Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn rất non yếu, khiến bé dễ gặp các vấn đề về đường tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy.Việc hiểu rõ về nguyên nhân và cách xử lý tiêu chảy ở trẻ sơ sinh sẽ giúp cha mẹ chủ động chăm sóc bé tốt hơn
Hiểu rõ tiêu chảy ở trẻ để có cách chăm sóc đúng
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Cácnguyên nhân phổ biếntiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bao gồm:
- Nhiễm trùng do vi rút hoặc vi khuẩn trong đường tiêu hóa:Rotavirus, norovirus, adenovirus, calicivirus, astrovirus và cúm đều là các loại virus có thể gây tiêu chảy, cũng như nôn mửa, đau bụng, sốt, ớn lạnh và đau nhức.
- Nhiễm trùng tai:Tiêu chảy có thể đi kèm với nhiễm trùng tai do virus hoặc vi khuẩn. Điều này phổ biến hơn ở trẻ em dưới 2. Con bạn có thể kéo tai hoặc kêu đau tai nếu trẻ đang ở độ tuổi nói chuyện. Các triệu chứng nhiễm trùng tai khác là quấy khóc, nôn mửa, sốt và chán ăn.
- Ký sinh trùng: Có thể gây tiêu chảy nước và phân nhờn.
- Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong ruột cùng với vi khuẩn có hại. Nếu trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ của bạn bị tiêu chảy trong hoặc sau một đợt dùng kháng sinh, nguyên nhân có thể liên quan đến thuốc
- Quá nhiều nước trái cây: Uống quá nhiều nước trái cây có thể gây tiêu chảy. Đó là bởi vì nhiều loại nước trái cây có chứa sorbitol, một dạng đường không tiêu hóa được.
- Công thức pha trộn không đúng cách: Luôn kiểm tra lại xem bạn có thêm đúng lượng nước khi pha sữa công thức cho con không. Sử dụng sai tỷ lệ sữa công thức với nước có thể gây tiêu chảy
- Dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm: Nếu trẻ bị dị ứng thực phẩm, hệ thống miễn dịch của cơ thể trẻ sẽ phản ứng với các protein thực phẩm bình thường vô hại theo cách có thể gây ra các phản ứng nhẹ hoặc nghiêm trọng bao gồm tiêu chảy.
- Một chất độc: Nếu trẻ bị tiêu chảy và nôn mửa, và bạn nghĩ rằng trẻ có thể đã nuốt phải thứ gì đó nguy hiểm chẳng hạn như thuốc. Trong trường hợp trẻ bất tỉnh hoặc khó thở, hãy gọi ngay cho Trung tâm Kiểm soát Chất độc.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị tiêu chảy
Tiêu chảy không chỉ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến trẻ mất nước, suy dinh dưỡng, mất điện giải và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Do đó, bố mẹ cần theo dõi chặt chẽ các triệu chứng của trẻ và có biện pháp chăm sóc phù hợp.
Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường
Tiêu chảy khiến trẻ mất nước nhiều hơn bình thường, do đó, bố mẹ nên bổ sung nhiều dịch hơn để bù lại lượng dịch mất.
- Đối với trẻ còn đang bú mẹ: Mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn so với thường ngày, chia thành nhiều cữ bú nhỏ, đảm bảo trẻ uống đủ sữa, không bị mất nước.
- Đối với trẻ lớn hơn: Trẻ nên uống nhiều nước hơn tùy theo khả năng của trẻ, uống chậm, uống theo từng ngụm nhỏ. Nếu trẻ bị ói hoặc có cảm giác nhợn ói, mẹ nên cho trẻ ngừng lại khoảng 10 phút, sau đó cho trẻ uống lại từ từ.
Ngoài ra, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng các dung dịch bù nước và bù khoáng cho trẻ như oresol, pha oresol phải theo đúng hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhà sản xuất. Lưu ý, trẻ bị tiêu chảy nên tránh dùng các loại nước giải khát, nước ép trái cây có hàm lượng đường cao, thức uống có ga hay chất kích thích,… vì chúng sẽ khiến tình trạng tiêu chảy của trẻ trở nên tồi tệ hơn.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Đối với trẻ bị tiêu chảy, việc thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học và đủ chất là điều vô cùng quan trọng, là yếu tố góp phần quyết định thời gian khỏi bệnh cho trẻ. Nếu trẻ vẫn được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, mẹ nên chú ý ăn uống đủ chất và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo chất lượng nguồn sữa cho trẻ. Theo chia sẻ của các chuyên gia, sữa mẹ là nguồn dưỡng chất hoàn hảo, dễ hấp thu, bổ sung đủ nước và đủ chất cho sự phát triển của mẹ. Đối với trẻ lớn hơn, chế độ dinh dưỡng của trẻ sẽ được xây dựng dựa vào độ tuổi và nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ. Mẹ nên ưu tiên cho trẻ dùng những loại thực phẩm mềm, lỏng, chứa nhiều chất xơ như cháo, súp… và chia thành nhiều bữa nhỏ.
Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
Bổ sung kẽm cho trẻ
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, trẻ bị tiêu chảy cần được bổ sung kẽm vào phác đồ điều trị, kết với với oresol có độ thẩm thấu thấp sẽ giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy ở trẻ một cách hiệu quả. Hơn nữa, kẽm còn có tác dụng cải thiện tình trạng dinh dưỡng, giúp rút ngắn thời gian bị tiêu chảy, giảm lượng nước trong phân và trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Việc bổ sung đủ kẽm cho trẻ còn giúp trẻ giảm nguy cơ mắc các đợt tiêu chảy mới, giúp cải thiện vị giác, trẻ ăn ngon miệng hơn, hấp thu và tăng trưởng tốt hơn.
Liều lượng kẽm được khuyến cáo cho trẻ bị tiêu chảy cấp như sau:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 10mg/ngày, bổ sung liên tục trong 10-14 ngày.
- Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên: 20mg/ngày, bổ sung liên tục trong 10-14 ngày.
Đảm bảo vệ sinh
Vệ sinh sạch sẽ là yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa và xử lý tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Cha mẹ nên rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chăm sóc trẻ, thay tã thường xuyên và giữ vùng da quanh hậu môn của bé luôn khô ráo và sạch sẽ.
Đối với các trường hợp tiêu chảy ở trẻ được gây ra cho nhiễm vi khuẩn, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kháng sinh phù hợp. Quá trình điều trị bằng kháng sinh phải được tuân thủ nghiêm ngặt, không được tự ý dùng thêm thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ hoặc ngưng thuốc khi không có sự đồng ý của bác sĩ.
Theo dõi dấu hiệu mất nước của trẻ
Nếu tiêu chảy của trẻ kéo dài hơn một vài ngày, dấu hiệu mất nước bao gồm khô miệng, ít đi tiểu, mắt trũng, da khô và bé quấy khóc nhiều, hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao, nôn mửa liên tục, cần đưa bé đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh khi bị tiêu chảy
Tiêu chảy ở trẻ em nên uống gì?
Bù nước và điện giải có vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh tiêu chảy, trẻ càng tiêu chảy nhiều càng cần uống nhiều để bù lại lượng dịch và điện giải đã mất. Hầu hết các loại dịch trẻ thường dùng đều có thể dùng cho trẻ khi bị tiêu chảy. Các loại dịch này có thể chia làm hai nhóm chính là:
- Các dung dịch chứa muối: dung dịch ORS, nước cháo muối, nước cơm có muối, súp rau quả, súp gà, súp thịt. Lưu ý là các loại canh súp không được quá mặn, lượng muối dùng cho 1 lít nước là khoảng 3g.
- Các dung dịch không chứa muối: nước sạch, các loại súp không mặn, nước cơm hoặc nước ngũ cốc khác, nước dừa, nước hoa quả tươi không đường.
Đối với trẻ còn bú mẹ, cho trẻ bú nhiều lần hơn và mỗi lần bú kéo dài hơn. Bổ sung thêm ORS sau mỗi lần bú mẹ. Đối với trẻ không bú mẹ hoàn toàn, bổ sung nước cho trẻ bằng dung dịch ORS và nhiều loại dịch khác với liều lượng như sau:
- Trẻ nhỏ hơn 2 tuổi: cho trẻ uống 50-100 ml sau mỗi lần đi ngoài và giữa các lần đi ngoài.
- Trẻ từ 2 đến 10 tuổi: cho trẻ uống 100-200ml sau mỗi lần đi ngoài và giữa các lần đi ngoài.
- Trẻ lớn hơn 10 tuổi: cho trẻ uống theo nhu cầu.
Bù dịch liên tục cho trẻ cho đến khi ngừng tiêu chảy, cho trẻ uống thường xuyên từng ngụm nhỏ bằng thìa. Nếu trẻ nôn, ngừng 10 phút sau đó cho trẻ tiếp tục uống nhưng chậm hơn.
Tiêu chảy ở trẻ em nên ăn gì?
Cho trẻ tiếp tục ăn, khẩu phần ăn cần được duy trì và tăng dần lên là một trong các nguyên tắc quan trọng trong điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ. Không được hạn chế trẻ ăn và cũng không nên pha loãng thức ăn. Trẻ được ăn đủ chất, cân nặng và chức năng đường ruột sẽ được phục hồi nhanh chóng. Những trẻ không được ăn uống đầy đủ trong thời gian tiêu chảy, thời gian bệnh sẽ kéo dài hơn, chức năng đường ruột phục hồi kém hơn.
- Trẻ ở bất cứ lứa tuổi nào nếu còn đang bú mẹ cần cho trẻ bú nhiều lần hơn và bú lâu hơn. Nếu trẻ không bú mẹ nên tăng cường cho trẻ ăn những loại sữa công thức trẻ đang thường dùng, mỗi cữ sữa cách nhau khoảng 3 giờ. Tiêu chảy ở trẻ 6 tháng tuổi trở xuống, nếu đang bú mẹ và đang ăn dặm thêm các thức ăn khác, trong thời gian tiêu chảy, nên tăng cường bú mẹ.
- Ở trẻ đã ăn dặm, các thực phẩm nên dùng cho trẻ là gạo, khoai tây, thịt gà, thịt lợn, cá, sữa chua, dầu thực vật,… Đặc biệt, nên bổ sung cà rốt, hồng xiêm, chuối hương khi trẻ bị tiêu chảy. Ngoài cung cấp các chất dinh dưỡng như vitamin, glucid, trong những thực phẩm này có chứa nhiều pectin và lignin, giúp hút nước và hút tất cả các sản phẩm bệnh lý trong ruột và kéo ra ngoài, giúp làm đặc phân và sạch ruột. Một số nghiên cứu còn cho thấy, Pectin và lignin có khả năng kết tủa, làm tan vi khuẩn E.coli và thương hàn. Các chất chống độc pectin và lignin nằm trong màng tế bào các loại thực phẩm, do đó cần xay hoặc chà sát thật nát để những chất này giải phóng ra ngoài.
- Các thực phẩm nên được chế biến mềm và nghiền nhỏ để dễ tiêu hóa. Nên cho thêm 5-10ml dầu thực vật vào mỗi bữa ăn.
- Cho trẻ ăn lượng thức ăn nhiều như trẻ muốn, cho trẻ ăn nhiều bữa trong một ngày, cách khoảng 3-4 giờ cho trẻ ăn một lần. Cho ăn lượng ít trong nhiều lần sẽ giúp trẻ hấp thu thức ăn tốt hơn.
- Sau khi ngừng tiêu chảy, tiếp tục chế độ ăn giàu năng lượng, cung cấp thêm mỗi ngày một bữa phụ trong ít nhất hai tuần. Đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng, chế độ bữa phụ nên tăng cường đến khi trẻ đặt mức chiều cao, cân nặng bình thường.
- Tránh cho trẻ ăn rau sợi thô, thịt nhiều gân xơ, hạt ngũ cốc nguyên hạt khó tiêu như ngô, đậu vì khó tiêu hóa.
- Nếu không có sẵn oresol , có thể sử dụng hỗn hợp đơn giản gồm 1 lít nước sạch, 1⁄2 thìa muối và 8 thìa cà phê đường.
—————————————-
Nguồn pharmacity.vn:Source
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2025
- Da mặt nhạy cảm có cần chăm sóc da mặt thường xuyên?
- Nữ diễn viên Việt lấy chồng lần thứ 5 ở tuổi 50
- Bảng xếp hạng mẫu nail kim tuyến đánh bật nét tinh tế của phái nữ
- Các loại máy massage mặt tốt xóa nếp nhăn thâm chống lão hóa trị mụn
- “Bé Châu” lần đầu trải lòng góc khuất showbiz