Cách sắm lễ đi chùa: Hình ảnh mâm lễ vật, Bày lễ cúng, Lưu ý kiêng kỵ

Useful
22/05/24
Lượt xem : 82 view
Rate this post

Văn hóa đi lễ chùa vào đầu năm là một nét đẹp hình thành đã từ rất lâu. Bên cạnh đó, chùa là nơi tín ngưỡng linh thiêng nên có những quy tắc, cấm kỵ riêng. Chính vì thế, Blog Useful sẽ giới thiệu đến bạn cách sắm lễ đi chùa, bày lễ đúng cách, các điều nên và không nên thực hiện khi đến chùa.

1. Cách sắm lễ đi chùa như thế nào

1.1. Sắm lễ vật cần chuẩn bị gì?

Để có thể sắm lễ đi chùa đầu năm đầy đủ và chính xác, bạn nên tham khảo kỹ càng từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, nhờ hỏi những người đi trước để nhận được sự chỉ dẫn tận tình tránh trường hợp mua sai lễ. Bên cạnh đó, chùa là chốn thanh tịnh nên các lễ vật sẽ là lễ chay như: hoa quả tươi sạchcác loại bánh thơm ngon hay các loại kẹo phù hợp dâng lễtrà nguyên chất thơm thơmnhang trầm chất lượng,…

Kinh nghiệm đi lễ chùa Hà: Cách sắm lễ, Khấn cầu duyên, Cắt tiền

1.2. Hành lễ ở chùa

Đây là một trong những việc quan trọng để đi lễ chùa đúng cách, trình tự và có phép tắc. Trước tiên, bạn đặt các lễ vật đã mua lên và thắp nhang, trầm ở trước chánh điện. Sau đó, đi đến các nơi thờ khác trong chùa để đặt lễ vật và thắp hương. Cuối buổi đi lễ chùa bạn khoan hãy về sớm, đến trò chuyện và hỏi thăm các nhà sư hay làm công đức, cúng dường là chuyện bạn có thể làm. Thêm vào đó, trang phục bạn mặc nên nghiêm trang và kín đáo khi đến nơi chốn tôn nghiêm.

1.3. Cách bày lễ ở các ban

Ở chùa, chánh điện bao giờ cũng nằm ở giữa và là ban Tam Bảo thờ Phật, khi bày lễ ở ban này thì các lễ vật quan trọng gồm 5 món: hương (nhang), đăng (nến), hoa, trái cây và nước. Lưu ý không nên để tiền, vàng lên nơi thờ ban Tam Bảo, tránh đem các đồ cúng mặn vào trong chùa.

Khi thắp hương thường thì chúng ta thắp 3 nén nhang, tuy nhiên vì lý do an toàn nên nhiều chùa quy định thắp chung một lư hương đặt trước cổng chùa và sau đó đến các ban thờ để khấn vái. Việc thắp số lượng hương cũng không quá quan trọng, bạn nên chú tâm vào việc chuẩn bị lễ vật sao cho đầy đủ và chính xác.

1.4. Bài khấn lễ ở chùa

Bên cạnh cách sắm lễ đi chùa, chuẩn bị bài khấn lễ là việc quan trọng không thể thiếu. Đầu tiên, khấn thành tâm sám hối, kế tiếp nguyện hồi hướng công đức cho người thân, người đã khuất và người còn sống được bình an, khỏe mạnh, hướng về Phật pháp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể khấn thành tâm theo sự hiểu biết, ý nghĩ của mình và tránh cầu nguyện lợi lộc nhiều cho bản thân.

2. Đi lễ chùa thế nào cho đúng        

2.1. Điều nên làm khi đi chùa

Khi vào chánh điện, bạn nên đi vòng quanh tượng Phật ở khu vực tam bảo từ phải sang trái, khi đi niệm “A di đà phật”. Đi lễ chùa, nếu bạn sử dụng đồ ăn hay thu lộc thì nên cúng dường công đức dù ít hoặc nhiều. Hơn nữa, vào nơi chốn thanh tịnh và linh thiêng thì nên mặc trang phục đơn giản, sạch sẽ, không được mặc quần ngắn, váy ngắn, đồ hở hang,… Trước khi mở lời chào các sư trụ trì, tăng ni nên sử dụng phật danh “A di đà phật” và cũng dùng câu này để chào khi ra về.

2.2. Điều không nên làm khi đi lễ chùa

Đầu tiên, không nên chạy nhảy, nói chuyện, ngồi hay nằm, khạc nhổ, hắt hơi,… trong khu vực chánh điện tam bảo. Các vật dụng như: mũ, khăn, túi xách, bao tay,… không nên mang vào tam bảo khi lạy Phật, cách tốt nhất là bạn nên để vật tùy thân không quan trọng ở nhà khi vào chùa. Đặc biệt, việc đứng hay quỳ lạy chính giữa phật đường là điều không nên bởi đây là vị trí của sư thầy trụ trì.

3. Đầu năm nên đi lễ chùa nào thiêng

Dịp đầu năm, văn hóa đi chùa lễ Phật của người Việt đã quen thuộc trong tiềm thức của mọi nhà, thành tâm khấn vái cho gia đình được bình an, có sức khỏe, may mắn trong cuộc sống. Hơn nữa, đây cũng là kỳ nghỉ lễ dài hơi nên nhiều gia đình book tour hành hương kết hợp du lịch đầu năm và hiện đang có giá ưu đãi hấp dẫn, đa dạng sự lựa chọn trên website Useful. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo kinh nghiệm đi chùa Hương đầu năm nếu có dự định đến đây, bởi đây là nơi linh thiêng và tôn nghiêm mà bất cứ các Phật tử nào cũng mong đến một lần.

Bài viết là những thông tin về các điều nên biết về cách sắm lễ đi chùa, cách bày lễ cũng như những điều nên và không nên làm khi đến chùa. Hy vọng gia đình bạn sẽ có một chuyến du xuân và kinh nghiệm hữu ích để đi chùa lễ Phật được suôn sẻ.