Chiêm ngưỡng bốn cây cầu kết nối Đồng Nai – Bình Dương Useful 09/10/24 Giao thông Lượt xem : 27 view Rate this post Đồng Nai và Bình Dương là hai tỉnh nằm trong vùng Đông Nam bộ, ngăn cách nhau bởi con sông Đồng Nai. Theo thời gian, nhiều khu vực của hai tỉnh đang được kết nối gần hơn nhờ các cây cầu Đồng Nai, Thủ Biên, Hóa An, Bạch Đằng 2.Các cây cầu này là mảnh ghép quan trọng trong bức tranh giao thông liên kết vùng, kết nối các địa phương về sân bay Long Thành, sân bay Biên Hòa, cảng biển… Giúp người dân, doanh nghiệp đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận lợi hơn.Cầu Đồng Nai nằm trên quốc lộ 1 là cây cầu đầu tiên kết nối Đồng Nai – Bình Dương. Cây cầu này được xây dựng năm 1964 nối thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai với thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Cầu có chiều dài gần 500m, được thiết kế 16m lòng đường với 4 làn xe, vỉa hè hai bên rộng 3,6m.Sau đó, do lưu lượng xe qua lại quá đông, cầu cũ quá tải nên đến năm 2007 ngành GTVT đã xây dựng thêm cầu Đồng Nai mới và tới 2009. Cầu mới dài 461,6m, rộng 20m, có 5 làn xe. Khi cầu này hoạt động đã chia tải cho cầu cũ. Trong đó, cầu mới xe lưu thông từ Đồng Nai đi TP.HCM, Bình Dương… còn cầu cũ sẽ lưu thông theo hướng ngược lại.Cách cầu Đồng Nai khoảng hơn 8km là cầu Hóa An nằm trên trục đường QL1K – Nguyễn Ái Quốc nối vào thành phố Biên Hòa. Đây là cây cầu thứ hai gắn kết Đồng Nai – Bình Dương.Trong đó, cầu cũ được xây dựng năm 1973 và đi vào khai thác sau khoảng vài năm xây dựng. Năm 2014 cầu mới Hóa An cũng được đưa vào hoạt động. Cầu mới nằm cách cầu cũ 4m về hạ lưu sông, dài hơn 1,3km, rộng 16,5m với ba làn xe cơ giới, một làn xe hỗn hợp cùng hầm chui dưới cầu. Bề rộng hầm chui 10m, chiều cao 3,2m và dài 330m.Kế tiếp, nằm ở phía Bắc, cách cầu Đồng Nai và cầu Hóa An đều khoảng 22km là cầu Thủ Biên, đây là cây cầu thứ ba nối Đồng Nai – Bình Dương. Cầu này bắc qua sông, kết nối huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương) và huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) được xây dựng năm 2007 và hoàn thành vào năm 2010.Cầu Thủ Biên có chiều dài 511m với 9 nhịp, trong đó 3 nhịp chính dài 270m, rộng của cầu là 17m, gồm bốn làn xe. Theo quy hoạch, cầu chính là nhịp nối vào đường Vành đai 4 qua hai tỉnh Đồng Nai sắp triển khai. Cầu Thủ Biên thời gian qua đã giúp người dân vùng huyện lưu thông thuận lợi. Hàng hóa từ phía Bắc vào cũng có thể từ QL1 rẽ đến cầu này về Bình Dương.Đặc biệt mới đây nhất, cây cầu thứ tư kết nối hai tỉnh là cầu Bạch Đằng 2 đã thông xe đi vào khai thác từ 2/9. Cầu Bạch Đằng 2 nối thành phố Tân Uyên và xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu có tổng vốn đầu tư hơn 500 tỷ đồng.Cầu gồm phần cầu và đường dẫn dài gần 1km, trong đó phần cầu dài hơn 401m, phần đường dẫn cầu dài hơn 544m, có quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 80km/h. Cầu Bạch Đằng 2 sẽ thúc đẩy giao thương, tạo ra không gian phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ cho hai tỉnh và cả khu vực Đông Nam Bộ.Được biết, ngoài bốn cây cầu trên, thời gian tới, để tăng cường kết nối giữa hai tỉnh lãnh đạo các đơn vị chức năng đã thống nhất bổ sung thêm bốn vị trí cầu bắc qua sông Đồng Nai, sông Bé gồm: cầu Hiếu Liêm 2, cầu Tân An – Lạc An, cầu Tân Hiền – Thường Tân và cầu Thạnh Hội 2. ———————Nguồn baogiaothong.vn:Source Xem thêm: Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2025 Tổng hợp các phụ kiện trang điểm mặt không thể thiếu Bảng xếp hạng các tiệm nail đào tạo học viên nâng cao tay nghề ở Hà Nội Gia đình Tupac nghi ngờ Sean “Diddy” Combs liên quan đến cái chết của nam rapper Không nhận ra Ngọc Trinh với chiếc “mũi lạ” Review Mặt Nạ Dưỡng Da Cấp Ẩm Clarins Bài viết cùng chủ đề: Bộ GTVT phản hồi kiến nghị đầu tư 4 nút giao với QL51 Nỗ lực thông xe cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đoạn 3 vào 30/4/2025 Lập tổ công tác triển khai dự án xây dựng cầu Phong Châu Nhà đầu tư bàn phương án làm 5 dự án BOT mở rộng các cửa ngõ TP.HCM Cập Nhật Bảng Giá Xe Mazda Tháng 11/2024 Vì sao dự án cải tạo kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên được tăng hơn 830 tỷ đồng? Chủ đầu tư hết vốn, nhà thầu dừng thi công tuyến đường trăm tỷ ở Vĩnh Phúc Cận cảnh bạt núi, nắn cua tay áo trên đèo Đại Ninh Useful