhà giáo chưa tương xứng, lương nhà giáo trẻ còn thấp so với mặt bằng chung của các ngành nghề…
Trúc Chi (t/h)
————————-
Nguồn nguoiduatin.vn:Source
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2025
- Cách xác định hình dáng khuôn mặt để tạo khối và highlight khi trang điểm
- Bật mí 9 loại dầu gội trị gầu hiệu quả đực tìm kiếm nhiều nhất 2023
- Top 8 máy xông mặt loại tốt nhất 2022 sạch bã nhờn bụi bẩn giá từ 1tr
- Tuyển tập mẫu nail Nhâm Dần cute hết nấc trong dịp tết cho các bạn tha hồ thay đổi
- Top 9 tiệm nail nổi tiếng tại Nha Trang khiến chị em đứng ngồi không yên