Bệnh tiểu đường thai kỳ là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ảnh hưởng đến mẹ bầu trong quá trình mang thai. Hiểu rõ triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé
Triệu chứng bệnh đái tháo đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng rõ ràng và có thể chỉ được phát hiện thông qua các xét nghiệm máu định kỳ. Tuy nhiên, một số triệu chứng sau có thể xuất hiện:
- Khát nước: là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường thai kỳ. Khi thấy khát nước không ngừng dù đã uống đủ nước, mẹ bầu cần đi kiểm tra sức khỏe
- Đi tiểu thường xuyên: Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thường phải đi tiểu nhiều lần trong ngày và đêm. Điều này có thể là do lượng đường trong máu cao làm tăng áp lực lên thận.
- Khó lành các vết trầy xước, vết thương.
- Sụt cân hoặc tăng cân quá nhiều trong quá trình mang thai
- Ngủ ngáy và bị mờ mắt
- Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức: Mệt mỏi liên tục và không rõ nguyên nhân cũng là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ
- Nước tiểu có nhiều kiến bâu: Khi đi tiểu thấy nước tiểu có kiến bâu thì có thể đang bị tiểu đường
- Vùng kín bị viêm nhiễm: nấm men, ngứa ngáy, khó chịu,…
Nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ
Trong thời kỳ mang thai, nhau thai – cơ quan nuôi và cung cấp oxy cho em bé – tiết ra các hormone giúp thai nhi phát triển. Một vài hormone trong số này khiến cơ thể thai phụ khó sản xuất hoặc sử dụng insulin hơn (còn gọi là đề kháng insulin).
Để giữ lượng đường trong máu ổn định, tuyến tụy của thai phụ phải tạo ra nhiều insulin hơn – gấp ba lần bình thường. Trong trường hợp tuyến tụy không thể tạo ra đủ insulin, lượng đường trong máu thai phụ sẽ tăng lên, gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Đái tháo đường (ĐTĐ) thai kỳ là một bệnh lý thuộc về rối loạn chuyển hóa của cơ thể khiến cho nồng độ đường trong máu tăng cao trong thời kỳ mang thai ,bệnh thường và xảy ra trong quá trình mang thai từ tuần thai 24 – 28. Khoảng 10% thai phụ gặp phải tình trạng này. Nếu đường huyết không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi. Vì vậy, khám thai định kỳ và kiểm tra đường huyết thường xuyên giúp mẹ bầu đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con trong suốt thai kỳ.
Những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh đái tháo đường thai kỳ:
- Thay đổi hormone trong thai kỳ
- Tiền sử gia đình có người bị tiểu đường
- Bị béo phì, thừa cân trước khi mang thai
- Tuổi cao khi mang thai( trên 35 tuổi)
- Tăng cân quá nhanh trong quá trình mang thai
Biện pháp phòng tránh bệnh tiểu đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ nếu không kiểm soát chặt chẽ có thể gây nguy cơ thai lưu, sảy thai, tiền sản giật, sinh non. Đặc biệt những người mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai tiếp theo và có thể tiến triển thành đái tháo đường tuýp 2 thực sự sau khi sinh. Dưới đây là các cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ:
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe như các loại thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo và calo như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt… là lựa chọn tuyệt vời. Hạn chế tinh bột, dầu mỡ, đồ ăn ngọt, thức ăn chiên xào…
- Tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên
- Kiểm soát và duy trì cân nặng hợp lý trước và trong khi mang thai
- Uống đủ nước: uống từ 2.5 đến 3 lít nước mỗi ngày
- Thăm khám thai sản định kỳ
Tầm soát thai kỳ: Dung nạp 75g đường để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ
- Nếu thai phụ không có yếu tố nguy cơ, bất thường đường huyết lúc đói )>= 92mg/dL) -> Tầm soát lúc 24-28 tuần.
- Thai phụ có yếu tố nguy cơ -> Tầm soát trong 3 tháng đầu. Có thể lặp lại ở 24-28 tuần(Nếu trước đó bình thường).
Tầm soát được thực hiện ở tam cá nguyệt thứ nhất ( tiếng Anh là Trimester) . Nếu xét nghiệm âm tính thai phụ cần thực hiện lại test 75g đường lần thứ 2 ở giai đoạn từ 24 đến 28 tuần.
Hiện tại theo khuyến cáo của hướng dẫn Quốc gia về kiểm soát và quản lý đái tháo đường thai kỳ thì biện pháp dung nạp 75mg glucose sẽ được thực hiện cho tất cả các thai phụ khi mang thai nếu thai phụ có nguy cơ cao.
Kết luận
Bệnh tiểu đường thai kỳ là một tình trạng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé nếu không được phát hiện và quản lý đúng cách. Tuy nhiên, bằng việc nắm vững các triệu chứng, nguyên nhân và áp dụng các biện pháp phòng ngừa, mẹ bầu hoàn toàn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh này. Hãy duy trì lối sống lành mạnh, kiểm soát cân nặng, và luôn theo dõi sức khỏe định kỳ để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Hãy lắng nghe cơ thể và đừng ngần ngại tìm đến bác sĩ khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
—————————————-
Nguồn pharmacity.vn:Source
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2025
- Xếp hạng các trung tâm dạy nail chuyên nghiệp tại Hà Nội được mọi người săn đón
- Hướng dẫn cách thiết kế trang trí phòng ngủ dài hẹp tối ưu
- Kỳ Duyên được ưu ái ở Miss Universe 2024
- Những cách phối đồ nữ đi chơi tết cực sang, chuẩn mệnh, ăn hình nhất 2022-2023
- Đỉnh nhất Chị đẹp đạp gió: Minh Tuyết hất tóc, lắc hông mà dân mạng rần rần, nói đúng 1 câu đắt giá