Tính thẩm mỹ của răng rất được quan tâm vì nó đem lại sự tự tin thoải mái trong mọi hoạt động giao tiếp. Tuy nhiên do một số nguyên nhân nào đó khiến răng trở nên yếu, bị hư. Vậy thì có nên trám răng bị mẻ không và ưu nhược điểm của phương pháp này ra sao?
1. Răng bị mẻ có trám được không?
1.1. Răng có thể bị mẻ do nhiều nguyên nhân
- Từ bên ngoài: Răng bị mẻ có thể do bạn tác động lực nhai mạnh khi ăn uống cắn phải vật cứng như kẹo, đá. Người ăn nhiều thực phẩm chứa axit như cam, chanh, dưa chua, uống nhiều café, rượu… cũng khiến răng yếu dần, nhạy cảm và mài mòn. Nhiều người bị tai nạn xe cộ, tai nạn nghề nghiệp, chấn thương khi chơi thể thao cũng dễ mẻ răng. Ngoài ra, tình trạng này sẽ xuất hiện với những người mắc tật nghiến răng khi ngủ.
- Từ bên trong: Những bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu, viêm tuỷ làm ảnh hưởng men răng khiến răng không khoẻ mạnh như bình thường. Ăn uống không khoa học, thiếu chất dinh dưỡng nhất là canxi dễ làm răng vỡ, gãy khi nhai. Chứng trào ngược dạ dày và ợ hơi làm axit từ dạ dày trào ngược lên miệng tác động xấu tới men răng. Những người mắc chứng rối loạn ăn uống hoặc nghiện rượu khiến bạn dễ nôn, lượng axit trong miệng tăng cao. Tuổi tác cũng là một nguyên nhân gây mẻ răng vì những người từ 50 tuổi trở lên men răng yếu dần. Vị trí răng hàm dưới có nguy cơ bị mẻ, vỡ cao hơn so với răng hàm trên.
Trám răng sứt mẻ để trả lại hình dạng và chức năng của răng (Nguồn: nhakhoaantuong.vn)
1.2. Vì sao cần phải trám răng mẻ sớm nhất?
- Trám răng là phương pháp dùng những vật liệu nhân tạo với mục đích bù đắp phần bị trống, khiếm khuyết trên răng. Nếu không trám răng bị mẻ sớm thì răng có thể dễ bị mẻ thêm ảnh hưởng tới răng thật và sức nhai. Đặc biệt với các răng đã từng trám sau đó miếng trám bị hỏng bong ra càng phải trám sớm tránh cho phần mô răng bị vi khuẩn tấn công có thể gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng.
- Mảng bám thức ăn khi ăn uống nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách có thể gây ra những bệnh lý nguy hiểm về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, tổn hại tới cấu trúc răng… nếu không được trám vùng răng bị mẻ kịp thời còn dẫn tới tình trạng mất răng hàng loạt.
- Ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ: Việc răng xuất hiện vết mẻ, vỡ khiến bạn khó chịu và ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ, bạn ngại nói chuyện giao tiếp và hạn chế cười do sợ người đối diện chê cười.
1.3. Trường hợp răng mẻ có thể trám ngay
Trước khi trám răng bị mẻ bác sĩ thăm khám cụ thể để xác định tình trạng răng bạn như thế nào nếu răng ổn định không có vấn đề chỉ bị mẻ một chút thì bác sĩ sẽ tiến hành trám ngay. Răng hàm mẻ có trám được không? Câu trả lời là Có, trám răng hàm cũng thực hiện với kĩ thuật như những răng khác thậm chí còn trám răng khểnh thẩm mỹ đều được.
1.4. Trường hợp răng mẻ không thể trám ngay
Một số trường hợp không thể trám răng ngay như răng mẻ tới tuỷ, răng yếu hoặc răng mẻ đồng thời có dấu hiệu sâu răng. Khi đó bác sĩ phải điều trị sâu răng, lấy tuỷ răng rồi mới tiến hành trám sau đó.
Nên trám răng mẻ sớm để không bị sâu răng, tránh ảnh hưởng tới răng thật và chức năng nhai (Nguồn: medika.vn)
2. Trám răng bị mẻ có tốt không?
2.1. Tác dụng của việc trám răng mẻ
Trám răng mẻ có nhiều ưu điểm và tác dụng để khôi phục lại chức năng, hình dáng ban đầu của răng bằng chất liệu nhân tạo giúp mô răng không bị tấn công, phá huỷ bởi các vi khuẩn bên ngoài. Thời gian điều trị nhanh chóng chỉ mất khoảng 30 phút bác sĩ đã thực hiện xong. Trám răng mẻ thẩm mỹ cao vì màu sắc của vật liệu trám giống màu răng thật nên bạn không nhận ra răng mình đã trám. Phương pháp này cực kì an toàn vì không xâm lấn tới răng thật vì chỉ là gắn thêm vật liệu lên thân răng mà không cần mài răng hoặc làm mất mô răng thật nên không lo răng bị yếu đi sau khi trám. Chi phí trám răng mẻ cũng thấp hơn rất nhiều so với bọc răng sứ.
2.2. Trám răng mẻ có đau không?
Trám răng là một kĩ thuật nha khoa không quá phức tạp, bác sĩ thực hiện quá trình này khá nhanh và nhẹ nhàng. Kỹ thuật trám răng mẻ không gây tác động lớn tới cấu trúc răng, bác sĩ sẽ làm sạch vùng răng cần trám rồi đắp vật liệu trám lên nên bạn hoàn toàn thấy bình thường không có cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, một số trường hợp răng mẻ nhiều bác sĩ cần loại bỏ các mô nướu đã bị ảnh hưởng thì sẽ gây tê để giảm tối đa mức độ ê buốt cho người bệnh. Những răng đã tổn thương quá nặng cần điều trị tuỷ trước khi trám thì một số ngày đầu có thể bạn sẽ thấy hơi ê buốt nhưng chúng sẽ biến mất nhanh.
Trám răng mẻ góc có đau hay không trên thực tế còn tuỳ thuộc vào các yếu tố nhưng tình trạng răng bị tổn thương, cơ địa của từng người và vật liệu trám. Một số nguyên nhân khiến có người than phiền bị đau khi trám răng chủ yếu là do tay nghề chuyên môn bác sĩ kém, kỹ thuật trám răng chưa chuẩn và vật liệu trám kém chất lượng. Vì vậy, bạn hãy sáng suốt lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín đáng tin cậy thực hiện trám răng bị mẻ không đau nhanh gọn.
Trám răng mẻ góc không đau và an toàn (Nguồn: Useful.vn)
2.3. Trám răng bị mẻ góc có bền không?
Trám răng có tuổi thọ trung bình từ 2-5 năm và sau một thời gian thì miếng trám bị đổi màu. Nhưng thời gian miếng trám răng tồn tại còn phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
- Tay nghề bác sĩ: Yếu tố này rất quan trọng, nó quyết định đến việc trám răng giữ được bao lâu vì một bác sĩ có kĩ thuật chuyên môn cao, thực hiện đúng trình tự các bước cần thiết thì miếng trám bền hơn sử dụng được lâu hơn.
- Vị trí miếng trám răng: Nếu cần phải trám răng cửa bị mẻ thì diện tích tiếp xúc rất ít nên thường là sẽ khó giữ chặt miếng trám, khi bạn sử dụng lực cắn mạnh dễ bị bung vỡ ra. Đối với răng hàm bị trám do diện tích tiếp xúc của miếng trám nhiều hơn nên khó bong hơn.
- Chế độ chăm sóc răng miệng đúng chuẩn để răng miệng luôn sạch sẽ, hạn chế mảng bám, thức ăn sót lại trong răng.
2.4. Trám răng có gặp tác dụng phụ nào không?
- Bị đau khi cắn: Nếu cần sử dụng thuốc tê khi trám răng thì sau khi thuốc tê hết tác dụng bạn có thể cảm thấy đau nhức khi cắn đồ ăn. Biểu hiện này rất bình thường và hết trong vòng 2 ngày.
- Đau răng bên cạnh là khi bạn cảm thấy 2 chiếc răng cạnh răng được trám bị đau, những cơn đau này thoáng qua và không dai dẳng, khoảng vài ngày cơn đau giảm dần rồi biến mất.
- Đau răng khi chạm vào nhau nhất là lúc nhai nhưng điều này không đáng lo do vết trám vừa được gắn vào răng cơ thể phải mất một thời gian ngắn để thích nghi quen dần với nó thì cơn đau sẽ hết.
Trám răng mẻ góc có tuổi thọ khoảng 2-5 năm (Nguồn: nhakhoamyhoa.vn)
3. Quy trình trám răng bị mẻ như thế nào?
- Bước 1: Thăm khám xác định cụ thể tình trạng khiếm khuyết răng mẻ như thế nào, nếu răng bị mẻ quá lớn sẽ chỉ định phương pháp tốt nhất để mang lại hiệu quả điều trị cao.
- Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ răng miệng, bạn sẽ được lấy cao răng, vệ sinh răng và trong khoang miệng thật sạch, nếu bị bệnh nha chu sẽ phải điều trị. Bước này bắt buộc phải có để tránh tình trạng bệnh lý răng miệng lây lan hoặc trám răng lên vùng răng sâu chưa điều trị khỏi dễ làm bạn đau đớn.
- Bước 3: Tiến hành trám răng bị mẻ. Bác sĩ làm sạch vị trí trám răng lại một lần nữa để gia tăng sự gắn kết trên bên mặt răng và vật liệu trám. Bôi keo sinh học lên trên răng rồi đặt miếng trám vào vị trí răng mẻ sao cho thật thẩm mỹ và chiếu đèn giúp kết dính lại chắn chắn. Hướng dẫn khách hàng cách vệ sinh, chăm sóc răng miệng đúng cách để bảo vệ miếng trám và ngăn ngừa các bệnh lý về răng.
Quy trình trám răng chuẩn như thế nào? (Nguồn: nhakhoalinhxuan.com)
4. Lưu ý cần nhớ khi trám răng
4.1. Vật liệu trám răng nào tốt?
Hiện nay, nha khoa thường sử dụng các vật liệu trám răng:
- Composite: Hàn trám răng hiệu quả bằng Composite tại Jun Dental là nhóm vật liệu được sử dụng nhiều nhất bởi có tính thẩm mỹ cao, màu sắc tự nhiên giống với răng thật rất thích hợp khi trám răng cửa bị mẻ.
- Vật liệu xi măng thuỷ tinh: Sử dụng vật liệu này với những trường hợp lỗ sâu sát đến tuỷ, có tác dụng phòng ngừa bệnh sâu răng tái phát.
- Vật liệu amalgam: cấu tạo của vật liệu này từ hợp kim thuỷ ngân, đồng, thiếc, bạc. Loại vật liệu trám răng này có độ bền cao, chịu lực tốt và an toàn với cơ thể nhưng màu sắc không giống răng thật nên thường dùng cho trám răng hàm.
- Trám sứ Inlay/Onlay: Trám răng công nghệ Inlay/Onlay ưu việt chất lượng vì vật liệu này bảo đảm được độ bền và có tính thẩm mỹ cao ngang với bọc răng sứ nhưng thường sử dụng cho các trường hợp bị sâu răng nặng.
Trám răng sử dụng vật liệu nào phụ thuộc vào tình trạng răng của mỗi người, sau khi thăm khám bác sĩ sẽ chỉ định loại phù hợp nhất.
4.2. Chăm sóc răng miệng sau trám răng
- Sau 2 tiếng trám răng tránh ăn uống để vật liệu trám được kết dính và đông đặc.
- Tránh ăn đồ quá cứng cần nhiều lực nhai, loại bỏ khỏi thực đơn đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng vì chúng gây kích thích răng và khoang miệng dễ làm bong miếng trám. Bạn cũng không nên ăn đồ có màu sậm có thể khiến răng bị ố vàng mất thẩm mĩ. Hãy ăn uống bổ sung thực phẩm tốt giúp cho răng nướu chắc khoẻ như súp, cháo, trái cây, nước uống không chứa phẩm màu…
- Chải răng mỗi ngày 2 lần, súc miệng kĩ sau khi ăn và sử dụng chỉ nha khoa đúng cách ngừa sâu răng viêm lợi. Khám răng định kì để kiểm soát tình trạng sức khoẻ răng miệng thường xuyên.
5. Trám răng mẻ giá bao nhiêu?
Tuỳ thuộc vào vật liệu trám răng, tình trạng răng của bệnh nhân mà giá cả có sự thay đổi, thông thường giá trám răng dao động từ 150.000 đồng đến 300.000 đồng. Mức giá này không quá đắt đỏ phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.
Trám răng có giá cả phải chăng phù hợp với túi tiền nhiều người (Nguồn: amazonaws.com)
6. Nên trám răng bị mẻ ở nha khoa nào uy tín?
6.1. Ở Hà Nội
Một số cơ sở có dịch vụ nha khoa chất lượng uy tín tại Hà Nội như nha khoa quốc tế Việt Sing, nha khoa Việt Nhật, Dr Hana, Happy Smile…
6.2. Ở thành phố Hồ Chí Minh
Nha khoa Paris, bệnh viện Thẩm Mỹ JW Hàn Quốc, bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec… là những địa chỉ tin cậy khi bạn cần trám răng thẩm mỹ an toàn.
Trám răng bị mẻ một phương pháp giúp khôi phục lại hình dạng trở về tình trạng ban đầu với chức năng như một chiếc răng thật. Bạn hãy mạnh dạn tới gặp bác sĩ nha khoa để thực hiện trám răng an toàn, hiệu quả, giúp nhanh chóng loại bỏ cảm giác khó chịu đối với khiếm khuyết của răng. Bên cạnh đó, để sớm lấy lại cảm giác tự tin không còn lo lắng khi răng bị mẻ bạn nên đặt mua voucher nha khoa chất lượng tại Useful để được hưởng những ưu đãi giảm giá lớn.
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2025
- Tử vi tuổi Mùi năm 2024: Sự nghiệp, tài vận, tình duyên và gia đạo
- Thảm đỏ quy tụ dàn người đẹp “nóng” nhất hôm nay: Một Á hậu gây sốc vì diện mạo như cộng thêm chục tuổi
- 5 loại trái cây cúng khai trương trên mâm ngũ quả có ý nghĩa may mắn
- Kết quả khám nghiệm tử thi nữ ca sĩ 20 tuổi bị nghi ngờ, nguyên nhân dẫn đến cái chết không như công bố?
- Bom tấn nghìn tỷ mới chiếu đã đứng top 1 Việt Nam, tuyệt phẩm hay xuất sắc khiến người xem ớn lạnh