Công nghệ thay đổi đào tạo lái xe thế nào?

Useful
18/11/24
Lượt xem : 25 view
img 1632 17318983001511163495476 0 45 1215 1989 crop 17318983097742047728236
Rate this post

Học viên đi đường trường nhiều hơn, kỹ năng lái xe thực tế tốt hơn

Mới nhận giấy phép lái xe (GPLX) hạng B2 được 2 tháng, anh Nguyễn Trung Hiếu (Trực Ninh, Nam Định) đã tự tin điều khiển xe đưa gia đình đi du lịch ở Quảng Ninh mà không hề hồi hộp, run tay.

“Suốt quá trình học thực hành tôi được học đầy đủ gần 900 km đường trường theo quy định, cả giáo viên và học viên đều ý thức được rằng mình bị giám sát bởi thiết bị DAT nên không thể du di thời gian và quãng đường học. Tôi cũng vượt qua được phần thi trên phần mềm mô phỏng nên khi ra đường không hề bỡ ngỡ”, anh Hiếu cho hay.

Công nghệ thay đổi đào tạo lái xe thế nào?- Ảnh 1.

Học viên học thực hành lái xe trên cabin điện tử.

Là người đã có bằng lái xe B2 cách đây 10 năm, anh Lê Văn Hưng (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, lúc đó phương tiện cũng như trang thiết bị dạy còn lạc hậu, thô sơ, học lái xe rất vất vả. Vừa qua, tôi đi nâng hạng GPLX từ B2 lên F và bất ngờ khi làm thủ tục trực tuyến rất nhanh gọn, thi qua phần mềm mô phỏng. Xe tập lái cũng đầy đủ camera giám sát.

“Trước đây, chủ yếu tập ở đường sa hình, đi đường trường ít nhưng hiện nay đã thay đổi. Học viên được đi đường trường nhiều hơn, kỹ năng lái xe thực tế tốt hơn nhiều. Giáo viên muốn du di cũng khó vì từ đào tạo cho đến sát hạch đều có phần mềm công nghệ giám sát”, anh Hưng chia sẻ.

Giám đốc một trung tâm đào tạo lái xe ở Hà Nội chia sẻ, trước đây, trên sân sát hạch, học viên tiến và lùi xe qua các cọc chuẩn, người chấm điểm ngồi trên xe cùng với thí sinh. Đến nay, sân sát hạch có quy chuẩn, thí sinh tự điều khiển xe, thiết bị tự động chấm điểm. Hệ thống camera giám sát được lắp tại trung tâm sát hạch truyền trực tiếp về Cục Đường bộ VN giám sát. Vì vậy, chất lượng đào tạo, sát hạch cũng được nâng cao.

Cùng quan điểm, ông Trần Văn Toản, Giám đốc Trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe Đông Đô cho biết, áp dụng công nghệ không làm khó học viên mà nhằm siết chặt hơn công tác đào tạo, sát hạch. Mục tiêu là đào tạo được đội ngũ lái xe có đủ kỹ năng điều khiển xe và xử lý các tình huống nguy hiểm, tránh tai nạn giao thông.

“Trước đây, trên sân sát hạch, học viên tiến và lùi xe qua các cọc chuẩn, người chấm điểm ngồi trên xe cùng với thí sinh. Đến nay, sân sát hạch có quy chuẩn, thí sinh tự điều khiển xe, thiết bị tự động chấm điểm. Hệ thống camera giám sát được lắp tại trung tâm sát hạch truyền trực tiếp về Cục Đường bộ VN giám sát”, ông Toản cho hay.

Công khai, minh bạch

Từ năm 2019, Bộ GTVT đã yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số đào tạo, sát hạch, cấp GPLX, giúp công tác này đảm bảo công khai, minh bạch.

Năm 2019, Bộ GTVT ban hành Thông tư số 38 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 138/2018 yêu cầu lắp đặt thiết bị để nhận dạng và giám sát thời gian học lý thuyết môn học pháp luật giao thông đường bộ đối với học viên lái xe ô tô. Học viên phải học đầy đủ thời gian đào tạo lý thuyết mới được dự sát hạch.

Thông tư cũng yêu cầu các cơ sở đào tạo phải lắp thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe (DAT) của học viên. Việc giám sát trực tuyến theo thời gian thực, truyền dữ liệu về trung tâm đặt tại Cục Đường bộ VN. Học viên phải học đủ số km theo quy định mới được dự thi sát hạch.

Đặc biệt, Thông tư 38 cũng bổ sung hai môn học là học xử lý tình huống giao thông trên phần mềm mô phỏng và tập lái xe trên cabin điện tử. Trước đây, học viên chỉ thi 3 nội dung, nay học viên phải sát hạch cả việc xử lý các tình huống trên phần mềm mô phỏng.

Cục Đường bộ VN cho biết, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, sát hạch lái xe là bước chuyển trong nâng cao chất lượng, phòng chống tiêu cực. Đặc biệt, đây cũng là cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra.

Ông Lương Duyên Thống, Trưởng phòng quản lý vận tải phương tiện và người lái, Cục Đường bộ VN cho biết, qua 15 năm đã hình thành mạng lưới cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe phân bổ đều trong cả nước với 370 cơ sở đào tạo lái xe ô tô và 152 trung tâm sát hạch, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Chương trình đào tạo được đổi mới, được tổ chức đường bộ Vicroad của Australia đánh giá chương trình đào tạo sát hạch cấp GPLX của Việt Nam chặt chẽ và hiện đại so với Australia và một số nước phát triển.

Sát hạch lái xe đang được thực hiện công khai minh bạch. Trước đây, khi thi bằng phương pháp thủ công, có sát hạch viên ngồi trên xe, tỷ lệ đạt khoảng 90-95%.

Từ khi áp dụng thiết bị, sử dụng thiết bị chấm điểm tự động, các khâu sát hạch được giám sát chặt chẽ, giảm tới mức thấp nhất sự can thiệp của con người vào kết quả sát hạch, hạn chế mức thấp tiêu cực. Hiện nay, tỷ lệ trung bình đạt yêu cầu của các kỳ sát hạch lái xe khoảng 65%.

———————

Nguồn baogiaothong.vn:Source