Cách nào nâng cao hiệu quả cứu hộ, cứu nạn trên cao tốc?

Useful
18/11/24
Lượt xem : 31 view
1112 17318372011091392363490 0 16 397 651 crop 17318372070271823733742
Rate this post

Cứu nạn nhanh nhất sự cố

Tổng công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính VN (VIDIFI) cho biết: Để đảm bảo an toàn giao thông, đơn vị này đã từng phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức diễn tập phương án chống ùn tắc trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.

Tình huống giả định đặt ra tại cuộc diễn tập là thông qua hệ thống CCTV và người đi đường, Trung tâm điều hành đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng nhận được thông tin về sự cố xảy ra tại Nhánh A – Nút giao QL10, lý trình Km74+700 hướng từ Hải Phòng vào trạm thu phí (huyện An Lão, TP Hải Phòng).

Cách nào nâng cao hiệu quả cứu hộ, cứu nạn trên cao tốc?- Ảnh 1.

Hình ảnh một buổi diễn tập xử lý sự cố tắc đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng

Cụ thể: Xảy ra một vụ va chạm liên tiếp giữa 5 xe ô tô, gây ùn tắc cục bộ tại nhánh A – Nút giao QL10 trên tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, có nguy cơ ùn tắc kéo dài ra tuyến chính. Tại hiện trường, 2 người bị thương nằm bất tỉnh, xe ô tô chết máy có nguy cơ cháy nổ, cột khói bốc cao; các phương tiện không thể di chuyển theo hướng từ Hải Phòng đi ra trạm thu phí nút giao QL10.

Nhận được thông tin, Đội CSGT Đường bộ cao tốc số 2 (Cục CSGT) đã có mặt tại hiện trường, phân làn giao thông từ vị trí tai nạn đến trạm thu phí nút giao QL10, điều tra làm rõ vụ tai nạn giao thông; đồng thời phối hợp với các lực lượng chức năng khắc phục sự cố, đưa người bị nạn đi cấp cứu, đảm bảo ATGT thông suốt trên tuyến đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.

Diễn tập phương án chống ùn tắc trên cao tốc là hoạt động thường xuyên của VIDIFI nhằm mục đích đảm bảo việc xử lý sự cố trên đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng được thực hiện nhuần nhuyễn, diễn ra nhanh nhất, tránh ùn tắc trong thời gian dài, hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản do các vụ giao thông đường bộ gây ra.

Tổng công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính VN cho biết, lưu lượng xe trên tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng hiện tăng cao và trong tương lai càng ngày càng tăng lên. Đây cũng là dịp để tuyên truyền cho người dân, các cơ quan, chính quyền địa phương về nâng cao an toàn giao thông, hạn chế ùn tắc, phối hợp trong trường hợp xảy ra sự cố.

“Cùng đó, qua các buổi diễn tập là để cán bộ của VIDIFI cũng như các lực lượng liên quan, như: CSGT, công an địa phương, lực lượng cứu hộ cứu nạn phối hợp nhuần nhuyễn, cứu nạn nhanh nhất, tránh ùn tắc trong thời gian dài; tạo điều kiện cho các bộ phận nghiệp vụ của công an làm các thủ tục nghiệp vụ nhanh nhất”,

Nâng cao kỹ năng thế nào?

Mặc dù trên các tuyến cao tốc đều bố trí trạm cứu hộ, cứu nạn, ứng trực 24/24. Tuy nhiên, thói quen của người tham gia giao thông, dù đang trên cao tốc, nhiều trường hợp lái xe vẫn tự khắc phục sự cố. Điều này không chỉ trái với quy định khai thác vận hành đường cao tốc, mà còn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn.

Nói về những sự cố khi xe đang lưu thông trên các cao tốc, ông Lê Xuân Tú, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV quản lý khai thác đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng cho biết, các sự cố về phương tiện diễn ra khá thường xuyên trên hệ thống cao tốc ở Việt Nam, trong đó nhiều nhất là sự cố về lốp xe.

Theo ông Tú, khi bị nổ lốp, lái xe thường phải dừng xe ở làn dừng khẩn cấp ven đường để xử lý. Để đáp ứng nhu cầu này, trên các hệ thống cao tốc đều bố trí các trạm đã bố trí các dịch vụ cứu hộ lốp ô tô. Tuy nhiên, nhiều lái xe không gọi đơn vị cứu hộ để có cách xử lý an toàn, mà một số trường hợp tự khắc phục, nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn.

Ông Lê Xuân Tú cho biết thêm, trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đã bố trí các trạm dịch vụ, trạm dừng nghỉ. Tuy nhiên, nhiều lái xe tự thay lốp trên đường. Khi tự thay, họ không có thiết bị cảnh báo, đặc biệt về ban đêm trùng với sự thiếu quan sát của người đi đường rất dễ xảy ra tai nạn.

Theo lãnh đạo trung tâm giám sát giao thông, Tổng công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc VN (VEC) cho biết, theo quy định về khai thác đường cao tốc, các phương tiện khi gặp sự cố phải đánh xe vào làn dừng khẩn cấp, bật đèn cảnh báo, đồng thời gọi điện cho số điện thoại hotline của Trung tâm điều hành để được hỗ trợ, đưa xe ra khỏi đường cao tốc mới tiến hành sửa chữa.

Tạm cứu hộ, cứu nạn thường ứng trực tại các vị trí thỏa thuận với các đơn vị thực hiện dịch vụ. Chẳng hạn, trên tuyến Cầu Giẽ – Ninh Bình, trạm cứu hộ được đặt tại khu vực Liêm Tuyền. Cao tốc Nội Bài – Lào Cai cũng đặt 4 đơn vị cứu hộ tại đầu tuyến để đảm bảo ứng trực, ứng phó sự cố theo yêu cầu của chủ phương tiện.

Mặc dù các văn bản quy phạm pháp luật quy định công tác cứu hộ, cứu nạn đã tương đối đầy đủ, song quan trọng nhất là việc thực hiện công tác này như thế nào cho hiệu quả. Ông Lê Hồng Điệp, trưởng phòng quản lý tổ chức giao thông, Cục Đường bộ VN cho biết, công tác cứu hộ hiện đang thực hiện theo hình thức không duy trì một lực lượng độc lập mà ký hợp đồng với các trạm cứu hộ tại khu vực lân cận thực hiện, trong đó có ràng buộc về thời gian có mặt tại hiện trường.

Tuy nhiên, đa số thuộc các doanh nghiệp tư nhân. Những doanh nghiệp này chủ yếu chỉ đầu tư thiết bị là những phương tiện thi công cơ giới như xe ủi, xe xúc, xe cẩu hạng nhẹ. Với những trường hợp xe trọng tải lớn bị nạn thì công tác cứu hộ chưa thể triển khai một cách kịp thời, từ đó dẫn đến tình trạng ách tắc giao thông, gây thiệt hại nhiều hơn về tài sản.

Từ thực tế hoạt động cứu hộ, cứu nạn trên cao tốc thời gian qua, các chuyên gia cho rằng, để đảm bảo các vấn đề an toàn khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, nâng cao trình độ xử lý của lực lượng cứu hộ cứu nạn tại chỗ cũng như hoàn thiện khả năng phối hợp giữa các đơn vị liên quan nhằm hướng đến việc đảm bảo lưu thông an toàn cần có quy định cụ thể về tập huấn, diễn tập cứu hộ trên đường cao tốc giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng nhân lực và thiết bị để thực hiện hiệu quả công tác này.

———————

Nguồn baogiaothong.vn:Source