Cách điều trị và phòng ngừa Covid-19 theo quy định của Bộ Y Tế

30/11/2023

Cách điều trị và phòng ngừa Covid-19 theo quy định của Bộ Y Tế: Có hay không cách điều trị Covid-19? Kháng sinh có giúp hỗ trợ điều trị Covid không? Ngay khi có dấu hiệu Covid nên làm gì? Đây là những thắc mắc được rất nhiều người quan tâm.

Các triệu chứng bệnh Covid-19

Virus Corona là một nhóm loại virus gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của các loại động có vú, bao gồm cả con người. Các loài virus Corona gây ra các triệu chứng đa dạng từ nhẹ đến nặng như cảm lạnh thông thường, mệt mỏi viêm phổi, hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (SARS) và cũng có thể ảnh hưởng đến cả đường tiêu hóa.

Các chủng khác nhau của virus Corona ở người gây nên các triệu chứng nghiêm trọng và có khả năng lây lan nhanh. COVID-19 là một loại virus (cụ thể hơn là virus Corona) được xác định là nguyên nhân gây ra dịch bệnh suy hô hấp. Tại thời điểm này, mức độ lây nhiễm dễ dàng và bền vững từ người sang người của chủng virus này đang diễn ra phức tạp

Virus lây lan như thế nào

Nhiều điều vẫn chưa sáng tỏ về cách thức lây lan của chủng virus mới COVID-19. Những thông tin, kiến thức hiện nay phần lớn dựa vào các thông tin đã biết của các chủng virus Corona tương tự. Virus Corona là một họ virus lớn, phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau, bao gồm lạc đà, gia súc, mèo và dơi. Các loại virus Corona ở động vật như MERS, SARS hiếm khi lây nhiễm sang người và ít lây lan giữa người với nhau.

Thông thường, sự lây lan giữa người và người xảy ra khi có tiếp xúc gần (khoảng 2m). Sự lây lan từ người sang người được cho rằng phần lớn diễn ra qua các giọt bắn được tạo ra khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi, tương tự như cách bệnh cúm và các mầm bệnh đường hô hấp khác lây lan. Những giọt bắn này có thể rơi vào miệng hoặc mũi của những người ở gần hoặc có thể được hít vào phổi.

Triệu chứng nhiễm Virus Covid-19

Có thể là hình ảnh về văn bản

Đối với các trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19, các báo cáo cho thấy các triệu chứng bệnh khá đa dạng từ nhẹ hoặc không có triệu chứng biểu hiện rõ nét nào, cho đến những trường hợp bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Sốt
  • Ho
  • Khó thở
  • Mệt mỏi

Các triệu chứng ít gặp hơn:

  • Đau nhức
  • Đau họng
  • Tiêu chảy
  • Viêm kết mạc
  • Đau đầu
  • Mất vị giác hoặc khứu giác
  • Da nổi mẩn hay ngón tay hoặc ngón chân bị tấy đỏ hoặc tím tái

Các triệu chứng nghiêm trọng:

  • Khó thở
  • Đau hoặc tức ngực
  • Mất khả năng nói hoặc cử động

Hãy đi khám ngay lập tức nếu bạn gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng. Luôn gọi điện trước khi gặp bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế.

Những người có triệu chứng nhẹ và không có biểu hiện bệnh nào khác nên điều trị triệu chứng tại nhà.

Thông thường, các triệu chứng sẽ xuất hiện sau 5–6 ngày kể từ khi người bệnh nhiễm vi-rút. Tuy nhiên, thời gian này có thể lên tới 14 ngày.

Có phương pháp điều trị Covid-19 không?

Cận cảnh phòng điều trị bệnh nhân COVID-19 nguy kịch tại TP. Hồ Chí Minh | VTV.VN

Bệnh do vi-rút corona (COVID-19) là một căn bệnh truyền nhiễm do một chủng vi-rút corona mới phát hiện gây ra. Hầu hết những người mắc bệnh COVID-19 sẽ gặp các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình và hồi phục mà không cần phải điều trị đặc biệt.

Cho đến nay, Thế giới vẫn chưa có loại thuốc nào được khuyến nghị để ngăn ngừa hoặc điều trị corona virus. Bệnh nhân nhiễm Covid-19 khi nhập viện được điều trị bằng nhiều phương pháp, từ thở oxy đơn giản đến các thủ thuật xâm lấn, hiện đại nhất là ECMO. Cách điều trị Covid-19 hiện tại tuy không trực tiếp chữa khỏi Covid-19 nhưng đó đang là cách tốt nhất góp phần hỗ trợ bệnh nhân chống chọi với virus gây đại dịch

Kháng sinh có giúp hỗ trợ điều trị Covid không?

Viêm đường hô hấp cấp là do virus gây ra, do đó, kháng sinh không có tác dụng chống lại virus. Một số người nhiễm Covid-19 tiến triển nặng có thể nhiễm trùng vi khuẩn, trong trường hợp này kháng sinh có thể được khuyến nghị.

Hiện không có thuốc điều trị Covid-19 được cấp phép. Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo, người nhiễm Covid-19 cần tuân thủ phác đồ điều trị cụ thể, không tự ý mua kháng sinh để điều trị.

Vitamin C chữa được Covid không?

Vitamin C giúp cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và có tác dụng bảo vệ chống lại các bệnh về đường hô hấp nói chung, tuy nhiên vitamin C không có khả năng điều trị Covid-19. Cho đến thời điểm hiện tại, Thế Giới vẫn chưa có thuốc điều trị Covid-19, điều trị chỉ dừng lại ở việc ức chế virus phát triển đồng thời phòng dịch bằng các biện pháp như giãn cách xã hội, thực hành vệ sinh đúng cách như giữ tay sạch sẽ, đeo khẩu trang đúng cách…

Thuốc nào có thể hỗ trợ điều trị Covid-19 hiện nay?

COVID-19 và liệu pháp điều trị] Phần 1: Tổng quan về các thử nghiệm lâm sàng | Vinmec

Trong các nỗ lực đối phó với dịch Covid-19 trên toàn cầu, Tổ chức Y tế Thế Giới WHO đã chọn một số quốc gia để tiến hành các thử nghiệm lâm sàng nhằm đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc tiềm năng điều trị Covid-19. Tuy nhiên, chưa có loại thuốc nào được chứng minh có hiệu quả. Cho đến nay, ngoài việc điều trị triệu chứng do Covid-19, cả thế giới vẫn đang trông chờ vào những loại vắc xin có thể phòng ngừa đại dịch này.

Vắc-xin nào được cho phép và khuyên dùng?

Tính đến ngày 3/6 năm nay, dựa trên các đánh giá về mức độ an toàn và hiệu quả bảo vệ kháng virus SARS-CoV-2, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho 6 loại vắc xin COVID-19 của các công ty: Pfizer  của hãng BioNTech, Moderna, AstraZeneca, Johnson & Johnson của hãng Janssen

Thời gian điều trị Covid trong bao lâu?

Người trưởng thành, người khỏe mạnh, không có tiền sử bệnh mãn tính nếu mắc Covid-19 ở thể nhẹ vẫn phải mất vài tuần để phục hồi sức khỏe.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC Hoa Kỳ), 1% bệnh nhân được báo cáo ở độ tuổi dưới 35 vẫn chưa hồi phục sức khỏe hoàn toàn sau 21 ngày kể từ khi có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19. Mặt khác, 35% bệnh nhân cho biết họ chưa thể phục hồi sức khỏe từ 2-3 tuần, các triệu chứng như ho, mệt mỏi và khó thở có thể kéo dài vài tuần sau khi nhiễm virus.

Quá trình phục hồi sau khi nhiễm Covid-19 có thể rất lâu, ngay cả với người lớn khỏe mạnh, người không có vấn đề bệnh lý. Đây là hồi chuông, cảnh báo cộng đồng cần nâng cao cảnh giác với Covid-19, nhất là những người không cho rằng Covid-19 là một bệnh lý nghiêm trọng.

Cần phải làm gì nếu mắc bệnh?

Sau khi tiếp xúc với người nhiễm COVID-19, vui lòng làm những việc sau:

  • Gọi điện cho nhà cung cấp dịch vụ y tế của bạn hoặc đường dây nóng về COVID-19 để biết địa điểm và thời gian làm xét nghiệm.
  • Hợp tác thực hiện các quy trình truy vết tiếp xúc để ngăn chặn sự lây lan của vi-rút.
  • Nếu bạn không thể xét nghiệm, hãy ở nhà và không lại gần người khác trong 14 ngày.
  • Trong thời gian cách ly, bạn không được đi làm, đi học hoặc đi đến nơi công cộng. Hãy nhờ một người khác mang nhu yếu phẩm đến cho bạn.
  • Giữ khoảng cách ít nhất 1 mét với những người khác, kể cả với người nhà.
  • Đeo khẩu trang y tế để bảo vệ người khác, kể cả khi/trong trường hợp bạn cần liên hệ với nhân viên y tế để được trợ giúp.
  • Rửa tay thường xuyên.
  • Ở trong một phòng tách biệt với những thành viên khác trong gia đình. Nếu không được, hãy đeo khẩu trang y tế.
  • Giữ phòng thông thoáng.
  • Nếu bạn ở chung phòng với người khác, hãy kê giường cách nhau ít nhất 1 mét.
  • Tự theo dõi trong 14 ngày xem bạn có triệu chứng nào không.
  • Gọi điện cho nhà cung cấp dịch vụ y tế của bạn ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào sau đây: khó thở, mất khả năng nói hoặc cử động, lú lẫn hoặc đau ngực.
  • Duy trì tinh thần lạc quan bằng cách tập thể dục tại nhà và giữ liên lạc với người thân qua điện thoại hoặc trên mạng.

Nếu cảm thấy khó thở, có biểu hiện sốt hoặc sốt cao, đột nhiên cảm thấy buồn ngủ hoặc trở nên lú lẫn, mệt mỏi… đó rất có thể là triệu chứng của Covid-19. Ngay khi nghi ngờ mình nhiễm Covid-19, hãy gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095 hoặc đường dây nóng của y tế địa phương để được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đi khám bệnh đảm bảo an toàn.

Cách phòng ngừa Covid-19 (quy tắc 5K)

Bộ Y tế khuyến cáo "5K" chung sống an toàn với dịch bệnh

Bộ Y tế kêu gọi người dân phòng chống dịch Covid-19 với thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế.

  1. Khẩu trang: Đeo khẩu trang vải đúng cách tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.
  2. Khử khuẩn: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Giữ vệ sinh nhà cửa thông thoáng, khử khuẩn các bề mặt như tay nắm cửa, điện thoại, mặt bàn, ghế…
  3. Khoảng cách: Giữ khoảng cách tiếp xúc an toàn với người khác.
  4. Không tụ tập đông người.
  5. Khai báo y tế: thực hiện khai báo y tế.
[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Cách điều trị và phòng ngừa Covid-19 theo quy định của Bộ Y Tế