Khi có thai thì mất kinh là một trong những đặc điểm để nhận biết rõ nhất. Nhưng nhiều chị em cảm thấy hoang mang vì sao khi có thai vẫn có kinh nguyệt. Vậy sự thật có thai có kinh không? Vì sao có hiện tượng ra máu kinh khi đang mang thai? Hãy cùng Pharmacity tìm kiếm lời giải đáp ngay trong bài viết sau đây nhé.
Giải đáp sự thật có thai có kinh không?
Nếu chị em đang băn khoăn liệu có thai có kinh nguyệt không? thì câu trả lời là KHÔNG. Khi mang thai chị em sẽ không thể có kinh nguyệt. Bởi vì chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ chỉ xuất hiện khi trứng không gặp tinh trùng và thụ tinh, lúc này khi không có quá trình thụ tinh xảy ra thì lớp niêm mạc tử cung bắt đầu phân hủy và rụng ra khỏi cơ thể thông qua âm đạo. Đồng thời máu từ nội mạc tử cung cùng với các tế bào và chất lưu khác tạo thành máu kinh nguyệt, được loại bỏ ra khỏi cơ thể thông qua âm đạo trong thời gian kinh nguyệt.
Tuy nhiên, nếu quá trình thụ tinh diễn ra, lớp niêm mạc tử cung này sẽ không bị bong ra. Đó là lý do vì sao mà khi mang thai chị em không thể có kinh. Nhưng trên thực tế, có nhiều mẹ bầu khi mang thai có xuất huyết âm đạo và nhầm lẫn rằng đó là máu kinh nguyệt. Đây có thể là dấu hiệu của việc dọa sảy thai hoặc một số lý do khác nhau, không phải là kinh nguyệt nên mẹ bầu cần đi khám ngay để được kiểm tra và biết được nguyên nhân cụ thể.
Nguyên nhân dẫn đến hiểu nhầm có thai vẫn có kinh
Sau khi biết được có thai có kinh nguyệt không? thì việc xuất huyết âm đạo trong thời gian mang thai khá nguy hiểm, không phải là kinh nguyệt nên mẹ bầu cần lưu ý. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường do:
Xuất huyết âm đạo trong tam cá nguyệt thứ nhất
Nhiều chị em trong 3 tháng đầu tiên (tam cá nguyệt thứ nhất) xuất hiện máu âm đạo nên mới nhầm lẫn là kinh nguyệt. Thực chất đây có thể là máu báo thai, nếu đó là một đốm máu nhỏ, có màu hồng hoặc đỏ tươi, không hôi tanh. Tình trạng này xuất hiện khi nhau thai đã bám thành công vào trong tử cung.
Tuy nhiên, cũng còn một số nguyên nhân khác khiến chị em ra máu âm đạo trong thời gian mang bầu 3 tháng đầu, có thể là do: sảy thai, nhiễm trùng, thai ngoài tử cung, tụ máu dưới màng đệm hoặc xuất huyết dưới màng đệm, hay rất có thể là bệnh nguyên bào nuôi do thai nghén (Gestational Trophoblastic Disease – GTD), đây là một hiện tượng rất hiếm gặp bởi sẽ khiến tử cung chứa mô thai bất thường….
Dù do bất kỳ nguyên nhân nào, trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất này rất quan trọng, nên khi thấy máu âm đạo xuất hiện chị em nên đến cơ sở y tế ngay để được kiểm tra và chẩn đoán.
Ra máu âm đạo trong tam cá nguyệt thứ hai và ba
Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, thứ 3 nếu có xuất huyết âm đạo thì đó cũng không phải là kinh nguyệt, thậm chí đó là dấu hiệu nguy hiểm ảnh hưởng tới thai kỳ của bạn, chẳng hạn như:
- Nhau tiền đạo: Tình trạng nhau thai bám ở vị trí quá thấp dưới tử cung, thậm chí che phủ cổ tử cung dẫn đến tình trạng xuất huyết âm đạo. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời dễ gây ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi, cần phải mổ lấy thai, khó sinh thường.
- Sinh non hoặc chuyển dạ: Càng gần tới ngày dự sinh, cổ tử cung sẽ giãn nở và co lại để đẩy thai nhi xuống, nên cũng dẫn đến hiện tượng xuất huyết âm đạo.
- Quan hệ tình dục: Nếu sau khi quan hệ tình dục mà ra máu âm đạo nhẹ có thể do mô âm đạo và cổ tử cung đang bị nhạy cảm.
- Vỡ tử cung: Đây là tình trạng tử cung bị vỡ trong quá trình chuyển dạ, thường gặp phổ biến ở phụ nữ sinh mổ trước đó.
- Nhau bong non: Tình trạng này thường gặp ở những tháng cuối thai kỳ, là hiện tượng thai tách ra khỏi tử cung, gây đau bụng và chảy máu âm đạo. Thường những mẹ bầu bị cao huyết áp dễ gặp tình trạng này hơn.
Cần làm gì khi xuất hiện máu âm đạo khi mang thai?
Dù do bất kỳ nguyên nhân nào, khi mang thai thấy máu chảy ra bất thường thì chị em tốt nhất nên đến cơ sở y tế để kiểm tra, tìm nguyên nhân và hướng điều trị để không gây ra sự mất mát đáng tiếc.
Đồng thời, để phòng tránh những bất thường xảy ra khi mang thai, nhất là tình trạng xuất huyết âm đạo thì chị em nên khám thai định kỳ. Bên cạnh đó cần phải đảm bảo có chế độ dinh dưỡng , nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế vận động mạnh,… để có một thai kỳ khỏe mạnh. Đặc biệt nên bổ sung thêm sắt hữu cơ để tránh thiếu máu, đây là nguyên nhân dễ khiến thai suy dinh dưỡng, dễ sảy thai.
Có kinh khi mang thai: Khi nào cần đi khám?
Trong trường hợp, nếu chị em gặp phải một số dấu hiệu bất thường sau đây kèm theo xuất huyết âm đạo khi mang thai, cần phải đến bệnh viện ngay để được khám, điều trị kịp thời:
- Máu âm đạo chảy nhiều, vón cục.
- Dịch âm đạo có màu đỏ tươi.
- Đau bụng dưới từng cơn, dữ dội.
- Chóng mặt, ngất xỉu
- Đau vùng xương chậu…
Kết luận
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc có thai có kinh không? Qua đó có thể thấy được, hiện tượng ra máu âm đạo khi mang thai khiến nhiều chị em nhầm lẫn là có kinh. Tuy nhiên, theo cơ chế sinh học thì đó là điều không thể, nên tốt nhất khi thấy tình trạng này chị em nên đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân và có hướng khắc phục kịp thời.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
—————————————-
Nguồn pharmacity.vn:Source
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2025
- Chất lượng bữa ăn bán trú tại trường học gây tranh cãi, Sở GD&ĐT Tp.HCM nói gì?
- Cách làm trong dầu ăn đã qua sử dụng tái chế an toàn sức khỏe
- Cách ngăn ngừa rạn da sau sinh hiệu quả
- Hari Won lên tiếng sau khi bị chê bai gay gắt “không đủ trình độ”
- Review Các Loại Kem Dưỡng Ẩm Dành Cho Da Khô Tốt Nhất