Cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu: Tạo kết nối, giảm áp lực cho quốc lộ 1

Useful
29/10/24
Lượt xem : 30 view
edit anh man hinh 2024 10 28 luc 155236 17301057006151355578401 0 45 1000 1645 crop 1730106002707521331609
Rate this post

Theo thông tin từ Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, đơn vị này vừa hoàn thành báo cáo kết quả nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu và trình Bộ Giao thông vận tải xem xét.

Cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu: Tạo kết nối, giảm áp lực cho quốc lộ 1- Ảnh 1.

Cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu có điểm đầu tại khu vực cửa khẩu Hà Tiên, điểm cuối tại tỉnh Bạc Liêu, dự kiến được khởi công vào năm 2026 và hoàn thành vào năm 2030. Ảnh: Lê An.

Người dân mong mỏi

Dự án có chiều dài hơn 175km, đi qua bốn tỉnh (Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu). Điểm đầu của dự án kết nối với khu vực cửa khẩu Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) đi về hướng quốc lộ 80, giao với tuyến cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi và cao tốc Cần Thơ – Cà Mau. Điểm cuối giao với quốc lộ 1 (thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu).

Anh Nguyễn Văn Hữu (ngụ huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) chia sẻ, thêm một con đường mới được xây dựng, người dân rất trông chờ, vì giao thông phát triển sẽ kéo theo nhiều lĩnh vực khác phát triển theo.

“Khi có cao tốc việc đi lại dễ dàng, vận chuyển hàng hóa như lúa, nông sản thuận lợi, nông dân cũng tính chuyện thay đổi tư duy làm ăn, hướng đến những ngành nghề để ăn theo cao tốc, có thể là sắm xe tải để vận chuyển hàng hóa thuê, vì cao tốc đi lại nhanh, tiết kiệm chi phí và thời gian”, anh Hữu chia sẻ thêm.

Còn ông Lê Văn Vũ (ngụ thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) cũng hy vọng: “Khi có cao tốc, tỉnh sẽ kêu gọi đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp để tạo công ăn, việc làm cho người dân nông thôn, họ không phải lên tận TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… làm thuê kiếm sống như hiện nay nữa”.

Cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu: Tạo kết nối, giảm áp lực cho quốc lộ 1- Ảnh 2.

Điểm cuối cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu giao với quốc lộ 1, kết nối với tuyến đê biển Đông tỉnh Bạc Liêu (thuộc địa phận thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu).

Tạo kết nối, giảm áp lực cho quốc lộ 1

Liên quan đến việc xây dựng cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu, UBND tỉnh Bạc Liêu đã kiến nghị Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải bố trí vốn chuẩn bị đầu tư.

Về cơ chế thực hiện, UBND tỉnh Bạc Liêu kiến nghị cấp có thẩm quyền cho phép áp dụng cơ chế đặc thù tương tự Dự án thành phần cao tốc Cần Thơ – Cà Mau và giao UBND các tỉnh làm chủ đầu tư các dự án thành phần đoạn đi qua địa bàn.

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Bạc Liêu, xây dựng mới tuyến cao tốc trục ngang Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu góp phần nâng cao năng lực khai thác của tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, phát triển các đầu mối giao thông trên địa bàn các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu.

Đồng thời, tuyến còn góp phần giảm áp lực cho tuyến quốc lộ 1 hiện hữu, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực miền Tây.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1454 ngày 1/9/2021.

Trong đó, tuyến đường bộ cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu là một trong hai hệ thống đường cao tốc trục ngang của ĐBSCL. Đây cũng là tuyến kết nối với hệ thống cao tốc trục dọc Bắc – Nam, đoạn Cần Thơ – Cà Mau.

Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, tổng mức đầu tư dự án cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu khoảng 80.836 tỷ đồng, dự kiến, khởi công vào năm 2026 và hoàn thành năm 2030.

Dự án được thiết kế với quy mô bốn làn xe và xây dựng các nút giao trên tuyến, tổ chức giao thông, trạm dừng nghỉ, hệ thống giao thông thông minh…

Để xây dựng tuyến cao tốc theo thiết kế này, cần giải phóng mặt bằng hơn 1.275ha đất với khoảng khoảng 1.688 hộ dân bị ảnh hưởng.

———————

Nguồn baogiaothong.vn:Source